3.1.2.1. Định hướng chung
- Mở rộng quy mô cuả TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến năm 2005 đạt mức 2-3% GDP và đến năm 2010 đạt mức 10-15% GDP.
- Xây dựng và phát triển các TTGDCK, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán theo hướng hiện đại hoá.
- Phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK Việt Nam. - Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân. 3.1.2.1. Định hướng sự phát triển cuả hệ thống niêm yết
Hệ thống niêm yết thực hiện chức năng niêm yết các loại cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác với mục đích đưa các loại chứng khoán này lên giao dịch trên thị trường, nâng cao khả năng luân chuyển các dòng vốn ngắn hạn, tập trung thành các nguồn vốn dài hạn. Thông qua hệ thống niêm yết, các
cơ quan quản lý thực thi các chức năng quản lý và theo dõi các tổ chức niêm yết trong việc thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin, nhằm đảo bảo tính minh bạch trong hoạt động cuả CTNY, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cuả nhà đầu tư. Trên cơ sở chứng khoán đã được niêm yết, các DN có cơ hội dễ dàng trong việc huy động vốn đầu tư cho phát triển, vì vốn có thể được huy động nhanh từ đông đảo công chúng đầu tư.
Trong thời điểm hiện nay, khi quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế đã và đang gặp phải những thách thức rất lớn. Chính vì vậy, Nhà nước đã có chủ trương cải cách khu vực các DN quốc doanh, một mặt cơ cấu lại bộ máy để mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn, mặt khác là nhằm tạo điều kiện cho DN thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi, giảm bớt gánh nặng về vốn cho ngân sách quốc gia. Thế nên, đề tài cho rằng hệ thống niêm yết cần được định hướng và phát triển trên cơ sở định hướng chung trong chính sách phát triển TTCK, hướng tới các mục tiêu cụ thể, và cần được thể hiện qua các định hướng sau đây:
Một là, phải đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa tiến trình CPH DNNN với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng để niêm yết. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng các quy trình kỹ thuật và hướng dẫn cụ thể nhằm gia tăng sự liên kết giữa phát hành lần đầu với niêm yết trên TTCK thông qua việc hình thành khung pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và có tính mở cao. Đồng thời, một vấn đề không kém phần quan trọng trong quá trình tạo hàng cho TTCK đó là việc xây dựng các chính sách, quy trình kỹ thuật để công chúng hoá nhóm các DNTN tiềm năng.
Hai là, hệ thống niêm yết phải đảm bảo được xây trên cơ sở các chính sách phù hợp, có tính khuyến khích đối với toàn bộ các loại hình DN trong tổng thể nền kinh tế nhằm tạo điều kiện và phát huy tối đa khả năng gia tăng số lượng hàng hoá niêm yết trên thị trường.
Ba là, đồng bộ hoá việc phát triển hệ thống niêm yết với các hệ thống khác trong tổng thể thị trường như: Hệ thống giao dịch, giám sát, hệ thống thành viên, công bố thông tin, đăng ký - lưu ký - thanh toán bù trừ, hệ thống các nhà đầu tư, các tổ chức trung gian… Nếu vấn đề trên được thực hiện tốt, nó sẽ góp phần thúc đẩy khả năng giao dịch của các loại cổ phiếu niêm yết và đến lượt mình, những giao dịch này sẽ có tác động khuyến khích trở lại đối với hệ thống niêm yết.
Trên cơ sở các định hướng về phát triển thị trường cũng như hệ thống niêm yết, theo đề tài, UBCKNN và các Bộ, ngành liên quan cần đề ra các chủ trương mang tính thống nhất, dựa vào đó để xây dựng các chương trình hành động, lịch trình và các bước đi cụ thể nhằm thực thi một cách chi tiết các chủ trương và định hướng đó. Một trong những nhiệm vụ có tính quyết định trong quá trình thực hiện các chủ trương và định hướng này chính là việc hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường, tiếp tục xem xét và cải cách các chính sách nhằm khuyến khích DN niêm yết trên TTCK. Đề tài cho rằng, việc hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường trong nhóm giải pháp chung bên cạnh một số giải pháp cụ thể, hỗ trợ khác có thể được thực hiện theo hướng sau: