Nghiên cứu loại hình thơ

Một phần của tài liệu Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình (Trang 51 - 58)

6. Cấu trúc của luận án

2.3. Nghiên cứu loại hình thơ

Nghiên cứu loại hình để chỉ ra một cộng đồng thẩm mỹ trong thơ ở Việt Nam có thể kể đến việc định dạng Thơ Thiền, Thơ ngôn chí, Thơ vịnh cảnh, Thơ ẩn dật, thơ trữ tình dân gian, thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm,… Thực ra, bất kỳ một sự tổng hợp, phân loại thơ nào dựa trên một hệ tiêu chí xác định sự tƣơng đồng có tính quy luật giữa các hiện tƣợng thơ đều là một nghiên cứu loại hình thơ. Trong công trình Những thế giới nghệ thuật thơ, Trần Đình Sử đã nghiên cứu “những loại hình thơ ca” bao gồm: Thơ cổ điển, Thơ lãng mạn, Thơ tượng trưng, Thơ cách mạng. Tƣ tƣởng cốt lõi của Trần Đình Sử là

nghiên cứu các loại hình thơ từ góc độ thi pháp học. Đúng hơn, ông đã dùng thi pháp học để định danh, định dạng các loại hình thơ. Sự thay đổi hay vận động, chuyển biến của các loại hình thơ trong quan điểm của Trần Đình Sử là sự thay đổi của thi pháp thơ. Lý thuyết thi pháp học vẫn đƣợc Trần Đình Sử sử dụng nhƣ là một hệ pháp để thâm nhập vào đối tƣợng, nhận ra những “tƣơng đồng loại hình” của các hiện tƣợng thơ ca. Chúng tôi đƣợc kế thừa rất nhiều từ tƣ duy nghiên cứu loại hình của ông.

Chu Văn Sơn trong quá trình nghiên cứu Hàn Mặc Tử đã xác lập loại hình Thơ điên với một hệ năm tiêu chí thể hiện mỹ học của cái “tột cùng”: Nguồn cảm xúc đặc

thù là Đau thương/ Chủ thể là một cái tôi ly hợp bất định/ Mạch liên kết của Thơ điên là dòng tâm tư bất định/ Kênh hình ảnh kỳ dị/ Lớp ngôn từ cực tả. Có thể nói, ngũ

hành này tạo nên vũ trụ Đau thương của Hàn Mặc Tử [81]. Loại hình Thơ điên là một nghiên cứu nội quan điển hình của Chu Văn Sơn. Nghiên cứu này gợi lên cho chúng tôi những điểm lƣu ý quan trọng trong việc xác định các tiêu chí, hệ quy chiếu phân định loại hình Thơ mới.

Không gọi là loại hình thơ trong nghiên cứu của mình nhƣng theo chúng tôi, Đỗ Lai Thúy đã có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu vấn đề này. Từ công trình Mắt thơ (1992) đến Thơ như là mỹ học của cái khác (2012) đã nói lên tƣ tƣởng của Đỗ Lai

Thúy khi thâm nhập vào lịch sử mỹ học thơ ca Việt Nam. Xác lập các hệ hình lịch sử:

tiền hiện đại, hiện đại và hậu hiện đại, Đỗ Lai Thúy chỉ ra “phạm trù mỹ học chủ đạo”

của tiền hiện đại là cái đẹp, của hiện đại là cái cao cả, cái siêu tuyệt và thời hậu hiện đại là cái khác [106]. Dựa trên quan điểm hệ hình (paradigm) của Thomas. S. Kuhn, với cách hiểu: “biểu hiện toàn bộ tập hợp những tín niệm, những giá trị đƣợc thừa nhận và những kỹ thuật mà mọi thành viên của một nhóm hay cộng đồng có chung…”. Một “hệ hình” thƣờng mang “quyền lực” chi phối và lôi cuốn thành viên, nhóm, cộng đồng vào từ trƣờng của nó. Tuy nhiên, “Khi những khiếm khuyết của “mẫu hình” ngày càng trở nên hiển nhiên và một “mẫu hình” thay thế đang dần hình thành thì sẽ có một sự biến đổi đột ngột xuất hiện: sự biến đổi đột ngột đó chính là một “cuộc cách mạng khoa học” [102, tr 10 - 12]. Sự thay đổi hệ hình kết hợp với tƣ tƣởng nhân học văn hóa về “cái khác” là điểm tựa trong việc thiết lập lịch sử mỹ học thơ Việt của Đỗ Lai Thúy. Ở phƣơng diện là các tiểu loại hình, những nghiên cứu về loại hình Kết cấu thơ trữ

