6. Cấu trúc của luận án
2.1. Loại hình học văn học: những tiền đề lịch sử và nhận thức
Loại hình học (tiếng Anh: typology, tiếng Pháp: typologie) là khoa học nghiên
cứu về loại hình. Nghiên cứu lịch sử văn học không thể không chú ý vấn đề hệ thống các loại hình, loại thể của văn học. Khi tƣ duy nghiên cứu hƣớng tới yêu cầu tổng hợp, phân loại các hiện tƣợng văn học dựa trên những hệ tiêu chí khả dĩ có thể khái quát và thâu tóm thành một “cộng đồng thẩm mỹ” nhất định, nói lên tƣ cách tồn tại của chúng khi ấy loại hình học văn học ra đời. Lịch sử phát triển của hƣớng nghiên cứu này, trên bình diện lý thuyết phải tính từ thế kỉ thứ XVIII [54, tr. 29]. Tuy nhiên, tƣ duy loại hình đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ cổ đại. Điều đó cho thấy, lịch sử loại hình không tách rời lịch sử phát triển của tƣ duy, văn học và nghệ thuật.
Trong bối cảnh hiện nay, nghiên cứu văn học từ quan điểm liên ngành càng đặt loại hình học vào những khả năng mới để có thể xác lập thêm những hình thái vừa tổng quát vừa đa dạng của sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, trong bất kì thao tác tƣ duy khoa học nào, trên những đối tƣợng bất kì nào, tƣ duy loại hình, phƣơng pháp loại hình vẫn thể hiện tầm quan trọng của nó trong việc hƣớng tới một cái nhìn có tính xuyên suốt, bao quát mà không hỗn độn. Tƣ duy loại hình đem đến cho chúng ta cái nhìn mạch lạc về đối tƣợng, nhƣng không phải vì thế mà cứng nhắc. Sự linh hoạt nằm trong tính thống nhất, đa dạng là tiêu chí loại hình học hƣớng tới.
Nghiên cứu loại hình văn học ngƣời ta sẽ không nghi ngờ gì khi khởi đầu bằng những công trình thời cổ đại của Aristote. Đúng nhƣ M. Cagan đã nhận định, Aristote chính là ngƣời đã hình thành nguyên lý cơ bản cho tƣ duy loại hình trong thời đại của ông. Dựa trên nhận thức về sự mô phỏng (mimesic): mô phỏng cái gì, mô phỏng nhƣ thế nào và mô phỏng bằng cái gì, Aristote đã hình thành tƣ duy loại hình trên cơ sở phân loại loại hình nghệ thuật tự sự, trữ tình và kịch [4]. Dù còn chất phác, nhƣng từ những căn cứ của Aristote, soi chiếu vào thơ trữ tình Việt Nam, Thơ mới, có thể nhận ra những đặc tính mới trong “mô phỏng” khiến hình thành những cấu trúc mới, hình thái nghệ thuật mới, đƣa mỹ học thơ Việt vận động về phía hiện đại.
Nghiên cứu văn học trong tƣ cách là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, đặc biệt với Thơ trữ tình - một biệt ngữ, Mỹ học của Hegel đã gợi mở nhiều tƣ duy loại hình
quan trọng. Trong công trình kinh điển này, Hegel đã trình bày tƣ duy lý luận mỹ học của mình theo mô hình loại hình nghệ thuật. Ông đã tập trung vào “những hình thức đặc thù của cái đẹp” nhƣ: Hình thức nghệ thuật tƣợng trƣng, Hình thức cổ điển của nghệ thuật, Hình thức lãng mạn của nghệ thuật [30, tr. 490]. Ông cũng phân chia “Hệ thống các ngành nghệ thuật” thành: “Các nghệ thuật tạo hình: Kiến trúc và Điêu khắc”, “Các nghệ thuật lãng mạn: Hội họa, Âm nhạc, Thơ. Trong bản thân các loại hình, Hegel cũng đã tập trung lý giải những tính cách chung và tính cách đặc thù của từng loại hình để khẳng định tƣ cách tồn tại. Chẳng hạn với Thơ, ông chú ý đến “cái nên thơ”, phân biệt “tác phẩm nghệ thuật thơ và tác phẩm nghệ thuật văn xuôi”, “cách biểu đạt nên thơ” [30, tr. 483 - 588]. Với Thơ trữ tình Hegel cũng đi vào từng khía cạnh chung riêng, phổ biến và đặc thù nhƣ: “Tính chất chung của thơ trữ tình”, “Các phƣơng tiện đặc biệt của thơ trữ tình” [30, tr. 666 - 700]. Có thể nói, công trình lý luận mỹ học đồ sộ này của Hegel là một trong những cẩm nang quan trọng để hình thành tƣ duy loại hình khi giải quyết vấn đề loại hình Thơ mới.
