Giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng luật chứng khoán trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác (Trang 89 - 90)

4. Các giải pháp và kiến nghị xây dựng Luật Chứng khoán trong mố

4.2.3 Giao dịch chứng khoán

Ngoài các quy định về ph−ơng thức giao dịch, trách nhiệm của các nhà đầu t− trong giao dịch chứng khoán... các tr−ờng hợp giao dịch đặc biệt (giao dịch nội bộ, giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch thâu tóm tổ chức niêm yết), Luật Chứng khoán còn quy định về các nguyên tắc giao dịch (Nghị định 144 ch−a quy định các nguyên tắc giao dịch chứng khoán), xác định rõ chứng khoán niêm yết phải đ−ợc giao dịch qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán còn chứng khoán đăng ký giao dịch phải đ−ợc giao dịch qua hệ thống giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Xem xét các quy định về giao dịch chứng khoán trong Nghị định 144 có thể thấy rằng có một vài kẽ hở mà giới nhà đầu t− có thể tận dụng để "lách" một

9

cách dễ dàng. Tại Ch−ơng 4, Điều 36 Nghị định 144 phần "Giao dịch chứng khoán" nói về giao dịch thâu tóm của cá nhân, tổ chức niêm yết có quy định "Ng−ời thâu tóm cổ phiếu là ng−ời có ý định sở hữu 5% - 20% vốn cổ phần của một tổ chức niêm yết..." nếu có ý định mua cổ phiếu ở các mức lớn hơn thì tr−ớc khi mua phải báo cáo với UBCKNN bằng văn bản và phải công bố chào mua công khai trên 3 số báo liên tiếp. Khi muốn bán phải sau 6 tháng kể từ khi kết thúc thâu tóm mới đ−ợc chào bán... Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy không phải bây giờ mà ngay từ khi thị tr−ờng chứng khoán mới ra đời, nhà đầu t− đã biết cách sử dụng nhiều tài khoản để thu lợi. Do mỗi cá nhân chỉ đ−ợc mở một tài khoản nên rất nhiều nhà đầu t− đã huy động những ng−ời thân quen mở thêm nhiều tài khoản ở các công ty khác nhau để có thể mua nhiều cổ phiếu. Hiện nay, dù quy định pháp lý đã đ−ợc hoàn thiện hơn một b−ớc, nh−ng nếu một cá nhân hay một tổ chức có ý định thâu tóm cổ phiếu doanh nghiệp để kinh doanh thì họ chỉ cần mở nhiều tài khoản với các tên khác nhau ở một hay nhiều công ty và mua với khối l−ợng cổ phiếu d−ới 5% là đã có thể thâu tóm đ−ợc một l−ợng cổ phiếu rất lớn mà không phải tuân theo các quy định trong Nghị định 144. Chính vì vậy, Luật chứng khoán cần phải đặt ra quy định để hạn chế tr−ờng hợp này xảy ra.

Nghị định 144 hiện nay cũng ch−a có quy định cụ thể nào điều chỉnh về hoạt động giao dịch các chứng khoán phái sinh nh− quyền lựa chọn và hợp đồng t−ơng lai. Các quy định mang tính nguyên tắc về hoạt động giao dịch các loại chứng khoán này sẽ đ−ợc bổ sung trong Luật Chứng khoán.

Vấn đề giao dịch chứng khoán đã phát hành ra công chúng nh−ng ch−a niêm yết trên SGDCK/TTGDCK hiện cũng ch−a đ−ợc Nghị định 144 đề cập đến. Nội dung này sẽ đ−ợc phân tích kỹ hơn trong phần sau (phần về mô hình và tổ chức hoạt động của SGDCK,TTGDCK).

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng luật chứng khoán trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)