Quan niệm về chất thơ: hạt nhân trong cấu trúc kiểu tƣ duy thơ

Một phần của tài liệu Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình (Trang 106 - 114)

6. Cấu trúc của luận án

4.1.Quan niệm về chất thơ: hạt nhân trong cấu trúc kiểu tƣ duy thơ

Thế giới quan, giá trị quan của chủ thể sáng tạo là những yếu tố nền tảng tạo nên “dƣỡng chất” của nghệ thuật. Đối với thơ, chúng tôi cho rằng, chất nền này biểu lộ trong dạng thái đặc trƣng cho loại hình là: chất thơ. Chất thơ không phải là một khái niệm mới. Chất thơ hay thi tính, thi vị, tính thơ đã đƣợc các nhà mỹ học và lý luận thơ ca bàn đến từ cổ chí kim. Lƣu Hiệp bàn đến Thần tứ trong Văn tâm điêu long [39, tr. 76], các nhà nho, trí thức Nho học - chủ thể sáng tạo của Thơ trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX cũng đƣa ra nhiều lời bàn về chất thơ, gần hơn là những quan điểm về chất thơ trong Truyện Kiều của Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, các quan điểm của Phan Ngọc, Trần Đình Sử,… Khái niệm này đôi khi vƣợt ra khỏi ranh giới của loại hình thơ để áp dụng đối với các loại hình nghệ thuật khác: hội họa, âm nhạc, văn xuôi tự sự, kịch hoặc điện ảnh, thậm chí có thể là một ứng xử, một hành vi, một bối cảnh,… Khái niệm chất thơ trong luận án này là quan niệm của chúng tôi, không phải là sự tổng hợp mang tham vọng bao chứa hay sự loại trừ hƣớng đến cách hiểu duy nhất về chất thơ.

Chất thơ là biểu hiện của quá trình tích lũy, tinh lọc, thăng hoa và ngưng kết

trong cảm quan về thế giới, con ngƣời và cái đẹp của chủ thể sáng tạo, nảy sinh từ hoàn cảnh sinh tồn cụ thể nhƣng không tách biệt với sinh thái văn hóa của cộng đồng, thời đại và lịch sử. Kinh nghiệm sống cần phải đƣợc chuyển hóa sâu sắc thành “điệu hồn”, thành “kinh nghiệm thẩm mỹ” (H.R. Jauss) thuộc nội giới của thi nhân. Henry Miller cho rằng “Niềm hân hoan lớn lao của nghệ sĩ là ý thức đƣợc một trật tự cao viễn hơn, nhận thức đƣợc bởi sự vận dụng thiết yếu và đột khởi của những xung lực của chính hắn” [41, tr 45]. Đây là điều kiện có tính quyết định đến việc hình thành ý và

tình. Sự tổ chức ý tình (cấu tứ) cho ta hình thái của tứ thơ. Tứ thơ là “hình thức trú ngụ

của ý và tình” [82, tr. 11], nói lên khả năng chiếm lĩnh và khái quát sâu sắc trong một thời khắc tri thức, tình cảm đƣợc khải thị. Khi tứ thơ đƣợc khai triển bằng hình thức ngôn từ “đầy âm vang” (Đỗ Đức Hiểu), bằng những hình ảnh và biểu tƣợng, bằng nhịp điệu và nhạc tính của ngôn từ,… chất thơ chính thức đƣợc xác lập nhƣ là đặc trƣng loại hình của thơ. Đó là phẩm chất đặc thù của một thứ “biệt ngữ” - loại hình thơ, trong loại hình nghệ thuật ngôn từ. Chất thơ là cốt tủy của mỹ học thơ ca.