Một công trình kinh điển khác thực hiện trên cơ sở loại hình học là Hình thái học
truyện cổ tích của V.IA. Propp. Điều quan trọng đối với việc tiếp thu lý thuyết loại
hình chính là thao tác và phƣơng pháp luận mà Propp đã thực hiện với đối tƣợng là truyện cổ tích thần kỳ. Ngay những dòng đầu tiên của công trình ông đã cho rằng: “Hình thái học có nghĩa là học thuyết về hình thức” [112, tr. 13]. Hình thái học (Morphology) nghiên cứu về hình thức, hình dạng. Nhƣ thế, trong bản chất của tƣ duy khoa học, hình thái là sự hiện ra của một đối tƣợng qua khảo sát cách thức sinh trƣởng, phát triển và tồn tại. Do đó, nghiên cứu loại hình học (Typology) kỳ thực là một hƣớng của hình thái học, nghiên cứu những hình dạng đƣợc tạo nên bởi những tƣơng đồng có tính quy luật về mặt đặc tính, cấu trúc sinh trƣởng, tồn tại,… Và rõ ràng, trong nghiên cứu của Propp, hình thái truyện cổ tích thần kỳ đã đƣợc nghiên cứu từ hƣớng loại hình học. Propp khẳng định có những hằng số và biến số chi phối sự tồn tại của truyện cổ tích. Một khi, những tên gọi thay đổi nhƣng thuộc tính và hành động/ chức năng của nhân vật không thay đổi ta có thể bám lấy những hằng số ấy để nghiên cứu một loạt các truyện cổ tích. Propp nhận thấy, chức năng của nhân vật hoạt động là yếu tố bất
biến. Ông nuôi ý đồ “quy định xem trong chừng mực nào các chức năng này thực tế làm thành những đại lƣợng bất biến, lặp đi lặp lại của truyện cổ tích” [112, tr. 41]. Sở dĩ Propp cƣơng quyết nhƣ vậy, vì qua sự khảo sát kỹ lƣỡng, ông nhận ra: “nhân vật truyện cổ tích dù cho có đa dạng đến đâu đi nữa cũng thƣờng làm nhƣ nhau” [112, tr. 41]. Các biện pháp mà nhân vật thực hiện có thể khác nhau nhƣng tính chất và chức năng vẫn không thay đổi một đại lƣợng bất biến (một hằng số). Những đại lƣợng bất biến mà Propp nói tới chính là những quy luật, chi phối đến sự hình thành, vận động của truyện cổ tích thần kì. Khi nghiên cứu chức năng của những nhân vật hoạt động trong truyện cổ tích, Propp nhận thấy: “số chức năng là hết sức ít trái lại số nhân vật là hết sức nhiều. Chính vì vậy truyện cổ tích thần kì có hai tính chất: một mặt, nó sặc sỡ và chói lọi, mặt khác, nó nhất dạng một cách kì lạ, nó lặp đi lặp lại” [112, tr. 42]. Đây chính là tính