Nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp không quan tâm hoặc lẫn tránh, không muốn niêm yết chứng khoán trên TTCK.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 42)

tránh, không muốn niêm yết chứng khoán trên TTCK.

Từ những lợi ích và bất lợi của hoạt động niêm yết được trình bày ở phần 1.3.2.1 Chương I, qua tìm hiểu thực tế của các DN trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh phía Bắc, đề tài nhận thấy có một số nguyên nhân sâu xa lý giải vì sao trong những cái bất lợi (là những đòi hỏi yêu cầu khá khắt khe) mà họ gặp phải như việc đáp ứng các tiêu chuẩn về quản trị công ty, phải đảm bảo tính minh bạch, công khai rất cao, song nếu làm được sẽ chuyển thành lợi thế, nhưng DN không làm được hoặc không muốn làm; Nguyên nhân sâu xa vì sao các DN có tiềm năng vẫn không muốn tham gia TTCK, hoặc chưa thật sự quan tâm đến cái lợi khi niêm yết (như dễ dàng tạo vốn, quảng bá hình ảnh trước công chúng, nâng cao tính thanh khoản, hưởng các chính sách ưu đãi, có nơi giao dịch an toàn, đáng tin cậy…). Vậy những nguyên nhân đó thật sự là gì? Chúng ta sẽ cùng xem xét ngay sau đây:

2.4.2.1. Nguyên nhân từ chính sách vĩ mô

- Khung pháp lý không ổn định, rất dễ thay đổi. Nếu xét riêng về chính sách vĩ mô có liên quan đến tiến trình CPH DNNN, trong giai đoạn đầu của tiến trình CPH có ba hạn chế chủ yếu đang được Nhà nước điều chỉnh dần dần như:

¨ Hình thức CPH chủ yếu là bán phần vốn Nhà nước;

¨ Có trên 40% DN CPH mà Nhà nước nắm giữ đến 51% vốn điều lệ;

¨ Theo quy định hiện hành thì số lượng cổ phần tại DN CPH được bán ra ngoài ở mức thấp (thực tế vào khoảng 10% tổng số cổ phần được phép bán ra ngoài).

- Chính sách ưu đãi (nhất là về thuế) chưa thật sự hấp dẫn (Đứng về góc độ của mình, Nhà nước cho rằng chính sách thuế như vậy là tương đối đầy đủ, song các DN theo cách nhìn của họ lại là chưa đủ, chưa hấp dẫn. Riêng đề tài cho rằng chính sách thuế trước đây tuy chưa thật hấp dẫn, song Nhà nước cũng đã có những điều chỉnh dần dần, và đến nay thì chính sách này đối với DN niêm yết là tương đối phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể theo Công văn số 11924 ban hành vào tháng 10/2004 của Bộ Tài Chính có nêu :

“ DN niêm yết cổ phiếu lần đầu tại TTGDCK được giảm 50% thuế TNDN phải nộp trong hai năm kể từ khi thực hiện niêm yết, trường hợp DN vẫn đang được miễn thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN, thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập do niêm yết cổ phiếu được tính kể từ khi kết thúc thời hạn miễn thuế TNDN theo quy định của Luật”.

Đề tài này sẽ có phần đề xuất giải pháp chi tiết về chính sách thuế trong Chương III, nhưng về cơ bản đề tài này nhận thấy nếu Nhà nước tăng mức 50% lên thành 70% hay 100% thì sẽ tăng thêm độ hấp dẫn của việc miễn thuế nhằm khuyến khích niêm yết, song trước mắt Nhà nước sẽ bị thiệt thòi, vì các DN lớn đóng góp rất nhiều cho ngân sách. Chính vì điều này nên cùng một lúc rất khó làm hài lòng cả hai bên (Nhà nước và DN). Để giảm bớt mâu thuẫn này, đề tài cho rằng ngoài chính sách thuế, Nhà nước cần đưa thêm một số chính sách phụ khác để khuyến khích niêm yết. Chính sách phụ này đã được phân tích khá chi tiết trong phần bài học cho Việt Nam ở phần Phụ lục.

- Phải nhìn nhận rằng, TTCK là một lĩnh vực rất mới ở Việt Nam, nói chính xác thì đây là một vấn đề rất khó khăn đối với các cơ quan quản lý và cả DN (trong đó có các DN thực hiện chức năng làm định chế tài chính trung gian cho thị trường). Việt Nam phải vừa làm vừa học tập các nước khác, phải vừa rút kinh nghiệm và sửa đổi dần dần, vì vậy các chính sách vĩ mô (kể cả các chính sách vi

mô và hoạt động điều hành thị trường) không thể tránh khỏi thiếu sót, bất cập. Điều này là một thực tế khách quan luôn có ở bất cứ quốc gia nào trong giai đoạn đầu hình thành TTCK.