tình của Phan Huy Dũng, Giọng điệu trong thơ trữ tình của Nguyễn Đăng Điệp,… đã đi

vào những quy luật nội tại, mang tính thành tố của cấu trúc loại hình Thơ mới. Trong công trình của mình, Phan Huy Dũng cũng đã kế thừa những tƣ tƣởng phân chia loại hình của những ngƣời đi trƣớc, đồng thời ông đã tiến hành phân định thơ trữ tình thành ba loại hình: Trữ tình dân gian, Trữ tình cổ điển, Trữ tình hiện đại [27]. Trần Đình Sử nói đến vấn đề kiểu sáng tác, Phan Huy Dũng nói đến kiểu tác giả của loại hình thơ, chúng tôi tin rằng kiểu tƣ duy chính là cốt lõi của kiểu sáng tác, kiểu tác giả. Nhận thức này đƣợc củng cố thêm từ phƣơng pháp luận của Hegel, V.IA. Propp và C. Lévi Strauss.

Cùng với kết cấu, giọng điệu nghệ thuật là một thành tố quan trọng trong cấu trúc loại hình Thơ trữ tình. Nguyễn Đăng Điệp trong công trình của mình đã căn cứ vào giọng điệu nhƣ một mã thẩm mỹ, một đặc trƣng để nhận diện diễn ngôn Thơ mới. Giọng điệu trở thành một trong những từ khóa quan trọng, đặc biệt với loại hình thơ do tính cá thể, chủ quan của nó [22].

Nghiên cứu loại hình thơ tuân thủ những quan điểm của lý thuyết nghiên cứu loại hình văn học nói chung. Nghĩa là cũng kiếm tìm một “cộng đồng thẩm mỹ” trên cơ sở khảo xét các hiện tƣợng thơ. Nghiên cứu loại hình thơ giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong tổng thể của một nền thơ, một thời đại, một phong trào,… để

xác lập mối tƣơng đồng có tính quy luật của các hiện tƣợng thơ. Từ các công trình của ngƣời đi trƣớc, có thể thấy, loại hình thơ có thể đƣợc phân định dựa trên những tiêu chí về: loại hình cái tôi, loại hình chủ đề, đề tài, loại hình thể loại, loại hình kết cấu, loại hình giọng điệu, loại hình câu thơ,… Vấn đề bao quát hơn chính là, kiểu tƣ duy nào hình thành nên những (tiểu) loại hình ấy. Vì thế, kiểu tƣ duy nằm ở phạm trù rộng lớn hơn, có tính thứ nhất và chi phối toàn bộ thi giới của tác giả, tác phẩm, trào lƣu, phong trào,… Sự tƣơng đồng của kiểu tƣ duy nhƣ thế cũng sẽ là một tiêu chí phổ quát để xác lập tính phổ quát loại hình Thơ.

