NHÓM CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 1 Các giải pháp ngắn hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 60 - 69)

3.3.1. Các giải pháp ngắn hạn

Các giải pháp ngắn hạn được đưa ra là nhằm vào mục tiêu giải quyết những vấn đề có tính trước mắt, những khó khăn hiện tại đang gặp phải trong quá trình phát triển TTCK nói chung, cũng như đối với vấn đề niêm yết nói riêng. Trên thực tế, việc phát hành cũng như niêm yết cổ phiếu mặc dù nằm trong chủ trương khuyến khích của Nhà nước, song nó phụ thuộc một phần rất lớn vào quyền lợi và nhu cầu của DN. Chính vì vậy, đề tài đề xuất một số giải pháp trong lộ trình ngắn hạn như sau:

3.3.1.1. Từng bước hoàn thiện khung pháp lý, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tiềm năng tham gia niêm yết trên thị trường.

ƒ Khung pháp lý

Vấn đề cụ thể hoá việc nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý cần được phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, điều hành thị trường và các Bộ, ngành liên quan. Phương châm thực hiện sẽ dựa trên cơ sở thực tế của thị trường trong thời gian qua, cùng những định hướng trong chiến lược phát triển hệ thống niêm yết. Sau mỗi thời gian ngắn hạn triển khai, cần có sự đánh giá lại kết quả thực hiện. Việc hoàn thiện lộ trình ngắn hạn nên được thực hiện trong vòng 01 năm, vì điều này phù hợp với tính chất công việc cũng như những đòi hỏi thách thức trước mắt, trong tiến trình CPH từ nay đến hết năm 2006.

ƒ Chính sách

Mấu chốt của vấn đề chính sách là là tạo ra những tác động có tính khuyến khích đối với việc niêm yết trên TTCK. Điều quan trọng là làm sao để các tổ chức cá nhân đầu tư, các DN có thể nhận rõ những khuyến khích dành cho tổ chức niêm yết so với các tổ chức chưa niêm yết. Cụ thể, các chính sách khuyến khích có thể thực hiện theo hướng như sau:

Xây dựng lộ trình miễn giảm thuế TNDN cho các tổ chức có cổ phiếu niêm yết trên TTCK vì chính sách ưu đãi hiện hành “giảm 50% thuế TNDN trong 2 năm kể từ khi niêm yết lần đầu tại TTGDCK’ trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thật sự là chưa hấp dẫn đối với DN (vì để được ra niêm yết, DN phải thực hiện thêm nhiều nghĩa vụ so với khi chưa niêm yết như phải thực hiện chế độ tài chính công khai, phải thường xuyên công cấp thông tin, phải áp dụng điều lệ mẫu đáp ứng trình độ quản lý tiên tiến… DN ra niêm yết phải mất thêm chi phí tư vấn, kiểm toán… Ngoài ra, việc công khai tài chính sẽ gây áp lực cạnh tranh cho DN. Như vậy, mặc dù có rất nhiều lợi ích từ việc DN ra niêm yết nhưng trong bối

cảnh như hiện nay DN niêm yết chưa thu được lợi ích tương xứng với nghĩa vụ, chi phí, tổn thất đối với DN). Theo đề tài, Chính phủ nên áp dụng dụng chính sách ưu đãi thuế TNDN có điều kiện và không áp dụng mức độ ưu đãi như nhau cho tất cả các công ty tham gia niêm yết mà chỉ nên có mức độ ưu đãi thật hấp dẫn cho một số DN tham gia niêm yết tích cực nhất (từ 200-300 DN). Mục tiêu của chính sách này nhằm đạt được những yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010. Chính sách nên có sự phân biệt mức độ ưu đãi khác nhau và muốn hưởng được mức độ ưu đãi hấp dẫn thì phải đáp ứng một số điều kiện, chẳng hạn như: Nếu DN gửi văn bản lên Bộ Tài Chính và UBCKNN đăng ký niêm yết và hoàn tất việc niêm yết trong thời hạn 1,5 - 2 năm kể từ ngày chính sách thuế mới có hiệu lực thì sẽ được giảm 50% thuế TNDN trong thời hạn 5 năm liên tiếp, nếu niêm yết trong năm thứ 3 sẽ giảm 50% trong thời hạn 4 năm liên tiếp, năm thứ 4 sẽ được giảm 50% trong 3 năm liên tiếp, từ năm thứ 5 trở đi chỉ được giảm 50% thuế TNDN trong 2 năm liên tiếp. Việc hưởng các ưu đãi này là chế độ phụ thêm còn về nguyên tắc, DN niêm yết vẫn được hưởng các ưu đãi theo quy định của chế độ hiện hành. Và đương nhiên những DN đã niêm yết trước thời điểm chính sách thuế mới có hiệu lực vẫn được giảm 50% thuế TNDN trong 5 năm liên tiếp. Phần được miễn giảm này DN không nên dùng để chia cổ tức bằng tiền mặt mà chỉ nên sử dụng để phát triển sản xuất.

