Từ Thơ trung đại đến Thơ mới: sự dịch chuyển của những đặc trƣng loại hình

Một phần của tài liệu Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình (Trang 81 - 93)

6. Cấu trúc của luận án

3.4. Từ Thơ trung đại đến Thơ mới: sự dịch chuyển của những đặc trƣng loại hình

Thơ mới 1932 - 1945 là một diễn ngôn, đƣợc nhận định từ thực tại quy ƣớc của sự dịch chuyển văn hóa, văn học từ hệ hình trung đại sang hệ hình cận - hiện đại. Sự dịch chuyển này không phải là cắt đứt, đoạn tuyệt hoặc phủ nhận của loại hình sau đối với loại hình trƣớc. Thơ mới khác với Thơ trữ tình trung đại ở kiểu tƣ duy thơ. Sự khác biệt này đƣợc thể hiện trên một số phƣơng diện sau:

Thứ nhất, từ Thơ trung đại đến Thơ mới đã chứng kiến quá trình dịch chuyển từ tư duy, mỹ cảm siêu cá thể sang cá thể - một cá thể phát hiện ra chính mình trong cuộc hội ngộ với Tây phương. Phát hiện ra mình, cái tôi cá thể trở thành một giá trị

tuyệt đối. Nó thấy quá khứ núp sau một cộng đồng, biến thành con ngƣời siêu cá thể đã quá cỗi cằn, mỏi mệt và tù túng. Cái tôi chỉ tin vào chính nó, tin vào cảm giác, tri giác và sự thể nghiệm của chính nó. Điều đó hình thành một hệ thống tri thức riêng biệt của Thơ mới.

Cái tôi - Là một, là riêng, là thứ nhất kiến tạo nên cả một thời đại, biến tri thức cá thể trở thành một chân lý, làm lung lay và sụp đổ tri thức đạo lý của thời trung đại, đẩy chân lý của con ngƣời siêu cá nhân vào những mối hoài nghi đến mức rũ bỏ. Từ hệ thống tri thức kiến tạo chân lý, Thơ mới đồng thời chứng tỏ quyền lực của mình đối với những giá trị lỗi thời. Đó thực sự là một cuộc soán ngôi kỳ diệu mà Thơ mới đã tiến hành trong thế kỷ XX. Quyền lực của Thơ trung đại không nằm ở giá trị thẩm mỹ mà nằm ở chức năng, phận vị. Thứ chức năng và quyền lực ấy đã bị quyền lực của của nghệ thuật phủ định. Thơ mới kiến tạo nên một thứ quyền năng của cái tôi, của ý thức hiện diện trong tƣ cách là một con ngƣời toàn vẹn. Là một cá nhân tuyệt đối, ý thức tự tôn rất cao nên một mặt cái tôi Thơ mới đòi đƣợc sống thành thật với cảm giác và thể nghiệm bản thân, tôn vinh những giá trị mà một cá thể có thể đạt đến. Mặt khác, vì quá tự tôn nên cái tôi dễ rơi vào cô độc, không có chỗ bám víu. Cái buồn, nỗi đau, bi kịch

thƣờng vây xung quanh cái tôi, đẩy nó vào “hố thẳm” (Phạm Công Thiện) của sự bất hòa, tuyệt vọng. Thoát ly là nhu cầu không thể không diễn ra trong tình thế ấy của cái tôi. Thoát ly chính là một mỹ cảm có tính loại hình của Thơ mới. Có kẻ thoát ly vào trăng, ngƣời lên tiên, kẻ mơ tinh cầu xa xôi lạnh lẽo, kẻ cúi đầu khẩn cầu thƣợng đế,… Rƣợu, thuốc phiện, ca lâu tửu quán, xê dịch, giang hồ, trụy lạc, cái chết,… chỉ là những trạng thái cực đoan của nỗi tuyệt vọng. Trong trạng thái tinh thần của Thơ mới, thực tại “mơ về” (G. Bachelard) là những ảnh hình của hồi tƣởng, huyễn tƣởng, viễn tƣởng đƣợc kết dệt trong cơn mê sảng của ý thức, cơn tỉnh giấc của vô thức, sự quẫy cựa của tiềm thức. Con ngƣời cá nhân ấy là Thế Lữ: Ngón đàn thêm một đường tơ/ Mà