thống nhất trong đa dạng của hình thái học - hình thức hiện ra của cấu trúc loại hình. Luận điểm này rất quan trọng, bởi tính nhất dạng trong sự phong phú là cốt lõi của việc nghiên cứu loại hình học. Tìm ra cái hằng định, bất biến giữa muôn vàn sự vật là một tham vọng không hề giấu diếm của loại hình học. Propp nêu lên giả thuyết: “những truyện cổ tích có những chức năng nhƣ nhau có thể gọi là cùng loại hình”. Bản thân Propp cũng đã mong đợi rằng: “chúng ta sẽ có một vài trục, những cái trục chỉ có một đối với mọi truyện cổ tích thần kì. Chúng đều cùng một loại hình,…” [112, tr. 45]. Nhƣ vậy, lý thuyết loại hình trong nghiên cứu văn học mang tham vọng
truy tìm quy luật bất biến, hằng định chi phối sự hình thành, vận động và phát triển của các hiện tượng văn học, chỉ ra tính nhất dạng trong phong phú, lý giải cơ sở tồn tại và hiệu quả thẩm mỹ của của các hiện tượng văn học đó. Đó là những biểu hiện
“cùng một loại hình về mặt cơ cấu của nó” mà Propp đã hết sức lƣu ý trong quá trình nghiên cứu loại hình cổ tích thần kì.
Trong loạt bài viết có tính chất chú giải cho công trình của Propp, các tác giả E.M. Melentinski (Nghiên cứu cấu trúc loại hình truyện cổ tích, Nguyễn Kim Loan dịch), V.I. Eremina (Những gốc rễ của truyện cổ tích thần kì của Propp và ý nghĩa của nó đối với
việc nghiên cứu hiện nay về truyện cổ tích - Phạm Lan Hƣơng dịch),… đã diễn giải cụ
thể hơn về phƣơng pháp của Propp cũng nhƣ ý nghĩa và hƣớng ứng dụng trong nghiên cứu văn học của phƣơng pháp này. Melentinski cho rằng những chức năng (yếu tố bất biến) mà Propp nêu ra đã “tạo thành cấu trúc của truyện cổ tích thần kì” [112, tr. 758].
Từ cách làm việc của ông, ngƣời ta thấy đƣợc sự hiện hữu của cấu trúc luận, nhân học cấu trúc khi tìm ra nét bất biến, hằng định của chức năng các nhân vật hành động trong truyện cổ tích thần kì. Đặc biệt, điều gây hứng thú và phù hợp với quan điểm loại hình của chúng tôi chính là việc Propp đã xác lập vị trí then chốt của nghiên cứu loại hình theo kiểu tƣ duy - tƣ duy nguyên thủy. Ông khẳng định: “Từ đây rút ra kết luận là tƣ duy nguyên thủy cần phải đƣợc đƣa vào để nghiên cứu cội rễ của truyện cổ tích”. Bởi lẽ “nó có thể đƣợc quy định bởi một kiểu tƣ duy nào đó” [112, tr. 205].