Việc ưu đãi cho các CTNY chủ yếu dành cho các DNNN CPH kinh doanh hiệu quả và đa phần đã tạo dựng được thương hiệu, đều mong muốn trở thành công ty đại chúng và huy động được nhiều vốn khi có điều kiện. Vì vậy, chính sách ưu đãi thuế có điều kiện là giải pháp rất quan trọng để khuyến khích các DN tự nguyện ra niêm yết.

Theo đề tài, với chính sách ưu đãi về thuế như vậy nguồn thu ngân sách Nhà nước trước mắt có thể sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai,

chính sách thuế mới sẽ là động lực giúp tăng thu ngân sách nhờ vào số lượng giao dịch trên TTCK Việt Nam ngày càng sôi động. Chính sách thuế mới cùng với nhiều giải pháp phát triển thị trường mà Chính phủ đang thực hiện sẽ tạo cơ sở cho TTCK phát triển trong từ 3-5 năm tới. Và khi TTCK phát triển, cổ phiếu có tính thanh khoản cao thì DN có cơ sở để huy động vốn từ hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu, từ việc phát hành thêm và số tiền huy động được dành nhiều cho đầu tư phát triển sẽ làm cho doanh thu của DN tăng lên, tiền thuế VAT sẽ tăng lên. Sau cùng, đây còn là một trong những động lực quan trọng để phát triển thị trường hàng hoá Việt Nam.

Bên cạnh đó, khi TTCK phát triển ổn định sẽ thúc đẩy tiến trình CPH DNNN, tạo điều kiện cho cổ phiếu chưa niêm yết mang tính thanh khoản cao, giá bán cổ phần nhà nước lần đầu và lần thứ 2 qua việc bán bớt cổ phần Nhà nước sẽ tăng hơn trước khoảng từ 10%-50% (giá bán cổ phần Nhà nước cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều vào cung cầu, tính thanh khoản và sự phát triển mang tính bền vững của TTCK).

Một vấn đề nữa cũng cần được đề cập đến là, Nhà nước nên điều chỉnh quy định về thuế liên quan đến đầu tư, chuyển nhượng chứng khoán, trong đó xác định cụ thể tỷ lệ thu đối với trường hợp chuyển nhượng tại các CTCP chưa niêm yết ( Riêng đối với các tổ chức đã niêm yết, nên xác định tỷ lệ này là 0% trong một thời hạn nhất định); Xác định tỷ lệ thu đối với phí quản lý niêm yết, giao dịch và lưu ký chứng khoán theo một lộ trình cụ thể, kể từ nghi tổ chức tiến hành niêm yết trên TTCK. Việc đưa ra lộ trình như vậy sẽ có lợi hơn đối với bất kể DN nào có nhu cầu niêm yết, vì trên thực tế các DN có thể nhận thức được rằng việc niêm yết có nghĩa là phải chịu phí về quản lý niêm yết và các loại phí khác. Tuy nhiên, khi nào thu và thu theo tỷ lệ ra sao còn quan trọng hơn, vì vậy các cơ quan chức năng cũng cần phải có những tính toán và quy định cụ thể về vấn đề

này. Bên cạnh đó, đối với trường hợp lưu ký của chứng khoán chưa niêm yết cũng cần có những quy định chi tiết về tỷ lệ thu phí, có sự khác biệt giữa các chứng khoán được niêm yết và chưa niêm yết.

3.3.1.2. Phân loại, đánh giá các DN trên cơ sở một số tiêu chí cụ thể

Tiến hành khảo sát điều tra tiềm năng thị trường (các DN tiềm năng phát hành và niêm yết), cần phải biết được Ban lãnh đạo DN có ý muốn phát hành và niêm yết hay không. Sau đó, phân loại DN trên một số tiêu chí cụ thể như: Loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, quy mô về vốn, cơ cấu sở hữu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm gần nhất.

