Pháp luật Hình sự

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng luật chứng khoán trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác (Trang 103 - 108)

4. Các giải pháp và kiến nghị xây dựng Luật Chứng khoán trong mố

4.3.3Pháp luật Hình sự

- Sửa đổi các quy định hiện hành của BLHS theo h−ớng quy định rõ ràng và thích hợp khung hình phạt áp dụng trong tr−ờng hợp phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán (quy định một khung hình phạt tăng nặng, hoặc tăng c−ờng hình phạt tiền).

- Chỉ bổ sung vào BLHS một số tội danh về chứng khoán có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và rất đặc thù. Theo thông lệ quốc tế, chỉ có một số tội danh nh− giao dịch nội gián hoặc thao túng thị tr−ờng và vi phạm ở mức độ nghiêm trọng thì mới bị xử lý ở mức độ hình sự.

- Yêu cầu đ−ợc đặt ra khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, liên quan đến lĩnh vực chứng khoán chúng ta phải xác định đ−ợc các dấu hiệu để phân biệt giữa tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán và các tội phạm khác. Phải có quy định rõ ràng thế nào là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán, mức độ thiệt hại nh− thế nào thì bị coi là nghiêm trọng, có thể thông qua việc quy định mức thiệt hại trực tiếp hoặc các hậu quả ảnh h−ởng nghiêm trọng khác mà hành vi vi phạm đó gây ra.

- Hình phạt áp dụng đối với các tội phạm về chứng khoán nên quy định phạt tiền là hình thức chủ yếu. Chỉ đối với các tội gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng thì mới áp dụng các hình phạt chính khác.

- Mở rộng tối đa thẩm quyền giải quyết tranh chấp (xử phạt vi phạm hành chính) của cơ quan quản lý nhà n−ớc chuyên ngành trong lĩnh vực chứng khoán. Chỉ giải quyết bằng con đ−ờng hình sự những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng và gây hậu quả lớn.

- Tránh tình trạng hình sự hoá các tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK:

Một vấn đề đ−ợc đặt ra trong rất nhiều bài bàn luận và hội thảo trong vài năm vừa qua là tình trạng hình sự hoá các tranh chấp dân sự, kinh tế. Khoa học pháp lý coi việc quy định hình phạt, điều kiện quyết định hình phạt đối với các loại tội phạm này hay tội phạm kia là hình sự hoá. Tuy nhiên, theo quan điểm

của nhiều chuyên gia luật pháp hình sự, kinh tế hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế có thể đ−ợc hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất là hoạt động lập pháp để hoàn thiện pháp luật hình sự, còn nghĩa thứ hai coi hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế là quá trình đ−a các quan hệ dân sự, kinh tế từ chỗ ch−a đ−ợc điều chỉnh bằng luật hình sự trở thành đối t−ợng đ−ợc điều chỉnh bằng luật hình sự, tức là tiến hành việc khởi tố, điều tra, truy tố các vi phạm về dân sự, kinh tế khi không có đủ căn cứ. Đối với nghĩa thứ hai, hình sự hoá gây ra những tác động xấu đối với các giao dịch dân sự - kinh tế, gây thiệt hại về nhân thân và tài sản cho cá nhân bị hình sự hoá, làm xáo trộn môi tr−ờng kinh doanh do tâm lý của nhà đầu t− bị ảnh h−ởng... Bộ Luật Hình sự n−ớc ta qua các lần sửa đổi, bổ sung, đã thể hiện sự tiến bộ, thể hiện chính sách nhân đạo xã hội chủ nghĩa của pháp luật về hình sự và thể hiện quan điểm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với tình hình mới. Bộ Luật Hình sự xoá bỏ các tội phạm đặc tr−ng của cơ chế cũ và bổ sung vào các tội phạm mới phát sinh trong cơ chế thị tr−ờng. Theo quan niệm của khoa học pháp lý hình sự thì tội đầu cơ là một loại tội phạm đặc tr−ng của cơ chế tập trung, bao cấp. Tội danh này hiện vẫn đ−ợc quy định trong Bộ luật Hình sự. Trong nền kinh tế thị tr−ờng, đầu cơ đ−ợc coi là một thủ thuật kinh doanh của nhà đầu t− vì nó có thể đem lại lợi nhuận cao nh−ng cũng có thể gây ra rủi ro lớn. Tội đầu cơ chứng khoán cũng có bản chất t−ơng tự nh− vậy nh−ng mức độ thiệt hại và ảnh h−ởng lớn hơn so với đầu cơ hàng hoá. Hầu hết pháp luật hình sự các n−ớc không coi đầu cơ cũng nh− đầu cơ chứng khoán là một loại tội phạm. Để tránh tình trạng hình sự hoá đối với các vi phạm pháp luật chứng khoán cần quy định ranh giới cụ thể để xác định hành vi vi phạm đó bị xử lý về hình sự hay các biện pháp khác.

