Các quy định về niêm yết chứng khoán

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng luật chứng khoán trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác (Trang 88 - 89)

4. Các giải pháp và kiến nghị xây dựng Luật Chứng khoán trong mố

4.2.2 Các quy định về niêm yết chứng khoán

Luật Chứng khoán chỉ quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc về niêm yết chứng khoán nh− nguyên tắc niêm yết; các điều kiện niêm yết cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, niêm yết chứng chỉ quỹ đầu t−; các quyền và nghĩa vụ của tổ chức niêm yết.

Riêng đối với quy định về điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp, Nghị định 144 quy định, phải có ít nhất 50 ng−ời sở hữu trái phiếu8. Quy định này có điểm v−ớng mắc đó là việc mua trái phiếu hiện nay th−ờng do các tổ chức tài chính thực hiện, do vậy, chỉ cần một hoặc một vài tổ chức đã đáp ứng đ−ợc. Ngoài ra việc đáp ứng yêu cầu về số l−ợng 50 ng−ời sở hữu trái phiếu đã làm hạn chế đ−a trái phiếu đã phát hành lên niêm yết trên thị tr−ờng chứng khoán. Do vậy, điều kiện này sẽ đ−ợc loại bỏ trong Luật Chứng khoán.

Về việc niêm yết trên thị tr−ờng chứng khoán n−ớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, Nghị định 144 hiện nay cũng ch−a có quy định cụ thể trong khi Nghị đinh số 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ đã có quy định về mặt nguyên tắc tại Khoản 2 Điều 15 "Công ty cổ phần đ−ợc niêm yết tại thị tr−ờng chứng khoán n−ớc ngoài sau khi đ−ợc cơ quan nhà n−ớc Việt Nam có thẩm quyền chấp thuận". Do vậy, việc bổ sung trong Luật các quy định mang tính nguyên tắc cho việc niêm yết của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị tr−ờng chứng khoán n−ớc ngoài là rất cần thiết. Doanh nghiệp Việt Nam muốn niêm yết chứng khoán tại thị tr−ờng chứng khoán n−ớc ngoài ngoài việc phải tuân thủ các quy định pháp luật của n−ớc sở tại còn phải báo cáo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà n−ớc tr−ớc khi tiến hành việc niêm yết.

Theo Nghị định 144 "Trong vòng 30 ngày kể từ khi kết thúc đợt phát hành chứng chỉ quỹ đầu t− chứng khoán ra công chúng, quỹ đầu t− chứng khoán phải làm thủ tục đăng ký niêm yết với UBCKNN". Tuy nhiên, thực tế tr−ờng hợp xem xét việc niêm yết chứng chỉ quỹ đầu t− VF1 thời qua cho thấy thời hạn 30 ngày là ch−a phù hợp vì không đủ thời gian để quỹ tiến hành đầu t−

8

vào chứng khoán và các tài sản khác theo quy định "đầu t− tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán"9. Điều đó có thể dẫn đến rủi ro cho ng−ời đầu t− loại chứng khoán này. Mặt khác, việc niêm yết hay không niêm yết do đại hội các nhà đầu t− góp vốn vào quỹ quyết định. Vì vậy, vấn đề này trong Luật cần đ−ợc cân nhắc quy định cho phù hợp hơn với thực tế.

Về việc niêm yết trái phiếu, Điều 21 chỉ cho phép các công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp nhà n−ớc đ−ợc niêm yết trái phiếu. Theo các chuyên gia Dự án Star - Việt Nam nhận xét thì việc này phản ánh tình hình ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, một số chủ thể phát hành khác có thể niêm yết trong t−ơng lai chẳng hạn nh− quỹ đầu t− hoặc các chủ thể t−ơng tự khác. Do vậy, các chuyên gia đ−a ra khuyến nghị đối với trái phiếu không nên có giới hạn về chủ thể phát hành. Chúng tôi cho rằng để đáp ứng nhu cầu của thị tr−ờng trong t−ơng lai thì cũng cần phải tính tới vấn đề này khi xây dựng Luật. Tuy nhiên, việc đặt ra quy định nh− vậy sẽ v−ớng với các Luật khác nh− Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà n−ớc vì các Luật này cũng chỉ quy định cho phép các công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp nhà n−ớc đ−ợc phép phát hành trái phiếu.

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng luật chứng khoán trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)