Các yêu cầu kỹ thuật mà các SGDCK ở Nhật Bản xem xét đối với một công ty xin đăng ký niêm yết bao gồm:
(1) Các tiêu chuẩn liên quan đến số lượng cổ phiếu niêm yết và tình hình nắm giữ cổ đông (chẳng hạn số lượng cổ đông, tỷ lệ cổ phiếu do cổ đông lớn nắm giữ…).
(2) Các tiêu chuẩn liên quan đến thời gian hoạt động kể từ ngày thành lập công ty, quy môvốn cổ phần và lợi nhuận nhằm đảm bảo tính hợp lệ của việc niêm yết liên quan đến tình trạng liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và khả năng sinh lời …
(3) Các tiêu chuẩn liên quan đến các báo cáo tài chính nhằm đảm bảo việc công bố thông tin thích hợp về tình hình của doanh nghiệp.
(4) Các tiêu chuẩn liên quan đến việc thành lập công ty con, hình thức của cổ phiếu và các quy định hạn chế chuyển nhượng …. Việc các SGDCK xem xét kỹ các tiêu chuẩn này đối với những công ty đăng ký niêm yết là nhằm đảm bảo công ty phát hành đang ở trong tình trạng hoạt động liên tục và có triển vọng
tăng trưởng tốt, đồng thời đang hoạt động một cách hợp pháp và đáng tin cậy, có thể thực hiện nghiêm túc việc công bố thông tin về hoạt động của công ty.
Do ở Nhật Bản có nhiều SGDCK nên các tiêu chuẩn niêm yết ở các Sở này có một số điểm khác nhau. Nhưng điều kiện niêm yết tại SGDCK Tokyo thường cao hơn ở SGDCK Osaka và Nagoya - là những SGD nằm cách xa thủ đô Tokyo, chẳng hạn:
Ở SGDCK Tokyo, tiêu chuẩn về số lượng cổ phiếu lưu hành của các công ty xin niêm yết tại thời điểm niêm yết là 4 triệu cổ phiếu (hay 4.000 đơn vị giao dịch) trở lên. Trong khi đó, tiêu chuẩn tương ứng ở SGD Osaka và Nagoya là 02 triệu cổ phiếu (hay 2.000 đơn vị giao dịch) trở lên.
Các công ty xin niêm yết ở SGDCK Tokyo phải có giá trị tài sản ròng từ 01 tỷ Yên trở lên. Nếu niêm yết ở SGDCK Osaka và Nagoya thì chỉ cần có giá trị tài sản ròng tôi thiểu là 300 triệu Yên3.
Lợi nhuận trước thuế: SGDCK Tokyo yêu cầu công ty xin niêm yết trong vòng 03 năm gần nhất trước khi niêm yết, phải có lợi nhuận tối thiểu từ 100 triệu Yên trở lên trong năm đầu tiên, và tối thiểu 400 triệu Yên trong 02 năm gần nhất; Hoặc lợi nhuận hằng năm của 03 năm gần nhất trước ngày niêm yết phải đạt:
(1) Năm đầu tiên: Tối thiểu 100 triệu Yên. (2) Năm thứ ba: Tối thiểu 400 triệu Yên và (1) Tổng của ba năm là 600 triệu Yên trở lên.
Tuy nhiên, yêu cầu về lợi nhuận trước thuế đối với công ty xin niêm yết ở Osaka và Nagoya chỉ là 100 triệu Yên trở lên, tính cho năm tài chính gần nhất trước ngày niêm yết.
3 Theo tỷ giá bán ra ngày 24/8/2004 của Vietcombank, 1 Yên = 144,65 đồng Việt Nam. Vậy 300 triệu Yên = 43.395.000.000 đông (gần 43,4 tỷ đồng). Yên = 43.395.000.000 đông (gần 43,4 tỷ đồng).
Số lượng cổ phiếu do cổ đông lớn nắm giữ so với tổng số cổ phiếu của công ty vào thời điểm niêm yết phải dưới 75% đối với SGDCK Tokyo, và dưới 80% đối với hai Sở Osaka và Nagoya.
Số lượng cổ đông ngoài cổ đông lớn: Tiêu chuẩn này được quy định khá chặt chẽ ở SGDCK Tokyo: Nếu số lượng cổ phiếu niêm yết dưới 10 triệu cổ phiếu thì số lượng cổ đông phải từ 800 người trở lên; Nếu số lượng cổ phiếu niêm yết là từ 10 - 20 triệu cổ phiếu, số lượng cổ đông phải từ 1.000 người trở lên; Nếu số lượng niêm yết là từ 20 triệu cổ phiếu trở lên, số lượng cổ đông tối thiểu là 1.200 người (cộng thêm 100 người cho mỗi 10 triệu cổ phiếu tăng thêm). Tuy nhiên, số lượng cổ đông nhỏ theo yêu cầu niêm yết ờ SGDCK Osaka và Nagoya là từ 300 người trở lên.
