Nghiên cứu loại hình Thơ mới từ 1975 đến nay

Một phần của tài liệu Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình (Trang 28 - 32)

6. Cấu trúc của luận án

1.4.Nghiên cứu loại hình Thơ mới từ 1975 đến nay

Định mệnh lƣu đầy trong thời chiến lại trở thành một lực hấp dẫn của Thơ mới sau 1975. Thơ mới đã có ngày về huy hoàng trên một đất nƣớc thống nhất, đặc biệt là sau bƣớc ngoặt đổi mới (1986). Từ năm 1989, Lê Đình Kỵ tái bản Thơ mới những bước thăng trầm (xuất bản lần đầu năm 1964) nhận định về bản mệnh của Thơ mới.

Sau khi nêu lại những thăng trầm khai sinh của Thơ mới, đặc biệt điểm lại những quan điểm đánh giá Thơ mới thời kỳ chiến tranh ở miền Bắc, tác giả công trình đã phác thảo những đóng góp của Thơ mới trên các phƣơng diện: câu thơ, nhịp điệu, cảm xúc cá nhân bùng nổ, chủ đề thiên nhiên mở rộng. Các đóng góp này hiển nhiên đã mở hƣớng tƣ duy loại hình đối thoại về phía Thơ trung đại [46].

Năm 1992, xuất hiện Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy, phê bình phong cách học

Thơ mới với những đỉnh cao rực rỡ của loại hình thơ ca này. Xâu chuỗi những bài viết của Đỗ Lai Thúy trong sách, ta thấy tác giả đã nhìn Thơ mới với tƣ cách là một loại hình thơ từ góc nhìn phong cách học. Từ Xuân Diệu ám ảnh thời gian đến Huy Cận khắc khoải không gian, kiểu tƣ duy thơ Hàn Mặc Tử đến kiến trúc chiêm bao của Đinh

Hùng, từ một Vũ Hoàng Chƣơng “Đào nguyên lạc lối” đến đƣờng về chân quê của Nguyễn Bính,... Phong cách học Thơ mới dựng nên phong cách của những cái tôi nhƣ là một lõi trục để Đỗ Lai Thúy tìm kiếm tƣ cách tồn tại của Thơ mới - “hành trình cái tôi, hành trình nghệ thuật” [104, tr. 234]. Năm 1993, xuất hiện công trình Nhìn lại một

cuộc cách mạng trong thi ca: 60 năm phong trào thơ mới do Huy Cận, Hà Minh Đức

biên soạn trên cơ sở các tham luận của Hội thảo kỷ niệm 60 năm phong trào Thơ mới. Năm 1994, Nguyễn Quốc Túy hoàn thành công trình Thơ mới, bình minh thơ Việt Nam

hiện đại. Trong công trình này tƣ duy loại hình của Nguyễn Quốc Túy thể hiện ở chỗ

ông chỉ ra những đặc điểm chứng minh Thơ mới là bình minh thơ Việt Nam hiện đại: cái tôi trở thành phƣơng thức biểu hiện, sự xuất hiện bài thơ nhƣ một đơn vị cấu trúc ngôn ngữ thể loại, xuất hiện đoạn thơ, khổ thơ,... [110]. Năm 1996, Nguyễn Quốc Túy công bố luận án PTS: Nhìn lại vấn đề đánh giá thơ mới trong 60 năm (1932 - 1992),

trong đó xem xét lại tất cả các đánh giá, nhận định về Thơ mới từ khi ra đời đến 1992. Rõ ràng đây là một công trình đặt ra vấn đề xem xét những đánh giá về loại hình Thơ mới - đối tƣợng không phải Thơ mới. Tác giả đã nêu lại các công trình nghiên cứu Thơ mới cho đến thời điểm 1992, ở trong nƣớc - miền Bắc, miền Nam và nƣớc ngoài đồng thời phân chia các tiêu chí đánh giá: từ giá trị văn chƣơng, góc nhìn xã hội, đạo đức, cá nhân,... Nguyễn Quốc Túy cũng đi phân tích các hệ pháp đánh giá Thơ mới trong lịch sử nhƣ: ấn tƣợng, thi pháp học, phong cách học, xã hội học,... Kết luận của tác giả là các đánh giá, phƣơng pháp nghiên cứu đã chứng tỏ sự giàu có, thành công của Thơ mới [111]. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Túy rất hữu ích đối với chúng tôi trên phƣơng diện lịch sử vấn đề. Bởi đổi tƣợng nghiên cứu của Nguyễn Quốc Túy là những đánh giá, nhận định về Thơ mới. Tuy nhiên, khi khảo sát lại những đánh giá về Thơ mới, xem xét công trình của Nguyễn Quốc Túy, chúng tôi nhận thấy tác giả vẫn chƣa khái quát hƣớng nghiên cứu loại hình học từ các đánh giá, nhận định về Thơ mới trong 60 năm trƣớc đó.

Nghiên cứu về loại hình Thơ mới phải nhắc đến những công trình, bài viết của Trần Đình Sử. Từ Thi pháp thơ Tố Hữu đến Những thế giới nghệ thuật thơ, từ bài viết phân định loại hình Thơ lãng mạn với Thơ cổ điển, Thơ cách mạng đến bài Thơ mới và

sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam, Trần Đình Sử đã nêu lên những vấn đề có

tính cốt lõi để nghiên cứu Thơ mới nhƣ một Hệ thống thi pháp mới phân biệt với Thi pháp thơ cổ điển. Nhãn quan về hình thức thơ, nhãn quan tạo hình hƣớng ngoại, kiểu câu thơ, kiểu thi nhân,... đã đƣợc Trần Đình Sử luận giải và đƣợc nhiều thế hệ đi sau

kế thừa. Điều quan trọng nhất chính là Thơ mới biểu hiện một hệ thống thi pháp mới ứng với hệ giá trị của con ngƣời cá nhân có truyền thống từ văn hóa Phục Hƣng của phƣơng Tây với quá trình cận hiện đại của các quốc gia Châu Á [84].

Xoáy sâu vào cấu trúc loại hình của Thơ mới phải kể đến những công trình nghiên cứu từ những năm 1999 đến nay. Năm 1999, Phan Huy Dũng nghiên cứu vấn đề Kết cấu thơ trữ tình. Trong luận án của mình, Phan Huy Dũng đã chia Thơ Việt

Nam thành ba loại hình: Thơ trữ tình dân gian, Thơ trữ tình cổ điển, Thơ trữ tình hiện đại và tập trung nghiên cứu kết cấu của ba loại hình này. Từ việc nhận diện kết cấu thơ trữ tình dân gian, kết cấu thơ trữ tình cổ điển, xoáy sâu vào loại hình Thơ trữ tình hiện đại với các tiểu loại hình Thơ lãng mạn, Thơ tƣợng trƣng, Thơ siêu thực có thể thấy rất rõ những đƣờng biên loại hình hiện lên trong quá trình xử lý tƣơng quan giữa các đối tƣợng. Phan Huy Dũng đã lấy loại hình kết cấu làm điểm quy chiếu, nhận diện các loại hình thơ. Với ba nguyên tắc kết cấu: Tôn trọng dòng chảy tự nhiên, sống động của cảm xúc cá nhân cá thể; Đặt ở bình diện thứ nhất cảm xúc trực tiếp của nhân vật trữ tình; Nhấn mạnh sự tồn tại độc lập của khách thể miêu tả, Phan Huy Dũng đã góp

thêm một góc nhìn về loại hình Thơ mới [27].

Tập trung vào vấn đề Giọng điệu trong thơ trữ tình nhƣ một tiêu chí nhận diện

phong cách, Nguyễn Đăng Điệp sau khi phân chia thơ Việt Nam thành ba loại hình và nhận diện giọng điệu: thơ dân gian, thơ trung đại, thơ hiện đại, hƣớng đến nắm bắt chủ âm của Thời đại Thơ mới. Theo ông, giọng điệu thời đại Thơ mới có “Âm hƣởng chính: buồn, cô đơn”. Về cơ bản, đây là một công trình nghiên cứu Thơ từ phƣơng pháp loại hình. Trục làm việc của tác giả chính là loại hình giọng điệu nhƣ một biểu hiện của phong cách tác giả, phong cách của trào lƣu, khuynh hƣớng và thời đại [22].

Nhìn Thơ mới từ những giá trị kết tinh, năm 2003, Chu Văn Sơn xuất bản công trình Ba đỉnh cao thơ mới. Đây là công trình nghiên cứu công phu về Xuân Diệu,

Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử, có những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu loại hình Thơ mới. Ba tiểu luận: Xuân Diệu - tù nhân của chữ tình/ Nguyễn Bính - và “kiếp

con chim lìa đàn”/ Hàn Mặc Tử - chàng thi sĩ khao khát cái tột cùng, đem đến nhãn

quan về loại hình Thơ mới từ hệ quy chiếu của tƣ duy/ mỹ cảm thơ, chất thơ mà chúng tôi sẽ triển khai sau này [81].

Tập trung vào khuynh hƣớng tƣợng trƣng, làm nên một tiểu loại hình trong Thơ mới có công trình Những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng trong thơ mới của Nguyễn Hữu Hiếu. Mặc dù không phải là một nghiên cứu tổng thể về loại hình Thơ mới, nhƣng những đóng góp của luận án đã minh chứng tồn tại một tiểu loại hình Thơ tƣợng trƣng nhƣ là đỉnh cao của Thơ mới trên lộ trình hiện đại hóa [40].

