5. Về công tác quản lý Nhà nước đối với TTCK
DỰ BÁO VỀ TIỀM NĂNG NIÊM YẾT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1 Dự báo về tiềm năng niêm yết của các doanh nghiệp hoạt động trên địa
1. Dự báo về tiềm năng niêm yết của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Tp.HCM
Tính đến 20/07/2005, mới có 29 công ty được cấp phép niêm yết cổ phiếu và một Quỹ đầu tư chứng khoán được cấp phép niêm yết chứng chỉ quỹ, với tổng giá trị tài sản tính theo mệnh giá khoảng trên 1.500 tỷ đồng, tương đương giá trị một CTCP lớn như Vinamilk (vốn 1.500 tỷ đồng). Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã giao UBCKNN 03 nhiệm nhiệm vụ quan trọng trong năm 2004-2005, đó là:
(1)Nhanh chóng hoàn tất tiến trình niêm yết cổ phiếu các Tổng công ty lớn; (2)Cố gắng tăng nhanh quy mô thị trường lên nhiều lần, và
Trong phiên họp thường kỳ tháng 02/2004, thảo luận về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương IX về cải cách DNNN, Thủ tướng Phan Văn Khải đã yêu cầu đến giữa năm 2004 phải chọn được từ 02 đến 03 Tổng công ty Nhà nước để thí điểm CPH, phát hành cổ phiếu ra thị trường (thực hiện ý kiến chỉ đạo này, một số Bộ đã trình Thủ tướng phương án CPH một số Tổng công ty. Theo đó, ngày 13/05/2004, Thủ tướng đã ra Quyết định số 84/2004/QĐ- PH 03 Tổng công ty, đó là: Tổng công ty Điện tử –Tin học Việt Nam (thuộc Bộ Công nghiệp); (2) Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (thuộc Bộ Xây dựng); (3) Tổng Công ty Thương mại và xây dựng (thuộc Bộ Giao thông Vận tải). Thủ tướng nhấn mạnh là phải tiếp tục CPH DNNN, kể cả những Tổng công ty lớn trong các ngành điện lực, hàng không, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm… TTCK cũng phải được hoàn thiện và mở rộng thành kênh huy động vốn quan trọng cho DN. Thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học cũng cần được xây dựng đồng bộ.
Trong năm 2003, Việt Nam sắp xếp đổi mới được 654 DN – đạt 60,8% kế hoạch – đạt mức cao nhất trong 03 năm qua. Các DN sau khi CPH đều phát triển tốt, duy trì mức trả cổ tức cho các cổ đông bình quân 10-15%/năm. Ngay trong năm 2004-2005, Chính phủ và Ngân hàng trung ương sẽ quyết định cho phép một số Tổng công ty, ngân hàng phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Việc phát hành sẽ được thực hiện trên TTCK, không bán trong nội bộ DN và được phép thí điểm bán cho nhà ĐTNN.
Mặc dù những công ty đang niêm yết hiện nay không phải là công ty lớn và lại ít nổi tiếng, tuy nhiên Chính phủ đã khẳng định quyết tâm CPH các Tổng công ty nhà nước, thúc đẩy các đơn vị này lên sàn, cho nên hoạt động tạo hàng cho TTCK trong vài năm tới chắc chắn sẽ có những chuyển động rất mạnh; Quyết tâm này cũng được thể hiện trong kế hoạch niêm yết của ngành ngân hàng.
Ngoài các ngân hàng TMCP sẵn sàng tham gia thị trường như ACB, Sacombank, Việt nam cũng sẽ đưa ra CPH các ngân hàng nhà nước như Vietcombank, ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long… Theo kế hoạch, UBCKNN sẽ sớm thiết lập một danh mục các công ty lớn để CPH và niêm yết, kể cả các đơn vị nước ngoài. Hiện nay có khoảng hơn 30 DN có vốn FDI đăng ký chuyển sang mô hình CTCP.