Kết luận

Pháp luật về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán đã đ−ợc xem xét, nghiên cứu một cách t−ơng đối tổng thể, toàn diện và biện chứng trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật có liên quan. Thực tiễn nghiên cứu đã chỉ ra sự ch−a phù hợp, thống nhất giữa các quy định của pháp luật chứng khoán và các văn bản pháp luật khác. Hệ thống pháp luật chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán ch−a bao quát và đầy đủ, ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu của thực tế. Để thị tr−ờng chứng khoán hoạt động có hiệu quả thì hệ thống các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật chứng khoán nói riêng phải đ−ợc sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở những nội dung và các vấn đề đ−ợc đặt ra tại đề tài nghiên cứu cũng nh− những đòi hỏi thực tế của thị tr−ờng, chúng tôi đ−a ra một số ph−ơng h−ớng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật nói chung, đồng thời cũng có một số kiến nghị cụ thể phục vụ cho công tác xây dựng Luật Chứng khoán ở Việt Nam.

Danh mục tài liệu tham khảo

I. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX II. Văn bản pháp luật

1. Bộ Luật dân sự năm 1995

2. Luật Đầu t− n−ớc ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu t− n−ớc ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000.

3. Luật Th−ơng mại năm 1997. 4. Bộ Luật hình sự năm 1999. 5. Luật Doanh nghiệp năm 1999.

6. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2003.

7. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. 8. Luật Doanh nghiệp Nhà n−ớc năm 2003. 9. Luật Kế toán năm 2003.

10. Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán.

11. Nghị định 64/2002/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà n−ớc thành công ty cổ phần và Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 19/11/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 64.

12. Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần.

13. Nghị định 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán.

14. Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 của Thủ t−ớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế góp vốn mua cổ phần của nhà đầu t−

n−ớc ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.

15. Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg của Thủ t−ớng Chính phủ ban hành ngày 17/7/2003 về tỷ lệ tham gia của bên n−ớc ngoài vào thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam.

16. Quyết định 163/2003/QĐ-TTg của Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt Chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam đến 2010.

17. Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/6/2004 của Bộ tr−ởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán.

18. Thông t− số 58/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 h−ớng dẫn về thành viên và giao dịch chứng khoán.

19. Thông t− số 100/2004/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2004 của Bộ Tài chính h−ớng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán.

III. Các tài liệu khác 1. Tài liệu tiếng Việt

1.1. "Hình sự hoá các tranh chấp dân sự - kinh tế hiện nay, vấn đề của quá trình chuyển đổi" - TS. Nguyễn Am Hiểu, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ T− pháp.

1.2. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán ở Việt Nam - NXB T− pháp năm 2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Tài liệu tiếng Anh

2.1 Chandler and Thong-ek (1999): Thailand’s Capital Market, Law Offices Ltd,

2.2 Japan Securities Research Institute: Securities Market in Japan 2002, 2.3 Korea Stock Exchange (2004): An Overview of Korean Securities Market,

2.4 Korean Securities Dealers Association: The Securities Market in Korea 2004,

2.5 Pakorn Vichyanond (1995): The Evolution of Thailand’s Financial System: Future Trends, Thailand Development Research Institute’s Quaterly Review, Vol 10 No 3,

2.6 Stephen Green (2003): Drafting The Securities Law: The Role Of The National People’s Congress In Creating China’s New Market Economy, The Royal Institute of International Affairs & University Of Cambridge.

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng luật chứng khoán trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác (Trang 103 - 108)