Ngoài các tiêu chuẩn trên, cả 03 SGDCK hầu như đều có những quy định giống nhau đối với các công ty xin niêm yết, đó là các quy định có liên quan đến thời gian hoạt động kể từ ngày thành lập công ty (tối thiểu là 03 năm hoạt động liên tục), báo cáo tài chính, ý kiến kiểm toán và các tiêu chuẩn khác về thành lập công ty con, hình thức cổ phiếu và giới hạn chuyển nhượng cổ phiếu …
Phụ lục 4
BÀI HỌC THỰC TIỄN CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG DỤNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀO VẤN ĐỀ TẠO HÀNG TỪ CÁC DOANH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀO VẤN ĐỀ TẠO HÀNG TỪ CÁC DOANH
NGHIỆP TIỀM NĂNG. 1. Bài học về phát triển hệ thống niêm yết nói chung 1. Bài học về phát triển hệ thống niêm yết nói chung
Đối với các nước đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, có thể coi nhà nước là người quan trọng nhất, nếu không muốn nói là duy nhất thực hiện việc cung cấp hàng hóa cho TTCK. Cách được thực hiện phổ biến nhất từ trước đến nay là tăng số lượng các CTNY. Việc gia tăng lượng cung hàng hóa
cho thị trường diễn ra rất chậm, chủ yếu là do những khó khăn trong tiến trình thực hiện tư nhân hóa (CPH) DNNN.
Vì vậy, kết quả là việc tạo cung hàng hóa trong thời kỳ đầu phát triển TTCK trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi là hết sức khó khăn. Tiếp đó, cần phải khuyến khích các công ty tư nhân phát hành cổ phiếu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng. Cuối cùng là phải thực hiện các biện pháp khuyến khích công ty đại chúng này tham gia niêm yết để tăng cung hàng hóa thị trường.
Có thể nói, việc chuyển đổi hình thức từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân là bước đệm tất yếu trong tiến trình phát triển TTCK. Để thực hiện tốt quá trình này, nhà nước phải có kế hoạch rõ ràng và chính sách cải cách phải toàn diện. Các DN rất cầnmột hệ thống chính sách ưu đãi cụ thể cùng những biện pháp hỗ trợ về tài chính, hành chính, những chính sách này tác động trực tiếp đến bản thân các công ty CPH và tác động đến lợi ích của các cổ đông, để qua đó gián tiếp tác động đến công ty.
Trong các biện pháp khuyến khích các công ty tham gia niêm yết, thống kê cho thấy các biện pháp ưu đãi về thuế và các khoản vay ngân hàng đã được nhiều quốc gia sử dụng. Bên cạnh đó, các biện pháp như chính sách hỗ trợ giải quyết lao động dôi dư, các chính sách ưu đãi tài chính (như xóa nợ, giảm nợ, giãn nợ...), các chính sách hỗ trợ về thủ tục pháp lý .. dành cho công ty sau khi CPH cũng được sử dụng và rất có nghĩa trong việc tác động gián tiếp chính sách khuyến khích DN có tiền năng nêm yết.
Qua mô hình các nước, đề tài rút ra một số bài học từ kinh nghiệm trong việc tạo hàng và phát triển hệ thống niêm yết có thể áp dụng vào bối cảnh thực tế của Việt Nam như sau:
(1) Gắn quá trình cổ phần hóa với việc phát hành chứng khóan ra công chúng và niêm yếu sau đó.
Cho tới nay, tiến trình CPH các DNNN ở Việt Nam vẫn đựơc tiến hành độc lập với việc miên yết cổ phiếu trên thị trường tập trung. Ngay cả các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ này vẫn chưa thống nhất: các DN có thể thực hiện CPH theo Nghị định 187/CP, trong khi đó việc niêm yết chứng khoán trên TTCK lại được điều chỉnh bởi Nghị định số 144/CP.
Việc đồng bộ hóa các quy định pháp luật sẽ là bước quyết định cho việc gắn kết quá trình CPH với việc phát hành ra công chúng và niêm yết trên TTCK. Bởi vì ngay khi CPH, DN cần phải thực hiện ngay các điều kiện phù hợp với những tiêu chuẩn niêm yết như phân phối cổ phiếu cho cổ đông đại chúng, tỷ lệ cổ phần do nhà nước nắm giữ… Bên cạnh đó, để khuyến khích các DN tham gia niêm yết, đề tài cho rằng Chính phủ cần quy định các mức ưu đãi khác nhauvề miễn giảm thuế TNDN, tùy thuộc vào khoản thời gian từ khi kết thúc quá trình CPH đến ngày công ty tham gia niêm yết.
(2) Ưu đãi về vay ngân hàng
Cho đến nay , những ưu đãi trong vay ngân hàng chỉ dành cho các DNNN. Vì vậy, nhằm khuyến khích hơn nữa các CTNY, ngoài chính sách ưu đãi thuế như trên, đề tài nhận thấy Chính phủ nên cho phép các CTNY được hưởng các ưu đãi khi vay ngân hàng, bởi vì vậy đây là những công ty thường làm ăn tốt, tình hình tài chính lành mạnh, ổn định nên ngân hàng sẽ ít rủi ro hơn so với những công ty khác. Do vậy, ngân hàng nên có những ưu đãi về mức lãi suất cơ bản, thời gian đáo hạn cũng như hạn mức tín dụng đối với các CTNY4.
(3) Thực hiện niêm yết các Tổng công ty lớn