Thạch Lam đã viết những dòng nhƣ thế này trong truyện ngắn của mình: “Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dƣới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu” (Hai đứa

trẻ - Thạch Lam). Có lẽ ngƣời ta đã căn cứ vào tƣ duy và mỹ cảm của Thạch Lam

trong nhiều trƣờng hợp kiểu nhƣ thế này để gọi lên đặc trƣng truyện ngắn Thạch Lam là những bài thơ trữ tình đầy xót thương. Thạch Lam đã dung hòa sự cô biệt của văn xuôi và thơ, giữa tự sự và trữ tình trong những cấu trúc ngôn từ giàu nhịp điệu, cảm xúc. Đó là cơ hội để chất thơ thăng hoa. Vấn đề là sự “lựa chọn” và “kết hợp” nào tƣơng thích nhất cho sự khai sinh một sinh thể nghệ thuật. Thạch Lam (Dưới bóng

hoàng lan, Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ), Pautopxky (Bông hồng vàng và Bình minh mưa) và cả Raxun Gamzatop nữa (Đaghextan của tôi),… đều có đƣợc nét đặc trƣng ấy

trong sáng tạo, làm nên nghệ thuật tự sự đẫm chất thơ. Nếu không có thứ dƣỡng chất này, những sáng tạo ngôn từ hoặc sẽ là loại hình nghệ thuật ngôn từ khác hoặc không là gì cả. Một dẫn chứng nhỏ về Thạch Lam cho chúng ta cơ hội nhận ra vai trò của chất thơ trong việc kiến tạo loại hình. Rõ ràng, với sự hiện diện của chất thơ trong tác

phẩm, những truyện ngắn của Thạch Lam đã khác rất nhiều so với truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng,…

Điều cần nhấn mạnh ngay ở đây chính là: cấu trúc của kiểu tƣ duy Thơ mới thể hiện một quan niệm mới về chất thơ so với các thi gia trung đại. Chính từ quan niệm ấy mà sự tổ chức thế giới nghệ thuật Thơ mới đã phản động lại quy trình sáng tạo Thơ trung đại. Khi Tản Đà đòi phá cách, vứt luật điệu, Phan Khôi đem một “lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” rồi Thế Lữ viết những bài thơ mà ngôn từ uyển chuyển, xô đẩy, bung phá, nhịp nhàng nhƣ tấm thân của chúa sơn lâm, Xuân Diệu đắm say trần thế trong Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Huy Cận ngậm ngùi, sầu tủi, cô độc trong Lửa

thiêng, Nguyễn Bính nhớ tiếc đầy xa xót, cái trẻ trung, dí dỏm của Nguyễn Nhƣợc

Pháp, cái hồn nhiên, trong trẻo, tƣơi vui của Đoàn Văn Cừ,… Đâu chỉ có thế, hiện diện trong không gian Thơ mới, một Tế Hanh thơ ngây, dịu nhẹ tuổi Hoa niên, một Anh Thơ hồn hậu trong Bức tranh quê, một Vũ Hoàng Chƣơng chuếnh choáng bƣớc say, Trần Huyền Trân uất ức và ngang tàng, Thâm Tâm quyết liệt mà day dứt,… Ngay cả cái vui buồn, hờn giận, ghét yêu, hạnh phúc và khổ đau, biệt ly và sum họp nơi mỗi thi sĩ một khác. Từ quan niệm sống khác đến quan niệm thơ khác, Thơ mới là nơi chất thơ của tâm hồn, linh hồn cá thể đƣợc ngƣng kết và biểu lộ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận ra chất thơ trong các diễn ngôn đƣợc gọi là thơ. Tại thời điểm Thơ điên của Hàn Mặc Tử ra đời, có ngƣời đã không xem đó là thơ, mà chỉ là những lảm nhảm vô nghĩa lý của kẻ cuồng điên, bệnh hoạn,… Thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập cũng cùng chung số phận khi bị ngƣời đƣơng thời xem là bí hiểm, “hũ nút”. Nghĩa là, chủ thể tiếp nhận không tìm thấy chất thơ - thứ dƣỡng chất để đảm bảo tƣ cách loại hình của thơ. Xuân Diệu, Hoài Thanh đã không cảm đƣợc Thơ điên nhƣng Chế Lan Viên, Bích Khê thấy đƣợc tầm vóc, thi tài của Hàn Mặc Tử, cũng nhƣ Đinh Gia Trinh giúp ngƣời đƣơng thời vén mở những bí hiểm, tăm tối trong thơ Nguyễn Xuân Sanh,… Thông tri đƣợc với quan niệm về chất thơ của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Đinh Hùng, Xuân Thu nhã tập chúng ta sẽ tán thành rằng những thực hành nghệ thuật đã bảo chứng cho tuyên ngôn nghệ thuật của họ một cách đầy nỗ lực. Để phân trần cùng tác giả Diệu Anh, vừa để diễn giải tƣ tƣởng Xuân Thu, Đoàn Phú Tứ cho rằng tƣ tƣởng Xuân Thu không phải hƣớng đến việc trình

