6. Cấu trúc của luận án
4.2.1. Mô hình kiến tạo thế giới nghệ thuật của Thơ mới
Thế giới nghệ thuật thơ là thế giới của quan niệm, là sản phẩm của tƣ duy thơ. Cách kiến tạo thế giới nghệ thuật liên hệ mật thiết với quan niệm về chất thơ nhƣ là cội rễ và hoa trái. Thế giới nghệ thuật theo cách hiểu của loại hình học chính là hình thái của tƣ duy thơ. Quan niệm về chất thơ sẽ định hƣớng những khả năng kiến tạo thế giới nghệ thuật, bắt đầu từ đối tƣợng gây chú ý thẩm mỹ, thái độ thẩm mỹ, thụ cảm thẩm mỹ, phán đoán thẩm mỹ, tri giác thẩm mỹ, mỹ cảm,… sự nhận thức về phƣơng tiện, vật liệu, cách thức biểu đạt (thể loại, cấu trúc, kết cấu, bố cục, nhịp điệu, giọng điệu, ngôn ngữ và rất nhiều “linh kiện” khác cho việc hoàn thiện một chỉnh thể mà ta gọi là thơ) [38, tr. 133 - 144]. Kỳ thực, các thao tác này không phân biệt trình tự, đó là một quá trình diễn ra theo “hoạt lực” của trí tƣởng, tinh thần.
Quy hồi từ thế giới nghệ thuật chúng ta sẽ tìm ra đáp án cho câu hỏi: Nhà thơ chú ý đến cái gì? Đối tƣợng ấy đƣợc nhận thức và gây nên trạng thái tâm lý, mỹ cảm gì cho chủ thể? Đây là phƣơng diện có tính chất “sơ khởi” để làm phát sinh ý tình. Hàn Mặc Tử đã tạo nên mảnh trăng riêng trong thi giới của ông: Hôm nay có một nửa trăng
thôi/ Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi/ Ta nhớ mình xa thương đứt ruột/ Gió làm nên tội buổi chia phôi (Một nửa trăng - Hàn Mặc Tử).Trăng chính là một “chú ý thẩm mỹ” đặc trƣng của Hàn Mặc Tử. Nếu chỉ dừng lại ở việc nhận thức về trăng, xúc cảm về trăng nhƣ truyền thống, hẳn Hàn Mặc Tử không thể vƣợt qua Nguyễn Du với Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường hoặc Chim hôm thoi thót về
rừng/ Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành (Truyện Kiều). Nội giới của Hàn Mặc Tử
đƣợc thiêu đốt bằng nỗi kinh hoàng của một kẻ đang bấu víu bên bờ vực của sự hủy diệt, kẻ đã nếm trải đủ đầy cái tan vỡ của định mệnh. Thi cách của Hàn Mặc Tử hiện diện mới, khác, “dị biệt” chỉ trong hai chữ “cắn vỡ”. Trăng bị “cắn vỡ” là khía cạnh đặc biệt chỉ có Hàn Mặc Tử mới hình dung ra đƣợc. Đó là hình thái của một kiểu tƣ duy về trăng, về sự chia ly, tan vỡ. Quan trọng hơn, xúc cảm nảy sinh từ sự tri nhận ấy nói lên nỗi hoang mang về một sự cƣỡng đoạt, nằm ngoài khả năng ứng phó của cá thể. Trăng bị “ai cắn vỡ” là hệ quả của một liên tƣởng đau đớn từ thảm sử của thân phận. Chiếm lĩnh thẩm mỹ với kênh đặc dị là “miệng” làm nên khía cạnh “dị biệt” trong mỹ học thơ Hàn Mặc Tử.
Tƣ duy kiến tạo thế giới nghệ thuật Thơ mới có thể hình dung theo hai hƣớng: tƣ duy theo chiều ngang và tƣ duy thơ theo chiều dọc. Hai hƣớng này hình thành hệ tọa độ của một tác phẩm, một loại hình thơ, hình thành một trƣờng thẩm mỹ.
Hướng tư duy theo chiều ngang. Đây là những tƣ duy trong việc cảm nhận và thể hiện về không gian, thời gian và con người, nhằm xây dựng hình ảnh, hình tượng thơ.
Hƣớng tƣ duy này thƣờng đƣợc biểu hiện trong cách sử dụng các biện pháp tu từ nhƣ ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, các điển cố, bí tích tôn giáo, biểu tƣợng,... Các biện pháp này làm xuất hiện hình ảnh và giúp tƣ duy luôn vận động không ngừng. Trƣờng thẩm mỹ vì thế cũng đƣợc mở rộng. Tƣ duy, mỹ cảm của thi nhân khi nối kết các sự vật, hiện tƣợng với những câu chuyện, sự kiện đời xƣa hay những dấu vết văn chƣơng trong sách cũ cũng tạo nên hình ảnh, hình tƣợng thơ. Đây là cách sử dụng điển cố trong văn học. Tuy nhiên, để bắt sóng đƣợc với “hệ tọa độ” này của thi nhân độc giả cần phải có một "tầm đón nhận" tƣơng thích.
Kiến tạo thế giới nghệ thuật theo chiều ngang, có thể nhận ra, Thơ trung đại tƣ duy kiến tạo thi giới theo tinh thần nhất nguyên, không phân cực. Thơ Trung đại là hình thái của tƣ tƣởng kinh điển, của những đại tự sự thống ngự mỹ học thời đại. Các biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,… gắn với thao tác liên tƣởng, suy tƣởng, hồi cố,… là các hoạt lực chủ đạo trong tinh thần thi gia trung đại. Mọi ngả của ý - tình đều phải quy về giá trị phổ quát đƣợc mặc định trong tƣ tƣởng kinh điển. Đã có một hệ thống thang bậc, giá trị để luận định giá trị của thơ trong trƣờng thẩm mỹ, văn hóa thời
trung đại. Bởi thế, chất thơ của Thơ trung đại là cái có sẵn, cái đã có, nên nhƣ thế. Ngƣời anh hùng, bậc quân tử, kẻ trung lƣơng, tài tử, giai nhân,… đƣợc hình dung trong những điển phạm thống nhất. Một dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu chính là hình ảnh nhà nho tài tử mà chúng tôi có dịp nói đến. Dù ngông cuồng, thị tài, nhƣng trong thể loại Hát nói, tâm thế, tình cảm của con ngƣời tài tử vẫn không vƣợt quá mấy mục:
Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp, chán đời, chờ thời, anh hùng giai nhân là nợ sẵn, nhân sinh quý thích chí, ba vạn sáu nghìn ngày là mấy,… Trái lại, thế giới nghệ
thuật của Thơ mới kiến tạo trên tinh thần nhị nguyên, có tính phân cực, nên luôn ẩn chứa tâm thế phản kháng, đối lập, thoát ly, chối bỏ. Thơ mới nổi loạn chính ở khía cạnh này. Song hành cùng cái đẹp là cái xấu, cái ác, bên cạnh cái cao cả là cái thấp hèn, đê mạt, cái nhƣ ý và bất nhƣ ý, sự hƣớng về và thoát ly, chối bỏ, bên những miền mỹ cảm về thiên đƣờng là ám ảnh không nguôi về ngục giới,… Thơ mới cho ngƣời ta thấy nửa kia của con ngƣời bị khuất lấp trong thời trung đại. Đó là một thế giới đã bị loại trừ, nay trở về réo gọi những linh hồn cá thể vốn rất yếu đuối và nhạy cảm: Tôi đang
còn đây hay ở đâu? Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?/ Sao bông phượng nở trong màu huyết/ Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu (Những giọt lệ - Hàn Mặc Tử); Trước Thượng đế hiền từ tôi sẽ đặt/ Trái tim đau khô héo thuở trần gian/ Tôi sẽ nói: Này đây là nước mắt/ Ngọc đau buồn nguyên khối vẫn chưa tan (Trình bày - Huy Cận)… Thế
giới nghệ thuật Thơ mới dĩ nhiên vẫn đƣợc kiến tạo dựa trên các thủ pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa,… nhƣng tinh thần nhị nguyên, phân cực đã khiến cho kết quả của thủ pháp diễn tiến về hai hƣớng: Dáng yêu kiều tha thướt khách giai nhân/ Ánh tưng bừng
linh hoạt nắng trời xuân/ Vẻ sầu muộn âm thầm ngày mưa gió/ Cảnh vĩ đại, sóng nghiêng trời thác ngàn đổ/ Nét mong manh, thấp thoáng cánh hoa bay/ Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy/ Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng/ Chí hăng hái đua tranh đời náo động/ Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê (Cây đàn muôn điệu – Thế Lữ). Chính
đặc tính cá nhân và tinh thần phân cực, nhị nguyên đã trả lại chức năng của thủ pháp là kiến tạo thay vì chỉ là sự nối kết với những ƣớc lệ, điển mẫu nhƣ trong Thơ trung đại. Cũng vì thế, con cò của Xuân Diệu đã khác con cò của Vƣơng Bột, mây, gió, trăng,
hoa, tuyết, núi sông của Thơ mới khác với Thơ trung đại: Ngày nay ta nhìn mây/ Mây đen luồng gió lay/ Hồn xưa tìm chẳng thấy/ Tóc theo luồng gió bay (Mây – Nguyễn
phong phú hơn, phù hợp với tâm thế, cảm xúc của con ngƣời cận hiện đại vừa khao khát vừa âu lo khi đối diện chính mình.
Tính nhị nguyên, phân cực của Thơ mới cần phải đƣợc xem là một mối liên hệ loại hình bởi lẽ về đại thể, Thơ mới là thơ lãng mạn, nguyên lý mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn là sự thoát ly bắt nguồn từ những bất hòa sâu sắc với thực tại, thất vọng về thực tại. Bởi thế, Xuân Diệu luôn cuống quýt giữa hai thế giới: thiên đƣờng nơi trần gian và thế giới phai tàn, hƣ hoại; Nguyễn Bính đau đáu không nguôi giữa quê hƣơng và tha hƣơng, quê mình và quê ngƣời; Huy Cận chơi vơi giữa cái tôi bé nhỏ, cô độc và không gian mênh mông, rợn ngợp; Hàn Mặc Tử giằng xé giữa địa ngục và thiên đƣờng,
Máu cuồng, Hồn điên, Mật đắng và Hương thơm; Bích Khê say đắm, mê man giữa Nhạc và Hoa, Dâm và Đẹp, Cuồng và Ánh sáng, Chế Lan Viên đi về hoang liêu giữa
ký ức vàng son và thế sự Điêu tàn, suy vong,… Không phải các thi gia trung đại
không nhận thấy những mỹ cảm trái chiều gợi về trong thi hứng của họ. Nhƣng, nhƣ đã nói, lập tức quyền lực của hệ giá trị, mỹ học đồng nhất lên tiếng, xóa bỏ những ảnh tƣợng trái chiều, hoặc chí ít giam nó vào ngục thất của kị húy. Thơ mới giành lại quyền đƣợc cất lời của tất cả. Cái tôi ấy, càng khát sống lại càng hãi hùng trƣớc cái chết, yêu cái đẹp càng ám ảnh về sự tàn hủy,… Thế giới nghệ thuật của Thơ mới, trong tƣ duy kiến tạo theo chiều ngang rõ ràng đã bổ túc những hệ thống thi ảnh, biểu tƣợng mới, biểu trƣng cho nội cảm của con ngƣời cá nhân, cá thể trong toàn bộ ý thức sống của mình.
Hướng tư duy thơ thứ hai theo chiều dọc. Đây là những tƣ duy trong quá trình
tạo dựng mạch thơ biểu hiện trong cách tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật, cũng có thể gọi là Tư duy kiến tạo hình thức nghệ thuật.
Khi chất sống đã đủ đầy, đã ứ căng trong tinh thần con ngƣời, tại một thời khắc linh diệu nào đấy của lịch sử, những thị kiến về thế giới chợt lóe sáng. Cái chớp bắt của thi nhân trong khoảnh khắc thời gian ấy là hình thái nguyên sơ, khởi thủy của tứ thơ. Tứ là sự tổ chức một cách linh hoạt của ý và tình. Ý định hƣớng tình, tình nuôi lớn ý. Cấu tứ là quá trình tổ chức ý tình - mạch cảm xúc theo quan niệm chất thơ của chủ thể sáng tạo. Mạch cảm xúc đƣợc phát triển nhờ tƣởng tƣợng tái tạo và sáng tạo, những liên tƣởng ngang dọc, xa gần, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong ý thức hoặc trong
vô thức, tiềm thức, những suy tƣ một cách nghiêm cẩn và xúc động về giá trị,… Ý gọi ý, hình gọi hình, nhạc lay thức nhạc trong một trƣờng cảm xúc thẩm mỹ mãnh liệt biểu hiện thành lời thơ, thi phẩm. Tuy nhiên, thơ là "cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản" (Phan Ngọc), là sự lệch chuẩn, sự phá vỡ các lôgic thông thƣờng. Chính sự bất thƣờng trong tổ chức ngôn từ của thơ trữ tình đặt ngƣời đọc vào một tình thế phải chú ý và giải mã sự bất thƣờng, "quái đản" ấy.
Các thao tác của tƣ duy thơ không tách rời nhƣng lại vận động theo cơ chế nổi trội của từng thành tố trong diễn biến tinh thần của chủ thể. Có thi sĩ rất sở trƣờng về tƣởng tƣợng, lại có ngƣời thích liên kết những đối tƣợng, ấn tƣợng, cảm xúc trong nội giới của mình, lại có thi sĩ trầm tƣ trƣớc cuộc đời, nhân sinh và vũ trụ,… Sự nổi trội của mỗi thao tác góp phần không nhỏ trong việc định hình phong cách tác giả, phong cách tác phẩm, khuynh hƣớng và trƣờng phái. Trong kiểu tƣ duy kiến tạo hình thức nghệ thuật thơ, tƣ duy về chất liệu, phƣơng tiện biểu đạt chất thơ là một thành tố quan trọng, mang nhiều phẩm tính thuộc về đặc trƣng loại hình của thơ.
Chất liệu của văn học là ngôn từ. Ngôn từ là một loại vật liệu đặc biệt, phi vật thể - nhƣng lại là hình thái vật chất duy nhất của văn học. Trên tinh thần tán thành với quan điểm của R.Jakovson, thao tác “lựa chọn” và “kết hợp” cả về hai hƣớng “tƣơng đồng” và “đối lập” chính là cơ chế của tƣ duy thơ - đó là cơ chế tinh thần có tính tất yếu. Sự lựa chọn và kết hợp diễn ra trên tất cả các phƣơng diện của hình thức nghệ thuật. Từ cấp độ thể thơ, bài thơ đến đoạn, khổ, câu, dòng thơ, từ âm thanh đến nhịp điệu, cụm từ, từ, vần hoặc không vần, âm tiết và đặc tính âm học của từ, cách xuống dòng, ngắt câu, khoảng trắng trong văn bản, các dấu và thanh điệu (siêu đoạn tính),… Trong sự hình dung về cách thức tổ chức theo chiều dọc của thi phẩm, các thi gia trung đại luôn nỗ lực tuân thủ các nguyên tắc, quy định ngặt nghèo trong sáng tác. Cấu trúc Đề - Thực - Luận - Kết hay Khai - Thừa - Chuyển - Hợp, các cách mở đầu, triển khai, kết thúc, các kiểu câu, các khung thể loại đã đƣợc định sẵn, vì thế sáng tạo trong nghĩa phổ biến nhất thời trung đại là đáp ứng tối đa những đòi hỏi của niêm luật, chuẩn tắc. Cứ thế, thi phẩm đƣợc hoàn thiện. Ngƣợc lại, Thơ mới không chấp nhận một quy ƣớc tiên nghiệm nào trong sáng tạo. Điệu tâm hồn tự nó kiếm tìm hình thái để hiển hiện:
Trời cao xanh ngắt - Ô kìa/ Hai con hạc trắng bay về bồng lai (Tiếng sáo thiên thai -
bà - Bích Khê); Những tưởng (T) yêu thương (B) đến trọn (T) kiếp/ Mong sẽ (T) trăm năm (B) cùng bạc (T) đầu/ Nhờ chàng (B) an ủi (B) nỗi đơn (B) chiếc/ Tấm thân (B) trôi dạt (T) từ bao (B) lâu (Đời còn chi - Vũ Hoàng Chƣơng)…
Tƣ duy kiến tạo thế giới nghệ thuật theo chiều dọc của Thơ mới biểu hiện trong các phƣơng diện thể loại, độ dài ngắn, số câu, số chữ, giọng điệu, nhịp điệu, nhạc điệu,… Ở phần sau, khi đi vào các phƣơng diện cấu trúc của kiểu tƣ duy Thơ mới theo chiều dọc chúng tôi sẽ làm rõ hơn các biểu hiện này. Ở đây xin phép đƣợc phác thảo một số nét lớn của ý hƣớng kiến tạo này:
Thứ nhất: Thơ mới không bị câu thúc bởi niêm luật, thể loại nên khá tự do để
triển khai cảm xúc, ý tình. Số câu, số chữ không hạn định nên khả khả năng biểu đạt đƣợc mở rộng.
Thứ hai: Cùng với việc triển nở số câu, số chữ, là sự gia tăng của hƣ từ, khẩu ngữ,
yếu tố tự sự và chất văn xuôi.
Thứ ba: Nhịp điệu của Thơ mới là sự phát triển tự do của nguồn sống mới, điệu
sống tự do, thành thật của con ngƣời cá nhân. Nhịp điệu của Thơ mới đa dạng, nhƣng gần hơn, chân thực hơn với nhịp đập của trái tim con ngƣời cá nhân, giảm trừ những siêu hình của nhịp điệu Thơ trung đại (Em phái nói, phải nói và phải nói; Mau lên chứ
vội vàng lên với chứ - Xuân Diệu; Hai vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôi!/ Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng - Bích Khê).
Thứ tư: Âm điệu của Thơ mới trong tƣ cách là một phƣơng diện tu từ học ngữ âm
thể hiện những kết quả của tƣ duy về ngữ âm trong khả năng biểu đạt chất thơ, điệu sống mới. Đây là hƣớng nghiên cứu nội quan mà chúng tôi đã lƣu ý ngay từ đầu luận án. Phần sau chúng tôi sẽ làm rõ phƣơng diện cấu trúc này của kiểu tƣ duy Thơ mới.
Thứ năm: Nhạc tính của Thơ mới đƣợc tạo nên bởi nhịp điệu, âm điệu, giai điệu
với những biểu hiện phong phú. Yếu tố này góp phần quan trọng trong việc thể hiện sự phong phú của tâm hồn con ngƣời cá nhân, một điệu sống mới khác biệt với điệu sống thời trung đại. Nhạc tính của Thơ mới đƣợc kiến tạo dựa trên những đặc tính ngôn ngữ, thanh âm của tiếng Việt và các khả năng kết hợp của các yếu tố âm nhạc truyền thống và phƣơng Tây.
Tƣ duy theo hai chiều ngang và dọc nhằm kiến tạo thi ảnh và duy trì, phát triển thi tứ, thi cảm có thể đƣợc xem là đồ thị cơ bản của tƣ duy thơ. Vấn đề ở đây là đồ thị ấy biến thiên nhƣ thế nào trong Thơ trung đại và Thơ mới. Trong khảo sát của chúng