người sương gió nghìn thu nhọc nhằn…/ Biết sao trái được tính trời/ Giang hồ cốt ấy trọn đời phiêu linh (Giang hồ), là những cơn say nghiêng ngả của Vũ Hoàng Chƣơng: Say đi em! Say cho lơi lả ánh đèn/ Cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt (Say đi em),

là nỗi cuống quýt, say sƣa, khát thèm của Xuân Diệu: Trời cao trêu nhử chén xanh êm/

Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm/ Nên lúc môi ta kề miệng thắm/ Trời ơi, ta muốn uống hồn em (Vô biên),… Có thể nói, sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân, những đòi hỏi

cốt thiết của con ngƣời trong tƣ cách là một giá trị bản nguyên đã khiến cho những giác vỏ siêu hình bị gọt bỏ, hiện hình nhân lõi cá thể ham sống, khát sống, khát yêu, âu lo, cô độc, đau thƣơng,… Cái khác biệt của hình thái sống này là nó không có một quy thức nào, không phải là những kinh nghiệm tiên nghiệm nhƣ các thi gia thời trung đại. Sự thực, trong thời đại của mình, các thi sĩ Thơ mới đã chối bỏ những “đại tự sự” của Thơ trung đại, hình thành các hệ mỹ cảm mới tuân theo sự mách bảo của tinh thần cái tôi. Trong Thơ trung đại, con ngƣời cá nhân đã bị đồng nhất với con ngƣời phận vị. Từ ý thức về thẩm mỹ quan của ngƣời trung đại, chúng tôi cho rằng ý thức phận vị là một phẩm chất đặc thù trong Thơ trung đại. Tuy nhiên, ý thức phận vị cần phải được hiểu

như là cái đẹp, cái hợp quy chuẩn của thời đại. Vì thế, phận vị cũng chính là nơi ý

thức cá nhân, ý thức thẩm mỹ, quan niệm về chất thơ đƣợc hiển lộ. Chu Văn An là bậc vạn thế sƣ biểu, thể hiện trong thơ mình ý thức ấy nhƣ là cái thanh cao của lòng, cái đẹp của kẻ bề tôi: Thốn tâm thù vị như hôi thổ/ Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy (Tấc

lòng chưa thể như tro nguội/ Nghe nhắc tiên hoàng giọt lệ sa). Con ngƣời cá nhân

trung đại dù có ý thức tự tôn đến bao nhiêu cũng không bao giờ giám vƣợt qua đạo lý, phận vị. Ở nhà là con, là cha, là chồng, là vợ, ra chốn doanh hoàn là bề tôi, quân thần,

bằng hữu,… Con ngƣời cá nhân trong Thơ mới khác hoàn toàn với hình thái này. Hàn Mặc Tử đã thốt lên những câu phạm thƣợng: Để vừa dâng, vừa hiệp bốn mùa xuân/

Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế (Đêm xuân cầu nguyện), Ngọc như ý vô tri còn biết cả/ Huống chi tôi là Thánh thể kết tinh (Thánh nữ đồng trinh Maria). Dƣới góc

nhìn phận vị, Hàn Mặc Tử là một con chiên, một tín đồ đƣợc dẫn dắt bởi đức tin lành thánh của Thiên Chúa. Nhƣng, cái tôi cá thể, dƣờng nhƣ đã quên mất phận vị ấy, để biểu đạt sự giàu có, phƣơng phi của tinh thần, sự thanh khiết trọng vì của phẩm tính. Ở đây chúng ta cần phải liên tƣởng đến một bí tích tôn giáo trong kinh Thánh để hiểu Thánh thể kết tinh. Thánh thể kết tinh chính là Đức Chúa, là hình hài của đấng toàn năng. Sự phạm thƣợng ấy trong xã hội trung đại đáng vào tội khi quân, liên lụy không biết bao ngƣời. Nhƣng ở thời Thơ mới, sự khi quân càng cho thấy một ý thức khẳng định cái tôi, khẳng định sự hiện diện của mình trong những biểu tƣợng quyền lực nhất. Tƣơng tự nhƣ thế, căm giận sự tha hóa của con ngƣời đô thị, kẻ mang lòng sơn dã trong thơ Đinh Hùng đã ra tay hủy diệt tất cả và quay về tiền sinh, tiền sử. Dã nhân mang lòng bạo vƣơng trong thơ Đinh Hùng là một hình tƣợng tiêu biểu cho ý thức tối cao của cá nhân, của cái tôi trong thế giới nghệ thuật mỗi tác giả Thơ mới. Có thể nói, với những biểu hiện của mình, hƣớng vận động của tƣ duy Thơ trung đại là từ cá thế đến siêu cá thể, còn Thơ mới lại vận động từ siêu cá thể đến cá thể.

Thứ hai, cùng với sự xuất hiện của hệ giá trị cá nhân là quá trình dịch chuyển từ lớp biểu tượng cộng đồng sang biểu tượng cá nhân. Nói gọn hơn, trong Thơ mới hiện

diện một hệ thống ký hiệu, biểu tƣợng mang màu sắc cá nhân, thay vì cố gắng mài trác cho khớp với đại tƣợng nhƣ thơ thời trung đại. Các nhà thơ trung đại tƣ duy bằng biểu tƣợng ƣớc lệ. Chính điều đó qua quá trình lâu dài đã đƣa Thơ trung đại trở thành một loại hình thơ đặc trƣng - Biểu tƣợng của cộng đồng đã trở thành trung tâm của tƣ duy loại hình Thơ trung đại. Đó là những biểu trƣng cho mỹ học, cho thế giới quan, nhân sinh quan của con ngƣời trung đại. Giá trị quan của ngƣời trung đại đã thông tƣờng ý nghĩa biểu trƣng của Ngọc, Tuyết, Mai, Tùng, Cúc, Trúc, Long, Ly, Quy, Phụng, Tam Đa, Tứ Quý, Thất Hiền, Bát Bửu,… Trong khi, biểu tƣợng của Thơ mới trở nên hết sức phức tạp bởi căn nguyên kiến tạo của nó là kinh nghiệm cá nhân cá thể. Con ngƣời cá nhân với sự trải nghiệm đặc thù, không lặp lại ở cá nhân khác đã đem đến những hệ thống biểu tƣợng khác nhau. Ánh trăng và tâm thế này chỉ có thể thấy trong thế giới

Điêu tàn của Chế Lan Viên: Ta cởi truồng ra! Ta cởi truồng ra/ Ngoài kia trăng sáng chảy bao la/ Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn/ Thôi ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn/ Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da (Tắm trăng). Với Xuân Diệu: Trăng vú mộng đã muôn đời thi sĩ/ Đưa hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy (Ca tụng); với Nguyễn Bính: Đêm nay mới thật là đêm/ Ai đem giăng dãi lên trên vườn chè (Thời trước), còn Hàn

Mặc Tử: Hôm nay có một nửa trăng thôi/ Một nửa trang ai cắn vỡ rồi (Một nửa

trăng),… Biểu tƣợng của Thơ mới phải đƣợc đánh giá trên hai cấp độ: cấp độ là những

biểu tƣợng của cá nhân và cấp độ biểu tƣợng của cộng đồng. Cá nhân, dù sao vẫn có những mẫu số chung là dân tộc, thời đại, truyền thống. Đó là những hằng số văn hóa mà con ngƣời thụ nhận. Biểu tƣợng cá nhân vẫn có những nét nghĩa biểu trƣng tƣơng đồng, gặp gỡ với ý nghĩa biểu trƣng của cộng đồng. Nhƣng, thời Thơ mới và sau này nữa trong thơ hậu Thơ mới, nó luôn nỗ lực đi chệch ra khỏi tâm thức cộng đồng để kiến tạo chân dung của hiện hữu. Nhận diện một số biểu tƣợng trong Thơ mới, từ con hổ - chúa sơn lâm trong vƣờn bách thú đến trăng, hồn, máu, lệ trong thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, từ bến đò, dòng sông, con thuyền, mƣa nắng trong thơ Nguyễn Bính, Huy Cận, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Yến Lan đến bƣớc chân trẩy hội chùa Hƣơng của cô gái mới lớn trong thơ Nguyễn Nhƣợc Pháp, phiên chợ tết của Đoàn Văn Cừ,… ngƣời ta đã thấy tự nó khác nhau và khác với các biểu tƣợng thời trung đại. Biểu tƣợng của Thơ trung đại và biểu tƣợng của Thơ mới đã không còn trùng khít lên nhau. Mã cá nhân trong biểu tƣợng Thơ mới dẫn tƣ duy về cả vô thức, tiềm thức, gọi dậy cấu trúc tinh thần Anima/Animus (G. Jung), trong khi Thơ trung đại khƣớc từ điều này để hƣớng tới sự duy lý. Kinh nghiệm thẩm mỹ của cá thể luôn chệch ra khỏi khuôn khổ của cộng đồng, để tìm con đƣờng, cách thức hiện diện của riêng mình. Nhìn lại sự hiện diện của biểu tƣợng, điều khiến ngƣời ta thừa nhận tƣ cách loại hình của Thơ mới chính là biểu tượng của Thơ mới là sự hòa huyết của biểu

tượng phương Đông và biểu tượng phương Tây. Chúng tôi rất tán thành với Chu Văn

Sơn khi ông cho rằng, biểu tƣợng trong Thơ trung đại xây dựng trên cơ chế xếp chồng các nghĩa bóng trong tiền niệm của cộng đồng. Bởi thế, trƣớc một biểu tƣợng, đa phần con ngƣời đều diễn giải nhƣ nhau. Ký ức tập thể đã dẫn họ đến những kho kinh nghiệm bồi đắp trong truyền thống mỹ học cộng đồng. Ngƣợc lại, biểu tƣợng của Thơ mới vừa xây cất trên truyền thống ẩn dụ vừa học tập đƣợc đặc tính phức hợp trong tinh hoa biểu tƣợng phƣơng Tây. Nói cách khác, biểu tƣợng của Thơ mới vừa có bề dày

của truyền thống ẩn dụ, vừa có sự đa diện, phức hợp của dấu ấn phƣơng Tây. Nếu Nguyễn Du miêu tả Thúy Kiều: Làn thu thủy nét xuân sơn/ Mây ghen thua thắm liễu

hờn kém xanh thì đến Bích Khê, giai nhân đã hiện hình: Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm/ Nàng là hương hay nhan sắc lên hương/Đây hàng châu rung ánh sóng nghê thường/ Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc/ Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc/ Vài chút trăng say đọng ở làn môi. Đó là sự khác biệt của hai cơ cấu thực hành biểu

tƣợng. Và, đó cũng là “con đƣờng đế vƣơng” của Thơ mới.

Thứ ba, tư duy và mỹ cảm Thơ mới phản ứng lại Thơ trung đại để duy trì quá trình dịch chuyển từ đặc tính quy ước của mỹ học đồng nhất sang tính phi quy ước của mỹ học đối lập. Mỹ học của Thơ trung đại là gì? Đó là “mỹ học đồng nhất” (UI.

Lotman), mỹ học chức năng. Thơ trung đại đƣợc bàn đến trong nghiên cứu của chúng tôi là thơ Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ thế kỷ X đến khi xuất hiện phong trào Thơ mới. Cách định danh Thơ trung đại chỉ một loại hình thơ thuộc về thời trung đại, khác với Thơ mới thời cận hiện đại và thơ sau Thơ mới thời hiện đại và hậu hiện đại. Thời trung đại là một thời kỳ đƣợc hình dung qua diễn giải, tƣởng tƣợng lịch đại. Ngƣời ta đã hình dung về thời trung đại, con ngƣời trung đại qua những thƣ tịch văn, sử, triết và có tri thức về thời đại dài rộng ấy trong quá trình thông diễn các thƣ tịch. Thơ trung đại là một loại hình văn học, một thực tại đƣợc quy ƣớc, kiến tạo nên tinh thần con ngƣời thời trung đại. Thơ trung đại Việt Nam chính là kết tinh của tinh thần Việt Nam trong quá khứ. Nếu Thơ mới tư duy dựa trên kinh nghiệm cá thể thì Thơ

trung đại tư duy dựa trên tư duy chuẩn mực của cộng đồng. Chuẩn mực này đƣợc kiến

tạo bằng Đạo nhƣ là nguyên lý tối cao để tổ chức đời sống xã hội trung đại. Chuẩn mực cộng đồng tạo nên một thứ mỹ học đúng nhƣ IU. Lotman đã chỉ ra: mỹ học đồng nhất. Sự đồng nhất của những thực thể với cái chuẩn mực đã đƣợc quy ƣớc tạo nên tri thức, giá trị của thời đại. Đúng với chuẩn mực ấy là chân lý. Kẻ nắm giữ chân lý là kẻ có quyền lực. Thơ cũng không ngoài những kiến tạo ấy. Nếu không có tích thì thơ Phạm Ngũ Lão có thể là thơ Trần Quang Khải. Không đề tên thì thơ thiền của Mãn Giác, Vạn Hạnh, Không Lộ phân biệt với nhau thế nào? Cũng nhƣ thế, Cảm hoài của Đặng Dung có thể là thơ của bất cứ danh tƣớng nào mang lòng trung quân vị quốc. Thơ quốc âm của Nguyễn Trãi chẳng phải đã có lúc không thể phân biệt với thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm,… Điều đó nói lên tính chất phi cá thể của Thơ trung đại. Chuẩn

mực đạo đức luân lý, vẻ đẹp ƣớc lệ đã kiến tạo nên chủ thể sáng tạo Thơ trung đại là một siêu cá thể. Lời của siêu cá thể này có thể đặt vào miệng bất kỳ ai trong xã hội trung đại. Con ngƣời cá nhân trong Thơ trung đại vẫn có, vẫn tồn tại nhƣng nó nhỏ bé quá, phải núp sau cái đƣờng bệ của cộng đồng. Về thực tế, cá thể bị xóa nhòa, cả cộng đồng cũng đƣợc gọt giũa theo chuẩn mực đã quy ƣớc. Quy ƣớc này hình thành một bộ khung, bộ tiêu chí để xác lập tính thơ, tính văn chƣơng trong sáng tác trung đại. Chất thơ của Thơ trung đại chính là khả năng thích ứng của ý thức thẩm mỹ với ý thức về con ngƣời đạo lý, con ngƣời đƣợc tu dƣỡng, mài giũa trong giáo lý. Thơ phải nói lên đƣợc cái ý chí, hoài bão, khát vọng Tu - Tề - Bình - Trị, phải nói đƣợc nỗi lòng ƣu thời mẫn thế, trí quân trạch dân,… Trong những lúc hành tàng xuất xử Thơ trung đại thể hiện những chuyển hóa trong đức sinh của Nho gia, đức hòa đồng của Đạo gia và cái tĩnh lặng thâm sâu của Phật pháp (ý Trần Đình Sử). Con ngƣời trung đại phi cá thể nên phi thời gian, phi không gian. Họ sống trong sự hòa đồng với đất trời vạn vật, thời gian tuần hoàn. Chính quan niệm này mà con ngƣời trung đại sống tự tại, vô úy: Thân như

chớp ảnh có rồi không/Cây cối xuân tươi thu não nùng/Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ

Một phần của tài liệu Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)