Loại hình thơ có thể đƣợc tiến hành nghiên cứu trên một hệ quy chiếu: xếp chồng những tác phẩm thơ để tìm ra những trùng hợp nhất định làm nên tính tƣơng đồng. Từ đó nắm bắt đƣợc những quy luật, xác định đƣợc những nguyên tắc chi phối tới việc hình thành và phát triển của các tác phẩm (Chiều dọc). Khảo sát trong không gian, thời gian với tất cả các tác phẩm thơ đang vận động trong đời sống văn học nhằm xác định tính phổ quát chính là thao tác theo chiều ngang. Thế giới nghệ thuật là sản phẩm của tƣ duy nghệ thuật, đƣợc tạo dựng từ cấu trúc tinh thần của nhà thơ. Cấu trúc đó biểu lộ rất cụ thể qua tƣ duy thơ. Sự tƣơng đồng ngẫu nhiên trong quan niệm về thơ và chất thơ, trong cách thiết kế thi ảnh, trong cách thức tổ chức văn bản ngôn từ nghệ thuật, trong việc ƣu tiên lựa chọn phƣơng tiện cho sự biểu hiện,… làm nên sự tƣơng đồng trong tƣ duy nghệ thuật mà chúng tôi gọi là kiểu tƣ duy thơ. Kiểu tƣ duy chính là cốt lõi của sự phân chia loại hình thơ. Nó là hạt nhân chi phối mọi cơ chế khác trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Loại hình thơ cũng có nhiều cấp độ. Đó chính là nguyên tắc “định tính loại hình” trong lý thuyết loại hình học. Các loại hình phải đồng đẳng với nhau trong một thao tác nghiên cứu. Nghĩa là, loại hình thơ là phạm trù bao quát nhất, trong đó có thể có Thơ mới, Thơ trung đại, Thơ hậu Thơ mới, nhỏ hơn là Thơ lãng mạn, Thơ tƣợng trƣng, Thơ siêu thực, nhỏ hơn nữa là Thơ lục bát, Thơ song thất lục bát, Thơ Đƣờng luật, Thất ngôn bát cú, Thất ngôn tứ tuyệt,…

Nhƣ vậy, trong quan niệm của chúng tôi, loại hình thơ là một sự quy ƣớc dựa trên việc giải quyết mối quan hệ chung - riêng, tƣơng đồng và khác biệt, phổ biến và đặc thù để tìm ra một hệ quy chiếu nhằm xác lập các hiện tƣợng thơ vào cùng một chỉnh thể. Chỉnh thể này có một hệ trục phổ quát, hình thành trên cơ sở mối tƣơng đồng có tính quy luật, chi phối toàn thể đến các hiện tƣợng thơ. Hệ quy chiếu mà chúng tôi sử dụng

để nhận diện loại hình Thơ mới đó là: Kiểu tư duy thơ với các thành tố: Quan niệm về

chất thơ, Cách kiến tạo thế giới nghệ thuật (cách kiến tạo thi ảnh), Các phương tiện đặc thù cấu tạo thi giới (Nhạc tính, nhịp điệu, âm điệu,…). Chung quy, Kiểu tƣ duy

Thơ mới đƣợc soi chiếu ở hai bình diện lớn: Đặc tính và Cấu trúc. Hai phạm trù này tƣơng sinh, tƣơng hỗ. Từ đặc tính của chủ thể sáng tạo và tiếp nhận, của bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng đến đặc tính của sản phẩm nghệ thuật, từ cấu trúc tâm lý, lịch sử - xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng đến đặc tính của chủ thể, của sản phẩm nghệ thuật,… là quá trình nhị nguyên, song trùng. Thơ mới là sự hiện ra của quá trình đó.

2.4. Tiểu kết

Chƣơng 2 có tính chất là một chƣơng lý thuyết, làm cơ sở lý luận cho việc giải quyết vấn đề của luận án. Chƣơng này đƣợc cấu trúc thành ba phần: Loại hình học văn

học- những tiền đề lịch sử và nhận thức, Từ lý thuyết đến thực tiễn ứng dụng, Nghiên cứu loại hình thơ. Mục 2.1 trình bày lịch sử vận động, phát triển và du nhập của lý

thuyết, phƣơng pháp loại hình vào Việt Nam thông qua các tác phẩm, tác giả tiêu biểu. Mục 2.2 tập trung khảo sát các các công trình nghiên cứu trong nƣớc trực tiếp ứng dụng lý thuyết loại hình. Cũng ở mục này, chúng tôi trình bày một số hƣớng nghiên cứu loại hình học văn học để thấy tính đa dạng và khả năng nghiên cứu loại hình văn học. Mục 2.3 tập trung vào các công trình nghiên cứu trực tiếp về loại hình thơ để đúc kết những tri thức, phƣơng pháp luận hữu ích cho việc nghiên cứu loại hình Thơ mới. Từ những nhận thức ấy, luận án đề xuất một hƣớng nghiên cứu loại hình Thơ mới dựa trên đặc tính và cấu trúc của kiểu tƣ duy thơ.