Năm 2006, tác giả Lê Thị Anh xuất bản cuốn sách Thơ mới với Thơ Đường. Đây cũng là một luận án đã đƣợc nâng cấp thành chuyên luận với vấn đề đặt ra rất cụ thể ngay từ tên sách. Tuy nhiên, đây lại không phải là một công trình nghiên cứu Thơ mới từ góc độ loại hình với chủ ý xác lập vị thế của Thơ mới trƣớc Thơ Đƣờng. Vấn đề đƣợc tác giả giải quyết từ hƣớng kiếm tìm những tƣơng đồng giữa hai loại hình thơ này. Sự tƣơng đồng có tính kế thừa, tiếp thu của Thơ mới với Thơ Đƣờng trên các phƣơng diện nội dung, thi pháp, thể loại và vấn đề sự hòa đồng của Thơ Đƣờng, Thơ Pháp trong Thơ mới. Tƣơng đồng này, bản thân nó không xác lập tính loại hình của Thơ mới trong tƣơng quan với Thơ Đƣờng [2].

Chú ý đến vấn đề thể loại, năm 2006, Hoàng Sĩ Nguyên hoàn thành luận án Thơ

mới nhìn từ sự vận động thể loại. Thơ mới, từ hƣớng nhìn của Hoàng Sĩ Nguyên hiện

lên với những thể loại tiêu biểu và quá trình vận động từ kế thừa, thử nghiệm và hoàn thiện. Ngôn ngữ Thơ mới cũng đã đƣợc tác giả bàn đến trong tƣ cách là hình thức nghệ thuật có sự vận động từ trung đại sang hiện đại. Rõ ràng, với góc nhìn thể loại, Thơ mới đã tiếp tục đƣợc nhận diện sâu hơn về bản thể của mình [65].

Xem Thơ mới là một hiện tƣợng văn hóa lớn, Hoàng Thị Huế đã chú ý đến vấn đề quan hệ văn hóa - văn học trong Thơ mới. Tƣơng quan văn hóa - văn học là mối quan hệ tất yếu. Thơ mới là một hiện tƣợng văn hóa với đặc thù của bối cảnh ra đời và sinh trƣởng đã minh chứng cho sự vận động của văn hóa trong lòng thời đại. Tác giả luận án đã đề cập đến các vấn đề kiểu nhà thơ, đối tƣợng thẩm mỹ, mô hình tƣ duy, cuộc cách mạng về thể loại, cảm thức văn hóa trong ngôn ngữ nghệ thuật và các biểu trƣng văn hóa,... Từ góc nhìn văn hóa, xuyên qua các thời đoạn của lịch sử, rõ ràng Thơ mới đã xác lập đƣợc khí hậu văn hóa, quyển văn hóa của riêng mình trong không gian văn hóa Việt Nam [42].

Còn có thể điểm thêm một số công trình nghiên cứu tổng thể về Thơ mới với tƣ cách là một loại hình nhƣ: Vấn đề chủ thể tiếp nhận qua lịch sử tiếp nhận thơ mới (Mai

Thị Liên Giang), Thơ làng quê trong phong trào thơ mới 1932 - 1945 (Nguyễn Văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thắng), Ý thức tự do trong phong trào thơ mới (Đặng Thị Ngọc Phƣợng),... Tuy nhiên, công trình của Mai Thị Liên Giang thuộc mã ngành lý luận mà đối tƣợng nghiên cứu chính là chủ thể tiếp nhận nhƣ một vấn đề lý thuyết, lấy chủ thể tiếp nhận Thơ mới làm bảo chứng [32]. Nguyễn Văn Thắng xoáy vào một mảng của Thơ mới là Thơ làng quê nhƣ một khía cạnh tiểu loại hình nên chƣa làm nổi bật đặc trƣng loại hình Thơ mới trong tƣơng quan với các loại hình thơ khác trƣớc và sau Thơ mới [91]. Vấn đề ý thức tự do trong Thơ mới mà Đặng Thị Ngọc Phƣợng triển khai đã làm rõ những biểu hiện về nội dung và hình thức nghệ thuật của Thơ mới, nhƣng vẫn chƣa đặt Thơ mới trong thế tƣơng quan loại hình với Thơ trung đại và Thơ hậu Thơ mới [71].

Năm 2012, nhân 80 năm phong trào Thơ mới, nhiều hoạt động kỷ niệm, tọa đàm, hội thảo khoa học đã diễn ra trên phạm vi cả nƣớc. Đáng lƣu ý là Hội thảo: Thơ mới và

Tự lực văn đoàn, 80 năm nhìn lại do Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học thành phố

Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Sài Gòn, Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngữ văn Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Thế giới mới tổ chức, tháng 9/2012. Cũng thời gian này, Viện Văn học tổ chức tọa đàm: 80 năm phong trào Thơ mới cũng thu hút

đƣợc rất đông đảo các học giả quan tâm. Vấn đề loại hình Thơ mới lại đƣợc đặt ra trong các bài viết của Phan Trọng Thƣởng (Thơ mới - Một hiện tượng lịch sử có tính

khu vực), Trần Đình Sử (Mấy vấn đề thi pháp Thơ mới như là một cuộc cách mạng trong thơ Việt), Hà Minh Đức (Thơ tình trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945), Đỗ

Lai Thúy (Thơ mới thành công và thất bại của thành công),… [114].

Một phần của tài liệu Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình (Trang 28 - 32)