Tr−ờng hợp của Việt Nam

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng luật chứng khoán trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác (Trang 38 - 43)

3. Luật Chứng khoán trong định h−ớng phát triển và hoàn thiện thị

3.2 Tr−ờng hợp của Việt Nam

Xây dựng hệ thống pháp lý về chứng khoán và TTCK là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình triển khai thị tr−ờng chứng khoán tại Việt Nam. Đối với các n−ớc đã có thị tr−ờng chứng khoán lâu đời nh− Mỹ, Nhật, Hàn Quốc v.v. các nguyên tắc trong quá trình hoạt động của thị tr−ờng chứng khoán đã trở thành những tiêu chuẩn hợp lý mang tính quốc tế và hệ thống pháp lý đã hoàn chỉnh, đồng bộ, trở thành các chuẩn mực t−ơng đối ổn định. ở Việt Nam, thị tr−ờng chứng khoán mới đ−ợc hình thành và đang trong giai đoạn đầu của quá trình ổn định và phát triển. Vì vậy, việc có ngay một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh điều chỉnh về lĩnh vực chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán là một điều khó có thể thực hiện đ−ợc. Chúng ta không thể áp dụng nguyên xi các tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống các văn bản pháp luật của các n−ớc khác để điều chỉnh hoạt động trên thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam mà không tính đến các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các đặc thù của nền kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán phải đ−ợc xây dựng, hoàn thiện trên cơ sở kế thừa các văn bản pháp luật hiện hành về chứng khoán, tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam và dựa trên cơ sở ứng dụng một cách khoa học của quá trình nghiên cứu kinh nghiệm về mặt lý thuyết cũng nh− thực tiễn của thế giới vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Giống nh− các loại thị tr−ờng khác, quá trình thiết lập và hoàn thiện thị tr−ờng chứng khoán là một quá trình động, thị tr−ờng chứng khoán mới ra đời phải trải qua một giai đoạn điều chỉnh và hoàn thiện dần dần nên các văn bản pháp luật liên quan cũng phải th−ờng xuyên đ−ợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị tr−ờng. Bởi vậy, hệ thống pháp lý ban đầu phải đạt đ−ợc cùng một lúc các mục tiêu, đó là: đảm bảo tính linh hoạt tối đa và có tính đến các b−ớc phát triển đồng bộ. Chính vì vậy trong giai đoạn đầu, khi Việt Nam ch−a có thực tế về hoạt động của thị tr−ờng chứng khoán, để điều chỉnh hoạt động của thị tr−ờng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 48/1998/NĐ- CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán (nay đã đ−ợc thay thế bằng Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ). Nghị định này có thể coi là Nghị định khung điều chỉnh hoạt động của thị

tr−ờng chứng khoán Việt Nam, điều chỉnh các vấn đề chung nhất mang tính cố định. Việc ban hành Nghị định với −u điểm là không đòi hỏi nhiều thời gian để đạt đ−ợc sự nhất trí, thông qua, dễ sửa đổi, bổ sung hơn so với Luật hay Pháp lệnh, đảm bảo đ−ợc tính linh hoạt cần thiết đối với hệ thống pháp lý trong giai đoạn khởi đầu của thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà n−ớc đã ban hành các văn bản h−ớng dẫn thi hành tạo ra một hệ thống pháp lý t−ơng đối đồng bộ cho hoạt động của thị tr−ờng, đ−a hoạt động chứng khoán vào nề nếp, có sự quản lý của Nhà n−ớc. Tuy nhiên, do sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam nói riêng, đến nay, hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán đã dần bộc lộ những điểm hạn chế nhất định làm cản trở sự phát triển của thị tr−ờng, ch−a bao quát và phù hợp với điều kiện thực tế cũng nh− định h−ớng chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng chứng khoán. Cụ thể là:

- Về phạm vi và đối t−ợng điều chỉnh: Phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP còn hẹp, chỉ điều chỉnh các hoạt động phát hành, niêm yết, kinh doanh, giao dịch chứng khoán và các hoạt động dịch vụ về chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam, ch−a điều chỉnh đến việc phát hành chứng khoán ra n−ớc ngoài; việc niêm yết chứng khoán của các tổ chức n−ớc ngoài trên TTCK Việt Nam,v.v.