CHƢƠNG 3

LOẠI HÌNH THƠ MỚI, NHÌN TỪ ĐẶC TÍNH KIỂU TƢ DUY

3.1. Tƣ duy thơ là gì?

Tƣ duy nghệ thuật nói chung và tƣ duy thơ nói riêng là những lĩnh vực trừu tƣợng, thuộc về tinh thần, tƣ tƣởng của chủ thể sáng tạo. Chính địa hạt đặc thù của tƣ tƣởng đã khiến cho những luận giải về nó mang đầy tính võ đoán. Tự đặt mình vào tƣ cách của một “biệt ngữ” trong hệ thống nghệ thuật ngôn từ, đối với thơ ca, cái đúng dƣờng nhƣ lại không phải là cứu cánh!

Sự “xét hỏi” một cách kỹ lƣỡng về tƣ duy nghệ thuật và tƣ duy thơ chính là con đƣờng ngắn nhất để hủy diệt chất thơ và nghệ thuật - “Ở đó, mỹ học không có phần” [19, tr. 102]. Nếu chúng ta biết đƣợc sáng tạo nhƣ thế nào có lẽ chúng ta đã không viết nhiều lời bàn tán về sự sáng tạo đến thế. Xét loại hình thơ nhƣ một cấu trúc chỉnh thể, điều quan trọng nhất để làm phát sinh và duy trì tính chỉnh thể đó chính là kiểu tƣ duy thơ. Mỗi loại hình thơ có một kiểu tƣ duy thơ riêng biệt, làm thành hạt nhân quyết định tƣ cách tồn tại của loại hình thơ đó. Nhƣ thế, kiểu tƣ duy thơ cũng là căn cứ tin cậy có tính cốt lõi nhất để phân định loại hình thơ trong tƣ duy loại hình học.

Sự vận động của loại hình thơ chính là sự vận động của kiểu tƣ duy thơ. Mọi nghiên cứu về thơ, nếu chƣa chạm đến lõi tƣ duy thơ nghĩa là chƣa đi vào trung tâm kiến tạo thi giới của nhà thơ, chƣa đụng đến bản chất mỹ học của thơ ca. Chính lý do ấy, sự nghiên cứu tâm lý học sáng tạo, tƣ duy thơ - dù biết “không có ích lợi gì cho nghệ thuật” nhất là “nghệ thuật vĩ đại” (Một cách nói ẩn dụ) vẫn là công việc cần thiết phải làm, song hành cùng sáng tạo nghệ thuật. R. Wellek và A. Warren hẳn đã có ý giễu nhại sự miệt mài bất lực của hƣớng nghiên cứu tâm lý học sáng tạo có tiền sử từ cổ đại. Nhƣng, chính các ông cũng là những kẻ luôn chậm muộn trong cuộc hành hƣơng đến ngôi đền thiêng của sự sáng tạo [75, tr. 155].

Về mặt logic, có thể hình dung tư duy thơ là một loại hình đặc thù của tư duy nghệ thuật, tư duy hình tượng và rộng nhất là tư duy nói chung của con người. Đây là

một hệ thống có tính chỉnh thể, khó tách bạch, phân liệt, nhƣng có thể khu biệt dựa trên phƣơng pháp, cơ chế và sản phẩm của nó. Sự khảo xét này đã đƣợc Nguyễn Bá Thành tiến hành khá kỹ trong công trình Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam

[94]. Trong công trình này tác giả đã giới thuyết về tƣ duy, tƣ duy khoa học, tƣ duy nghệ thuật, phân tích, diễn giải về các dạng thức tƣ duy, những lƣu trú, phát sinh đặc thù trên trí não,… Điều đó giúp chúng tôi tiết kiệm đƣợc thời gian và công sức để có thể đi ngay vào vấn đề chính của luận án là kiểu tƣ duy Thơ mới.

