Hoàn thiện các chính sách về niêm yết

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 57 - 60)

Việc hoàn thiện các chính sách về niêm yết có vai trò quyết định trong quá trình thúc đẩy các DN tiềm năng lên niêm yết. Trong thời gian qua, các chính sách về niêm yết chưa tác động mạnh đến nhu cầu được niêm yết trên TTCK. Ví dụ, chỉ có 30 DN tham gia niêm yết trong tổng số trên 2.500 DN đã CPH, trong đó có rất nhiều DN đã hội đủ điều kiện nhưng lại không niêm yết. Chính vì vậy, các chính sách về niêm yết cần được hoàn thiện theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện tối đa: Các chính sách này cần giúp cho các DN nhận thức được những lợi ích hết sức cơ bản, lâu dài đối với DN trong quá trình phát triển của mình, trên cơ sở các lợi ích mang tính kinh tế, lợi thế cạnh tranh về thương hiệu, sản phẩm, cũng như về huy động vốn có được khi niêm yết trên thị trường. Trên cơ sở đó, đề tài đề nghị việc hoàn thiện các chính sách về niêm yết cần tập trung vào một số khía cạnh như sau:

(1) Hoàn thiện công tác quản lý chính sách:

Việc hoàn thiện công tác quản lý chính sách có vai trò nền móng trong quá trình thúc đẩy DN tham gia TTCK. Công tác quản lý chính sách hiệu quả thể hiện trong mức độ ổn định, tính thực tế, tính minh bạch và tính hệ thống của các

chính sách ban hành. Điều đó một mặt tạo được lòng tin DN, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hoạch định chiến lược phát triển của DN.

(2) Chính sách thuế áp dụng cho các tổ chức niêm yết trên TTCK:

Trên thực tế, việc sử dụng chính sách thuế là một trong những biện pháp hữu hiệu của Nhà nước khi điều tiết nền kinh tế. Cũng trên cơ sở đó, việc sử dụng các chính sách thuế cần được xem xét theo hướng tạo lập những điều kiện khuyến khích các DN khi tham gia niêm yết trên thị trường. Trong thời điểm hiện nay, các tổ chức có chứng khoán được niêm yết đang được hưởng các ưu đãi về thuế, trên cơ sở các quy định hiện hành về thuế TNDN như: được giảm 50% thuế thu nhập DN (TNDN) trong 02 năm kể từ khi chứng khoán được niêm yết lần đầu. Đề tài cho rằng, nhằm khuyến khích hơn nữa đối với các tổ chức niêm yết, chúng ta nên xem xét việc tăng thời hạn cho phép miễn hoặc giảm thuế TNDN, hoặc thực hiện thu thuế theo hình thức giảm tỷ lệ miễn giảm trong vòng 05 đến 07 năm (bắt đầu từ 50%), nhằm tái tập trung đầu tư cho DN.

Những biện pháp này nếu được thực hiện mạnh mẽ, cũng chính là thể hiện sự quyết tâm của Nhà nước trong việc thúc đẩy thực thi chính sách khuyến khích niêm yết. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện khuyến khích việc thành lập các CTCP mới thông qua một số khuyến khích về thuế, cụ thể là áp dụng miễn hoặc giảm thuế TNDN đối với loại hình DN tiềm năng này.

Việc tạo sự bình đẳng về thuế đối với các hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng có tác động không nhỏ tới nhu cầu niêm yết của các công ty. Đây có thể coi là một tác động gián tiếp, thể hiện ở chỗ: Việc khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào TTCK, sẽ có những tác động không nhỏ đến lợi thế huy động vốn giữa các tổ chức niêm yết so với các tổ chức chưa niêm yết.

Trên thực tế, pháp lệnh về thuế thu nhập cá nhân quy định chưa thu thuế nhà đầu tư trong nước trong các hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. Đây là điểm

cần xét lại, nếu chúng ta so sánh việc chuyển nhượng chứng khoán giữa các nhà đầu tư trong các tổ chức chưa niêm yết và các tổ chức đã niêm yết, trong bối cảnh Việt Nam đang chủ trương khuyến khích các CTNY.

