Các chính sách đã được áp dụng nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 46 - 48)

tiềm năng lên niêm yết

(1) Một trong những ưu đãi khá hấp dẫn các công ty tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK tập trung là được giảm 50% thuế TNDN trong hai năm đầu sau khi niêm yết, và được miễn hoàn toàn lệ phí cấp phép phát hành, phí lưu ký, phí niêm yết. Để khuyến khích phát hành chứng khoán ra công chúng và niêm yết, bước đầu cần có thêm những chính sách khuyến khích thích hợp, như cho phép các tổ chức này áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để tái đầu tư tài sản cố định nhanh hơn, giảm thuế luỹ tiến theo tiến độ ra niêm yết sau khi CPH, giảm các lợi thế về thuế giữa hình thức vay nợ ngân hàng với hình thức phát hành cổ

phiếu (bằng cách giảm thuế suất thuế TNDN, miễn thuế cho số thu nhập tiết kiệm được do phát hành cổ phiếu thay vì đi vay ngân hàng).

(2) Một vấn đề quan trọng khác trong việc tạo hàng, đó là việc bán bớt cổ phần thuộc vốn nhà nước trong các CTNY. Thực tế là 30 công ty niêm yết trên TTGDCK hiện nay (tính đến tháng 7/2005), tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong các DN này chiếm trung bình khoảng 30%. Để giảm bớt tỷ lệ này, Nhà nước cần có chủ trương bán bớt hoặc bán toàn bộ cổ phần của cổ đông nhà nước trong các CTNY.

Đề tài nhận thấy, việc bán bớt cổ phần nhà nước tại các công ty có tiềm năng lớn như Vinamilk, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam…để tăng lượng cung hàng hoá cho TTCK có nhiều ý nghĩa quan trọng như:

- Để các DN này có đủ điều kiện niêm yết trên TTCK (một trong những tiêu chuẩn về niêm yết là số lượng cổ đông tối thiếu bên ngoài mà DN phải đạt). - Tạo hàng hoá và làm tăng đáng kể quy mô của thị trường.

- Góp phần thúc đẩy tiến trình CPH DNNN.

- Nếu bán bớt cổ phần theo kiểu bán đấu giá qua TTGDCK sẽ có tác dụng tốt trong việc thu hút đông đảo các nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

- Thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam.

- Nhà nước sẽ thu được một số tiền rất lớn trong việc bán bớt cổ phần, số tiền này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, trong đó có việc sử dụng để thúc đẩy tiến trình cải cách DNNN.

- Khi bán bớt cổ phần xuống còn 51%, Nhà nước vẫn đảm bảo nắm giữ cổ phần chi phối, và sử dụng cổ phần chi phối này để định hướng công ty ra niêm yết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)