Theo một đề nghị mới đây của Bộ Tài chính, một số CTCP có vốn điều lệ lớn và được giới đầu tư quan tâm, có thể sẽ được giảm bớt tỷ lệ vốn nhà nước và đưa vào niêm yết. Trong số những DN được đề nghị này, Vinamilk được cho là có nhiều khả năng nhất (trong thời gian qua, cổ phiếu của Vinamilk thường xuyên được giao dịch trên thị trường tự do với tính thanh khoản khá cao. Hiện nay, vốn điều lệ của Vinamilk là 1.500 tỷ đồng nhưng có đến 60% cổ phần do nhà nước nắm giữ (trước đây là 80%). Nếu nhà nước giảm bớt tỷ lệ này bằng cách bán bớt ra ngoài, chắc chắc sẽ thu được dòng vốn từ nhà đầu tư. Hơn nữa, nếu Vinamilk được niêm yết, quy mô thị trường sẽ tăng lên gấp đôi.). Ngoài Vinamilk, 03 DN khác được Bộ Tài chính đề nghị bán bớt cổ phần nhà nước và đưa vào niêm yết là CTCP Nhựa Bình Minh, CTCP Hoá dầu Petrolimex và CTCP Gas Petrolimex. Nếu được vào niêm yết, bất cứ công ty nào trong số này cũng đều là công ty có cổ phiếu mạnh trên TTCK.
Hiện tại, CTCP Nhựa Bình Minh có vốn điều lệ là 107 tỷ, như nhà nước nắm giữ 64,6% vốn; CTCP Hoá dầu Petrolimex có vốn điều lệ là 150 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm tới 85%; CTCP Gas Petrolixex có vốn điều lệ là 150 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 87%. Theo Bộ tài chính, bốn DN trên là những DN đang được các nhà đầu tư quan tâm, do đó thông qua việc niêm yết sẽ tạo được lòng tin và uy tín trên thị trường.
Ngoài việc đề nghị 4 công ty cần niêm yết và bán bớt cổ phần nhà nước như trên. Bộ tài chính cũng đã đề xuất danh sách các DN sẽ thực hiện CPH gắn với niêm yết, và đã được Chinh phủ chấp thuận (Bảng 15). Các DN này dự kiến sẽ tiến hành xác định giá trị và bán cổ phần lần đầu trên TTCK trong năm 2005, tuy nhiên đến nay vì một số lý do khách quan cũng như chủ quan nên mới chỉ có Nhà máy Thuỷ Điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh thực hiện việc bán cổ phần và đăng ký giao dịch tại sàn Hà Nội.
Bảng 15: Danh sách các doanh nghiệp thực hiện CPH gắn với niêm yết (Theo đề nghị của Bộ Tài Chính)
Đơn vị: Triệu đồng
Doanh nghiệp Cơ Quan quản lý Giá trị doanh nghiệp theo sổ sách đến 31/12/2004 Giá trị vốn nhà nước theo sổ sách đến 31/12/2004 Lợi nhuận thực hiện năm 2003 1. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 97.112.119 3.466.523 876.814 2. Công ty Bảo hiểm Tp.HCM Bộ Tài Chính 965.456 104.089 35.691
3. Công ty Tái Bảo hiểm Việt Nam
Bộ Tài chính 463.390 126.406 11.151 4. Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam 1.456.000 1.017.938 Không có số liệu 5. Công ty Xi măng Bút Sơn Tổng Công ty Xi măng 2.040.478 597.322 55.190 6. Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 4.900.000 754.400 17.129
Ngày 20/05/2004 tại buổi làm việc với lãnh đạo Tp.HCM, thủ tướng Phan Văn Khải chỉ đạo :”Đẩy nhanh tiến độ CPH theo phương án đã được Chính phủ phê
duyệt, đồng thời mở rộng diện CPH đối với các Tổng công ty, DN lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Khẩn trương chuyển DNNN nắm giữ 100% vốn thành công ty TNHH một thành viên. Thúc đẩy việc DNNN thực hiện việc huy động vốn đầu tư thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra TTCK”.
Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển TTCK như đã đề cập ở phần mở đầu. Tuy nhiên, vấn đề là khi chọn lựa các DN ra niêm yết phải đảm bảo tiêu chuẩn đủ mạnh về tài chính và quản trị để trụ vững, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường, giải quyết được vấn đề gia tăng đồng bộ: vừa gia tăng số lượng hàng hoá có chất lượng cho thị trường, vừa gia tăng số lượng và quy mô nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Phụ lục 8