Tƣ duy thơ diễn ra trong tinh thần, trong mỹ cảm của chủ thể sáng tạo, là cái trừu tƣợng, chúng ta chỉ có thể tiếp cận tƣ duy thơ từ chính sản phẩm của nó là tác phẩm thơ (nghĩa là một quy trình ngƣợc, sự hồi quy trên những tín hiệu trong thế giới đƣợc quan niệm và trình hiện của thi sĩ). Tác phẩm là căn cứ có uy tín nhất để khảo sát tƣ duy thơ của thi sĩ. Tƣ duy thơ mang tính động, mang tính quá trình và thuộc về chủ thể sáng tạo - một cá nhân với ý thức chủ quan và một hệ giá trị mà bản thân theo đuổi, một cá nhân không tách biệt khỏi cộng đồng nhƣng kiến tạo tƣ cách hiện diện của mình bằng sự phân biệt với cộng đồng. Bản thân tƣ duy thơ của mỗi cá thể đều đƣợc nảy sinh trên một cơ tầng văn hóa nhất định. Cũng nhƣ, trên cùng một mảnh đất mà các loại cây cho hoa trái khác nhau. Sự khác biệt chính ở trong quá trình „„trao đổi chất‟‟ phản ánh đặc trƣng giống loài của chúng. Ở đây chúng tôi quan niệm, tƣ duy thơ là một yếu tố thuộc về cá tính, làm nên phong cách cá nhân.

Thế giới nghệ thuật thơ là sản phẩm của tư duy thơ. Nói cách khác thế giới nghệ

thuật chính là hình thái ngoại hiện của tƣ duy thơ. Từ các thao tác tƣởng tƣợng, liên tƣởng, suy tƣởng, các cơ chế thể nghiệm, xúc cảm, hƣ cấu, sáng tạo, điều chỉnh, lựa

chọn và kết hợp, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa hay cụ thể hóa đƣợc diễn ra. Cùng với

đó là quá trình nhận thức về phƣơng tiện, vật liệu - khả năng và tính chất, các hƣớng vận động để khơi tạo và duy trì mạch cảm xúc cho toàn thi phẩm, sự ý thức về loại hình, thể loại và các thủ pháp, cách thức biểu hiện đặc thù,… Tất cả những khâu đoạn ấy diễn ra trong nội giới của thi nhân làm thành một kiểu tƣ duy thơ. Tƣ duy thơ biểu hiện ra bằng tác phẩm, đó là thi giới, là hình tƣợng, ngôn từ, giọng điệu, nhịp điệu, nhạc tính. Nói gọn hơn, tƣ duy thơ là cách thức thi sĩ sáng tạo nên thi phẩm, diễn ra trong tinh thần và trí tƣởng. Sự khác biệt hay cơ chế vận động riêng khác của các thao tác/ cách tƣ duy thơ sẽ dẫn đến những kiểu tƣ duy thơ khác nhau. Khi ấy, những phong cách, loại hình thơ khác nhau sẽ ra đời.

Nhƣ đã nói, tƣ duy thơ là một hình thái đặc thù của tƣ duy nghệ thuật. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái toàn thể và bộ phận, giữa

giống và loài. Thơ là loại hình nghệ thuật ngôn từ mang phẩm tính chủ quan. Nghĩa là, tƣ duy thơ - thành tố trung tâm cấu tạo loại hình thơ thuộc về cá nhân chủ thế sáng tạo thi ca. Chỉ có sự trải nghiệm của “chính hắn”, sự “rực rỡ của thị kiến hắn”, “sự hỗn loạn hắn cảm thấy trong hắn” mới có khả năng kiến tạo một thế giới nghệ thuật của riêng hắn

Một phần của tài liệu Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)