- Về phát hành chứng khoán: Nghị định số 144/2003/NĐ-CP mới chỉ dừng lại ở các quy định về phát hành chứng khoán trên TTCK tập trung, ch−a quy định về phát hành riêng lẻ, phát hành chứng khoán ra n−ớc ngoài. Việc phát hành chứng khoán ra công chúng lại chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp lý khác nhau nh−: Luật doanh nghiệp Nhà n−ớc, Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà n−ớc thành công ty cổ phần,v.v tạo ra sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật cùng quy định về lĩnh vực này.

- Về giao dịch chứng khoán: Nghị định 144/2003/NĐ-CP ch−a đặt ra cơ sở pháp lý điều chỉnh đối với hoạt động giao dịch trên TTCK phi tập trung, giao dịch các chứng khoán phái sinh nh− quyền lựa chọn và hợp đồng t−ơng lai.

- Mô hình SGDCK: Hiện nay, do quy mô của thị tr−ờng còn nhỏ nên trong giai đoạn hiện nay, mô hình TTGDCK với t− cách là một đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBCKNN có chức năng quản lý, điều hành, giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán vẫn còn phù hợp. Tuy nhiên, trong t−ơng lai, mô hình này cần đ−ợc thay thế bằng SGDCK có t− cách pháp nhân, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Về TTCK phi tập trung: Các hoạt động giao dịch chứng khoán ch−a niêm yết trên TTCK tập trung với ph−ơng thức mua bán chủ yếu là trao tay, giá cả hình thành qua thoả thuận hiện đang diễn ra khá sôi động với những diễn biến phức tạp, ch−a có sự quản lý của Nhà n−ớc. Do vậy, cần quy định trong Luật Chứng khoán các nội dung về TTCK phi tập trung, các điều kiện giao dịch chứng khoán trên thị tr−ờng này.

- Các tổ chức dịch vụ chứng khoán: Trong t−ơng lai, các tổ chức dịch vụ chứng khoán nh− tổ chức t− vấn đầu t− chứng khoán, tổ chức định mức tín nhiệm, tổ chức kiểm toán độc lập, công ty tài chính chứng khoán hay Quỹ đầu t− mạo hiểm,v.v. sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK, do vậy, rất cần đ−a vào điều chỉnh trong Luật mô hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức này tại Việt Nam...

Ch−ơng II

Thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật về chứng khoán và các lĩnh vực pháp luật khác

những bất cập và xung đột

Hình thành và phát triển thị tr−ờng chứng khoán là một tất yếu của nền kinh tế thị tr−ờng. Thị tr−ờng chứng khoán là một thể chế tài chính bậc cao hoạt động với những thiết chế phức tạp, với các quy luật chi phối khắc nghiệt và có ảnh h−ởng lớn đến thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc. Trên thế giới, thị tr−ờng chứng khoán đã ra đời cách đây nhiều thế kỷ và đang phát triển mạnh mẽ ở một số quốc gia. ở n−ớc ta, thị tr−ờng chứng khoán vẫn còn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ không chỉ về mặt lý luận mà cả về thực tiễn đối với các nhà quản lý cũng nh− đối với công chúng. Sau 4 năm đi vào hoạt động, thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam, tuy ch−a có kết quả nh− mong muốn nh−ng cũng đã đạt đ−ợc những thành tựu nhất định và đang chứng minh chủ tr−ơng đúng đắn của Đảng và Nhà n−ớc trong việc tạo một kênh huy động vốn dài hạn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá vốn đầu t− phát triển.

Để thống nhất trong quản lý hoạt động của thị tr−ờng chứng khoán, cơ quan Nhà n−ớc có thẩm quyền đã ban hành các chính sách, pháp luật điều chỉnh hoạt động chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán. Văn bản pháp lý chuyên ngành đầu tiên điều chỉnh lĩnh vực chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán là Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 và các văn bản h−ớng dẫn thi hành. Việc ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2004 thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP đã làm hoàn chỉnh hơn hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán. Tuy nhiên, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán là một văn bản d−ới luật nên không thể bao quát điều chỉnh hết các hoạt động chứng khoán. Ngoài ra, hoạt động chứng khoán là một lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau nên còn chịu sự tác động, điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác.

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng luật chứng khoán trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)