Sỡ dĩ đề tài đưa ra các tiêu chí phân loại nói trên, là vì những tiêu chí này phù hợp với các điều kiện và tiêu chuẩn niêm yết hiện tại. Chính từ sự phân loại DN như vậy, các cơ quan chức năng có được số liệu thực tế, đem so sánh với tiêu chuẩn niêm, và có thể biết được DN nào có tiềm năng lớn, DN nào có tiềm năng khá, DN cần sự hỗ trợ gì để giúp họ có đầy đủ khả năng “đi ra công chúng”.

Đối với những DN có Ban Quản lý không muốn, chưa muốn, hay chưa quyết định được việc phàt hành và niêm yết chứng khoán, các cơ quan chức năng cần có những giải thích, thuyết phục cụ thể, nhất là giải thích rõ các chính sách khuyến khích của Nhà nước, nhận biết rõ những khó khăn của DN để hỗ trợ cho họ. Đề tài cho rằng biện pháp bắt buộc DN không phải là giải pháp tối ưu, và nên áp dụng hạn chế.

3.3.1.3. Giải pháp để đưa các DN tiềm năng không thuộc diện CPH lên niêm yết.

Các DN tiềm năng không thuộc diện DNNN CPH bao gồm hai loại chính: Loại CTCP và loại chưa phải là CTCP. Như vậy, loại chưa phải là CTCP phải mất hai bước mới lên niêm yết được, tức là phải chuyển đổi thành CTCP rồi mới xin niêm yết. Loại này phải có thời gian lâu dài để đi ra công chúng, song thời gian

đầu chỉ cần lựa chọn một vài DN rất tiềm năng để khuyến khích họ chuyển đổi hình thức sở hữu và đi ra công chúng.

Trước mắt, do số lượng DN cổ phần tiềm năng là rất nhiều, nên cần tập trung vào số DN thuộc loại này, vì thời gian để đưa họ lên niêm yết sẽ ngắn hơn và có phần dễ hơn so với việc đưa các DN không phải là CTCP lên niêm yết. Dựa vào chính sách khuyến khích chung của Nhà nước về niêm yết, dựa vào việc lựa chọn các công ty tiềm năng (theo tiêu chí) để lập sách sách các DN tiềm năng, sau đó các tổ chức có chức năng sẽ tìm cách tiếp cận, tư vấn, khuyến khích, tạo điều kiện và giúp đỡ ban lãnh đạo công ty thực hiện việc niêm yết.

Đối với loại hình DN tiềm năng thuộc diện DNNN CPH sẽ được đề cập cụ thể trong mục 3.3.1.4 và 3.3.1.5 dưới đây. Nhóm DN loại này cần được tiến hành đầu tiên theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là gắn CPH với việc niêm yết trên TTCK.

3.3.1.4. Giải pháp bán bớt cổ phần nhà nước trong các DN đã CPH và thực hiện niêm yết.

ƒ Lựa chọn một số DN đã CPH trình cơ quan có thẩm quyền để xem xét việc bán bớt cổ phần cuả Nhà nước và thực hiện niêm yết.

Để thực hiện được mục tiêu trên. BTC cần tiếp tục lựa chọn một số DN đã CPH đáp ứng một số tiếu chí như: Có quy mô vốn từ 50 tỷ đồng trở lên, Hoạt động có lãi trong 2 năm liên tục trước thời điểm nộp đơn xin niêm yết, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước trên 70%. Sau đó, phối hợp với các Bộ, Cơ quan chủ quản của DN, các tổ chức khác có liên quan để tiến hành thống nhất về mặt chủ trương và cách thức thực hiện bán bớt phần vốn nhà nước (khoảng 20%), kết hợp đồng thời với việc niêm yết trên TTCK.

Trong thời gian qua, một số công ty đã được chọn để bán bớt vốn Nhà nước chuẩn bị cho việc niêm yết (theo nguồn tin của UBCKNN) là : CTCP sữa Việt

Nam (VĐL:1.500 tỷ đồng, Nhà nước sỡ hữu: 80%), CTCP Nhựa Bình Minh (VĐL:107 tỷ đồng, Nhà nước sỡ hữu: 64,6%), CTCP Hoá dầu Petrolimex (VĐL:150 tỷ đồng, Nhà nước sỡ hữu: 85%), CTCP Gas Petrolimex (VĐL:150 tỷ đồng, Nhà nước sở hữu: 87%).

ƒ Chọn lựa và đưa các DNNN đã CPH mà trong đó Nhà nước đang nắm tỷ lệ khống chế (trên 51%) lên niếm yết, sau đó tiến hành bán cổ phần ra TTCK nếu nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ cổ phần chi phối.