- Ngoài ra, tiềm năng niêm yết còn nằm ở thị trường các trái phiếu công ty, trong khi thị trường này hầu như chưa hoạt động, một phần là do DN chưa quen và chưa có kinh nghiệm với việc phát hành trái phiếu công ty, mặt khác khung pháp lý vẫn chưa thật đầy đủ, các tiêu chuẩn và thủ tục phát hành cũng phức tạp không kém gì phát hành cổ phiếu. Bên cạnh đó, một nguyên nhân chủ yếu nữa là do Nhà nước chưa thiết lập được tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín tại Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

2.4.2.2. Nguyên nhân từ phiá cơ quan quản lý

- Việc huy động vốn trên TTCK hay việc niêm yết chứng khoán là một vấn đề rất mới mẻ đối với các DN Việt Nam, tuy hiện họ cũng đã quen dần, song vẫn còn nhiều DN chưa hiểu rõ lợi ích của việc phát hành trên TTCK, chưa nhận thấy những lợi ích của việc huy động vốn rộng rãi, cũng như chưa đủ điều kiện tham gia thị trường. Nguyên nhân nói trên xuất phát từ công tác phổ cập kiến thức, truyền bá thông tin để nâng cao sự hiểu biết cho công chúng, công tác đào tạo nâng cao kiến thức về chứng khoán và TTCK cho nhà quản trị DN chưa thể thực hiện tốt trong một thời gian ngắn.

- Phải nhìn nhận rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK Việt Nam trong điều kiện hiện nay chưa thể đi sâu sát để hướng dẫn, giúp đỡ DN như một số nước khác đã làm(Ví dụ : Để hỗ trợ về mặt kỹ thuật đối với các công ty đại chúng chuẩn bị tham gia niêm yết, Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc cử người theo sát và hỗ trợ các công ty cả trước lẫn sau khi niêm yết. Các chuyên gia của Sở thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các công ty bảo lãnh ngay từ quá trình chuẩn bị niêm yết. Sau khi cổ phiếu đã được niêm yết, Sở tiếp

tục hỗ trợ các CTNY, xem họ như khách hàng còn mình là nhà cung cấp dịch vụ tiện ích), vì muốn làm được việc đó cũng cần phải có thời gian, nhân lực và kinh phí.

2.4.2.3. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Các nguyên nhân thuộc về DN có thể sẽ khá nhiều, song đề tài chỉ xin nêu ra một số nguyên nhân sâu xa chủ yếu (qua điều tra thực tế) vì sao các DN có tiềm năng vẫn không muốn tham gia TTCK, hoặc chưa thực sự quan tâm đến cái lợi khi niêm yết như đã đề cập, đề tài nhận thấy có 04 nguyên nhân sau :

- Mục tiêu chủ yếu của việc niêm yết là nâng cao tính thanh khoản cho chứng khoán và huy động vốn trên TTCK. Nhưng trên thực tế, khi tiến hành niêm yết cơ cấu sỡ hữu của công ty sẽ bị thay đổi, do đó các DN tiềm năng và tiềm lực mạnh nhiều khi không cần phải huy động thêm vốn, hoặc nếu cần thì họ vẫn có thể vay từ ngân hàng mà không nhất thiết phải huy động qua TTCK vì thủ tục đôi khi còn phức tạp hơn so với việc đi vay ngân hàng. Qua kết quả điều tra, đối với DN điều quan trọng hơn là cơ cấu sỡ hữu sẽ bị thay đổi, đây là điều mà các DN không muốn, và như vậy nó cũng đã phần này lý giải cho câu hỏi: Tại sao các DN rất có tiềm năng vẫn chưa lên niêm yết?.

- Tuy điều kiện niêm yết đã được nới lỏng, song nhiều DN rất ngại thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin khi phát hành chứng khoán ra công chúng.

- Vẫn còn nhiều DN vận hành theo cung cách cũ, nhiều lãnh đạo DN được đào tạo từ thời bao cấp, đã quen với việc kinh doanh trên vốn Nhà nước, chưa đủ kinh nghiệm trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán.

- Rất nhiều DN được thành lập kể từ khi Luật DN ra đời, nhưng đa số là DN vừa và nhỏ, mặc dù rất có tiềm năng, làm ăn hiệu quả, song không đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết (vốn điều lệ thấp). Do vậy, cần phải có thời gian khi

mà số DN này phát triển hơn, mở rộng quy mô, lúc đó chứng khoán của họ mới được xem là có tiềm năng niêm yết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)