Bên cạnh đó, sự phân biệt giữa nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong các chính sách về thuế cũng cần được cân nhắc. Với mục tiêu là tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức đầu tư, các cơ chế ưu đãi về thuế vẫn còn có sự chênh lệch giữa cá nhân và tổ chức, tác động không nhỏ đến nhu cầu đầu tư của họ, gián tiếp gây ảnh hưởng tới các lợi thế tiềm năng của các tổ chức niêm yết trên thị trường. Ngoài ra, các sắc thuế xây dựng hiện chưa phản ánh đúng thực tế tính chất đầu tư, cũng như thu nhập từ đầu tư chứng khoán. Ví dụ chưa có sự điều chỉnh hợp lý giữa hành vi đầu tư nắm giữ chứng khoán lâu dài với hành vi mua đi bán lại nhằm thu lợi nhuận chệnh lệch.

Trên cơ sở các nhận định đó, đề tài cho rằng các chính sách về thuế đối với việc đầu tư vào TTCK cần được sửa đổi bổ sung nhằm đảo bảo các yếu tố công bằng, khả thi và trước hết là đưa ra được chính sách có tính chất toàn diện, bao gồm các chính sách áp dụng đối với các đối tượng tham gia đầu tư trong các công ty CPH. Các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư vào chứng khoán niêm yết trên thị trường sẽ tiếp tục được xem xét trên cơ sở các chính sách vừa nêu trên; tuy nhiên cần đảm bảo sự công bằng, hợp lý, và có sự xem xét điều chỉnh tỷ lệ khác nhau giữa các khoản thu nhập từ khoản lãi vốn hay cổ tức.

(3) Về phí, có hai vấn đề chính cần được xem xét và cần có chính sách phù hợp: Phí quản lý niêm yết, phí liên quan đế giao dịch và lưu ký chứng khoán : Hiện tại, các khoản phí này vẫn trong thời hạn hoãn thu, tuy nhiên vấn đề đặt ra là các loại phí này có tác động trực trực tiếp đến nhu cầu niêm yết chứng khoán trên thị trường. Một số quy định định hiện hành (Ví dụ Thông tư 110/2002/TT- BTC của Bộ tài Chính ngày 12/12/2003) chưa thể hiện được lịch trình có tính cụ

thể, rõ ràng, chẳng hạn vào thời điểm nào thì các tổ chức niêm yết và các nhà đầu tư sẽ có nghĩa vụ nộp phí. Bởi Việt Nam đang chủ trương khuyến khích việc niêm yết, cho nên việc ra một lịch trình thu phí trên cơ sở tính từ thời điểm niêm yết là hết hết sức cần thiết.

(4) Chính sách đối với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài:

Về vấn đề này, đề tài nhận thấy cần tập trung rà soát các ngành nghề có sự tham gia đầu tư của cá nhân tổ chức nước ngoài, cân đối và cân nhắc tỷ lệ cho phép nắm giữ của họ theo từng loại hình DN, ngành nghề cụ thể. Đặc biệt đối với các công ty đã niêm yết, tỷ lệ này cần được thay đổi theo hướng khuyến khích nhà ĐTNN tham gia vào thị trường trường. Điều này sẽ có tác động gián tiếp đến vị thế của CTNY so với toàn bộ các DN cổ phần.

(5) Các chính sách khác liên quan đến tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước đối với DN: Trên thực tế, tỷ lệ nắm giữ chi phối của Nhà nước đối với một lượng lớn các DN, đã hạn chế phần nào khả năng bán ra cũng như khả năng công chúng hoá, hạn chế khả năng đáp ứng các tiêu chí về tỷ lệ sở hữu của công chúng ngoài DN. Điều này gián tiếp hạn chế khả năng niêm yết của các DN tiềm năng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)