Một đại diện ƣu tú của chủ nghĩa cấu trúc là C.Lévi Strauss, trong khi tiến hành
Nghiên cứu thần thoại theo phương pháp cấu trúc đã bắt đầu suy nghĩ của mình bằng
việc đặt ra câu hỏi: “Nếu nội dung của chuyện thần thoại là ngẫu nhiên thì làm sao có thể giải thích đƣợc một hiện thực là thần thoại trên khắp thế giới lại giống nhau nhƣ vậy” [99, tr. 283]. Hƣớng con đƣờng nghiên cứu của mình đến cấu trúc luận, Lévi Strauss đã kết nối với đại diện ƣu tú, tiền khu của Ngôn ngữ học cấu trúc là Saussure với mệnh đề quan trọng “đặc điểm ngẫu nhiên của những tín hiệu ngôn ngữ” [99, tr. 284]. C. Lévi Strauss đã khẳng định “chính thần thoại là ngôn ngữ” nhƣng ông cũng lại cho rằng “vừa giống nhƣ ngôn ngữ vừa khác ngôn ngữ” - đó chính là đặc trƣng loại hình của thần thoại. Vấn đề dần đƣợc sáng tỏ khi ta nghĩ đến lý thuyết loại hình trong nghiên cứu văn học và hƣớng nghiên cứu cấu trúc của nó. Lévi Strauss chỉ ra, thần thoại dù có dịch qua ngôn ngữ nào, dịch tồi đến đâu nó vẫn là một chuyện thần thoại. Trong tƣ duy của Lévi Strauss, có thể hình dung việc nghiên cứu loại hình văn học chính là cách tìm đến chức năng hoạt động ở một cấp độ cao hơn ngôn ngữ - loại hình văn học. Những giả thuyết này hƣớng tới việc đi tìm những ý nghĩa “cất cánh bay lên” khỏi nền tảng ngôn ngữ mà trên đó phẩm tính nghệ thuật của ngôn từ cũng nhƣ các hình thức của nó đƣợc thể hiện. Nghĩa là, văn học là loại hình nghệ thuật ngôn ngữ nhƣng không phải là ngôn ngữ thông thƣờng. Đó là ngôn ngữ đƣợc “cất cánh bay lên” từ nền tảng ngôn ngữ. Nó là ngôn ngữ đƣợc sử dụng một cách nghệ thuật. Cấu trúc của tất cả những biểu hiện này khu biệt loại hình nghệ thuật ngôn từ với các loại hình phi ngôn ngữ khác. Tƣơng tự nhƣ vậy, trong nghệ thuật ngôn từ, những cấu trúc khác nhau của ngôn ngữ, hình tƣợng, cách thức tổ chức tác phẩm, các xu hƣớng vận động bên trong có tính quy luật của một hoặc một số hiện tƣợng văn học cho phép chúng ta nghĩ đến việc phải nhóm họp và gọi tên chúng. Nghiên cứu thần thoại theo hƣớng cấu trúc
luận, Lévi Strauss đã đề ra những luận điểm quan trọng để khám phá cấu trúc của thần thoại, ông gọi đó là “Những đơn vị cấu thành tổng thể” [99, tr. 285]. Hệ quả mà Lévi Strauss rút ra là thần thoại đƣợc tạo nên từ các đơn vị cấu thành nhƣ ngôn ngữ (âm vị, hình vị) và các thành tố của chuyện thần thoại thuộc về một trật tự cao hơn, làm nên thần thoại nhƣ là một chỉnh thể khu biệt với các loại hình khác. Với phƣơng pháp xếp chồng các khảo dị (chiều dọc), Lévi Strauss đã đi đến kết luận “Mọi khảo dị đều thuộc về thần thoại” [99, tr. 294]. Điều này rất có ý nghĩa trong nghiên cứu loại hình học. Bởi lẽ, nghiên cứu folklore, dị bản là một lợi thế để khảo sát những yếu tố mang tính ổn định, bất biến (cái mà loại hình học gọi là sự tương đồng mang tính hằng định). Từ đó, C.Lévi Strauss nhận ra cấu trúc là một yếu tố quan trọng thể hiện đƣợc sự ổn định đó qua quá trình xếp chồng các khảo dị. Khảo sát các thần thoại khác nhau trong không gian địa lý, xuyên/liên văn hóa, đồng đại và lịch đại (chiều ngang) để tìm ra tính phổ biến trong cấu trúc của truyện thần thoại, Lévi Strauss đã gợi lên rất nhiều suy nghĩ về mặt phƣơng pháp luận. Có thể nhận ra, thao tác xếp chồng theo chiều dọc và khảo sát đồng đại trong không gian Thơ mới là những lĩnh hội cốt thiết cho viêc nghiên cứu của luận án.
