Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 122 - 123)

ƒ Xét về nguồn vốn chủ sở hữu - Về quy mô vốn

Trong số 150 DN điều tra, số DN có vốn chủ sở hữu trên 10 tỷ đồng là 89 DN, chiếm 59,33%; số DN có vốn chủ sở hữu từ 5-10 tỷ đồng là 33 DN, chiếm 22%; còn lại là các DN có vốn dưới 5 tỷ đồng. Trong đó, các DN có số vốn lớn tập

trung chủ yếu vào các DNNN thuộc các ngành ngân hàng, xây dựng, công nghiệp. Các DN có số vốn nhỏ (dưới 5 tỷ) chủ yếu thuộc các ngành thương mại, chế biến, du lịch và một số ngành khác.

Hầu hết các DN đòi hỏi vốn lớn là các DN sản xuất được thành lập theo mô hình Tổng công ty 90, 91. với mục tiêu điều tra các DN có khả năng tham gia niêm yết trên TTCK Việt Nam, các thông số được đặt ra ở các phần sau được lưu ý nhiều đến khía cạnh hiểu biết của các DN cũng như những thuận lợi và khó khăn của các DN khi tham gia TTCK.

- Về cơ cấu vốn:

Đối với khối DNNN, tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn kinh doanh thường chiếm trên 70%. Tỷ lệ vốn vay ngân hàng chiếm đáng kể trong tổng vốn kinh doanh của các DN. Theo các số liệu điều tra, có 86/150 DN (57%) vay vốn ngân hàng trên 30% tổng nguồn vốn huy động.

Tuy nhiên, có một số DN thuộc một số lĩnh vực công nghiệp, bảo hiểm, giao thông…có vốn đầu tư lớn cho nên việc việc xác định cơ cấu vốn theo tỷ lệ như trên chưa hoàn toàn chính xác.

ƒ Xét về doanh thu của DN

Trong tổng số 150 DN điều tra, 22 DN có tỷ lệ doanh thu/vốn chủ sở hữu lớn hơn 10 lần; 23 DN có tỷ lệ doanh thu/vốn chủ sở hữu từ 5-10 lần. Các DN có tỷ lệ doanh thu/vốn chủ sở hữu lớn hầu hết hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, chế biến và một số ít trong các ngành công nghiệp, xây dựng. Các DN có tỷ lệ doanh thu/vốn chủ sở hữu nhỏ (từ 1-3 lần) chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)