Với khả năng nắm giữ trên 51%, Nhà nước có toàn quyền để quyết định việc niêm yết trên TTCK nếu DN đã hội đủ các tiêu chuẩn về niêm yết. Sau đó sẽ cân nhắc có cần tiếp tục duy trì tỷ lệ nắm giữ trên 51% (theo quy định) hay không, nếu không thì thực hiện bán bớt cổ phần của Nhà nước ra TTCK. Để dó thể thực hiện được điều này, BTC cũng cần lựa chọn một số DN đã CPH và đáp ứng các tiêu chí như: Có quy mô vốn từ 50 tỷ đồng trở lên, hoạt động có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất, tỷ lệ nắm giữ của nhà nước trên 51%, tỷ lệ nắm giữ của trên 50 người ngoài DN đạt trên 20% (Nếu công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ này là 15%). Sau đó, phối hợp với các Bộ, Cơ quan chủ quản của DN, các tổ chức khác có liên quan để tiến hành thống nhất về mặt chủ trương và thời gian niêm yết dự kiến, sau đó tiến hành Đại hội cổ đông để ra quyết định xin niêm yết, quyết định tỷ lệ sẽ bán sau khi niêm yết.

3.3.1.5. Gắn tiến trình CPH DNNN với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên TTCK.

Tiến hành lựa chọn một số DN thuộc diện CPH trong năm 2005-2006, trình cấp có thẩm quyền để quyết định thực hiện quá trình CPH gắn với việc niêm yết trên TTCK.

Lộ trình thực hiện trên cơ sở lựa chọn khoảng 5-10 DN thuộc diện CPH trong năm 2005-2006; hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần

nhất, bán ít nhất 20% phần vốn nhà nước ra công chúng qua đấu giá hoặc giữ nguyên phần vốn nhà nước nhưng phát hành thêm hơn 20% ra công chúng (tỷ lệ này là 15% đối với DN có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng).

Các DN được chọn có thể là : Công ty Xi măng Bút Sơn, Công ty Tái Bảo hiểm Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, Công ty Nhựa Bình Minh, Công ty Bảo hiểm Tp.HCM.

3.3.1.6. Cần nhanh chóng hạn chế và tiến tới xoá bỏ các nguồn vốn mang tính ưu đãi, bao cấp

TTCK chỉ có thể phát triển khi DN có nhu cầu sử dụng thị trường làm kênh huy đông vốn trung và dài hạn cho đầu tư và phát triển, đồng thời nhà nước tạo cơ chế, pháp luật thuận lợi cho DN thực hiện việc này. Thế nhưng, hiện còn rất nhiều trở ngại khiến cho đại đa số DN không muốn sử dụng kênh TTCK. Đó là các DNNN còn chiếm tỷ trọng áp đảo trong nền kinh tế và được ưu đãi về nhiều mặt, đặc biệt là về vốn. Vì vậy, chương trình CPH diễn ra rất chậm chạp, DNNN chậm đổi mới. Các DN nói chung vẫn có thói quen vay vốn ngân hàng khi cần có nguồn tài trợ bên ngoài. Các DN của Việt nam khi có nhu cầu vốn đầu tiên họ sẽ tìm cách có được vốn ưu đãi với lãi suất thấp, còn đối với DNNN, nhiều khi vay không cần thế chấp, khi không trả được nợ thì có thể được khoanh nợ, xoá nợ. Khi chuyển sang mô hình CTCP và niêm yết thì ưu đãi này sẽ mất nên các DN cũng cân nhắc và trở nên e ngại.

Chính vì vậy một trong những giải pháp cấp thiết để tăng số lượng công ty phát hành chứng khoán ra công chúng, tiến đến niêm yết nhằm tạo ra nguồn hàng hoá dồi dào, chất lượng cao cho TTCK là cần nhanh chóng hạn chế và tiến tới xoá bỏ các nguồn vốn mang tính ưu đãi, bao cấp, khi đó bắt buộc các DN sẽ phải huy động vốn từ thị trường.

3.3.1.7. Giải pháp thay đổi nhận thức căn bản cuả các doanh nghiệp về những lợi ích và hạn chế khi tham gia niêm yết trên TTCK.

Thực tế thời gian qua cho thấy, tính khép kín trong các CTCP tồn tại rất phổ biến bắt nguồn từ thái độ và nhận thức của đội ngũ lãnh đạo. Họ cho rằng, trong khi người trong DN phải nỗ lực làm việc, thì người ngoài DN không phải làm gì cả mà vẫn hưởng lợi tức từ lợi nhuận của công ty là không công bằng. Các suy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)