Có thể nói rằng, loại hình học đã có đƣợc những thành tựu nghiên cứu quan trọng trên tinh thần của cấu trúc luận. Các đại diện của chủ nghĩa cấu trúc nhận ra tính tuyệt đối của cấu trúc - nó là một quy luật hằng định, bất biến và có tính phổ quát. IU. Lotman trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật đã có những luận giải về loại
hình học rất mạch lạc: “Niềm tin vào việc đƣa các hiện tƣợng đa dạng của hiện thực thành một công thức tƣ duy duy nhất nào đấy là một hành động nhận thức có khả năng - do tính quan yếu của mình - gợi lên sự căng thẳng lớn của xúc cảm, có thể có ở bất kỳ ai đảm nhận việc quan sát với tâm trạng hồ hởi của một đứa bé khi chạy đến cây thông, không ngớt lắp đi lắp lại: “Đây là cây thông” và “đây cũng là cây thông” hoặc chạy từ cây dƣơng sang cây phong rồi cây thông, kêu lên: “Đây là cây” và “Đây là cây”. Nhƣ thế, nó nhận thức hiện tƣợng bằng cách gạt bỏ tất cả những cái tạo nên vẻ riêng của một cây thông nào đấy hoặc của một loại cây nào đấy và đƣa chúng vào một phạm trù chung” [44, tr. 494]. Cách lí luận của IU. Lotman đem lại những minh giải về loại hình học nhƣ là khoa học hƣớng tới việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, tìm ra những quy luật mang tính bất biến chi phối hình thái tồn tại của một giống - loài nhất định. Văn học nói chung và Thơ trữ tình, Thơ mới nói riêng cũng
không phải là một ngoại lệ. Trong những diễn giải về Loại hình học các văn bản và
loại hình học các quan hệ ngoài văn bản, I.U. Lotman đã cho rằng: “… sáng tạo ngoài
các nguyên tắc của những quan hệ cấu trúc là điều không thể. Nó mâu thuẫn với đặc tính nghệ thuật nhƣ mô hình với đặc tính của nó nhƣ là kí hiệu, tức là khiến cho việc nhận thức thế giới bằng nghệ thuật và truyền đạt kết quả của những nhận thức này đến cử tọa không thực hiện đƣợc” [44, tr. 495]. Căn cứ vào những khả năng đồng nhất hay đối lập các nhận thức đời sống, “kinh nghiệm thẩm mỹ” của nhà nghệ sĩ với mô hình thẩm mỹ của độc giả, Lotman hình thành hai loại hình nghệ thuật lớn trên cơ sở “mỹ học đồng nhất” và “mỹ học đối lập”. Theo đó, mỹ học đồng nhất là sự quy giản tính phong phú của thế giới vào các mô hình khuôn sáo, những “bản đúc” sẵn của ý thức. Tất cả A‟, A‟‟, A‟‟‟,… đều là A. Ngƣợc với mỹ học của sự đồng nhất là mỹ học của sự đối lập. Đây là một hƣớng giải quyết làm “phức tạp hóa” (không phải là sự phức tạp màu mè, trang trí) theo nghĩa là đi ngƣợc lại với những mô hình thông thƣờng trong thói quen của con ngƣời, nhằm phá bỏ tính hệ thống quen thuộc và mòn sáo.
Một đại diện khác rất tiêu biểu của chủ nghĩa hình thức Nga là R. Jakovson, trong những nghiên cứu về Thi học và Ngữ học đã đã nêu lên nguyên lý có tính loại hình của thơ, đó là: “Chức năng thi ca chiếu nguyên tắc tƣơng đƣơng của trục tuyển lựa lên trục của sự kết hợp” [74, tr. 24]. Đây là nguyên lý song hành mà lý luận về thi học của Jakovson đã chỉ ra. Sự tuyển lựa trên trục đồng đẳng theo hai chiều tƣơng đồng và đối lập, sự kết hợp theo những nguyên tắc, quy luật của tƣ duy, mỹ cảm và bản thân ngôn ngữ,… phản ánh quan niệm về chất thơ của nhà thơ,… chính là những