bày quan niệm về Thơ, Nhạc nhƣ là một “thi pháp” của một “thi phái” nào, mà đó là “Thơ trên một vị trí cao siêu, vƣợt hẳn ra ngoài vòng văn pháp” [109, tr. 29]. Thơ, Nhạc là hình thức hiện hữu của “những nhịp chân thành của riêng từng tâm hồn cá nhân” [109, tr. 29]. Đó là con đƣờng sáng, là lý tƣởng sống - lẽ sống mà văn thi sĩ của nhóm Xuân Thu muốn biểu tỏ và thực hành. Thơ, Nhạc là trạng thái của “Vô biên” đạt đến tầm mức của “Hình nhi thƣợng”. SÁNG TẠO trong khát vọng hƣớng đến “Điệu tuyệt vời, trong, đẹp, thật, để thấu đƣợc cái Nhạc của đất trời”, là “những bông sáng tạo dâng lên bàn thờ ĐẠO” [109, tr. 29]. Nhƣ vậy, ĐẠO chính là lẽ sống tối cao mà Xuân Thu hƣớng tới - “lẽ sống trong đời”. Đó cũng là chân lý tối cao của nghệ thuật. Để hiện hữu trong ĐẠO một cách tƣơng xứng, con ngƣời cần phải cảm biết, phải thấu triệt. Hai vấn đề lớn thuộc về nhân cách, nhƣ là đôi cánh đƣa con ngƣời đến với ĐẠO chính là “TRÍ THỨC” và “SÁNG TẠO”. Quan điểm này rõ ràng vƣợt lên khỏi giới hạn là những quan niệm thơ ca, nghệ thuật, mà đó là quan niệm về hệ giá trị, về lẽ sống trong cái nhìn “đại toàn” của kẻ “TRÍ THỨC”. Sự lựa chọn minh triết cho tồn tại trong tƣơng quan mật thiết với vũ trụ, vạn vật đƣa các thi hữu của Xuân Thu nhã tập đến với “quan niệm siêu việt về Trí Thức”, nghệ thuật. Quan niệm ấy biểu hiện thành THƠ, NHẠC, nhƣ là những ứng xử của kẻ trí thức, thấu biết về mình, vũ trụ cùng nhân giới. Màu thời gian là một giai phẩm - một bảo chứng cho điều mà Đoàn Phú Tứ cùng thi hữu của mình “xây đắp”. Chất thơ của Màu thời gian đọng ở hai câu có tính chất chìa khóa: Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình và Tình một thuở còn hương. Có thể xem đây là tình thơ trong Màu thời gian. Cái tình khởi xuất cho một linh cảm nghệ thuật về điều bất tử của cái đẹp, cái không băng hoại trong dòng thời gian. Tình thơ này nhanh chóng tìm thấy một “ý tƣợng” phù hợp nhất với nó là Màu thời gian tím

ngát/ Hương thời gian thanh thanh - nghĩa là sự “phảng phất”, “nhuốm”, “thoảng” của

màu và hƣơng thời gian nhƣng lại hàm chứa một khả năng trƣờng cửu trƣớc sự băng hủy. Ý tình ấy lập nên tứ thơ: hương sắc của ái tình muôn thuở phảng phất trong thời

gian. Tứ thơ đƣợc gây dựng (cấu tứ) dựa trên ý niệm về ái tình không phôi pha giữa

dòng thời gian. Để tƣơng ứng với tính chất phảng phất, bảng lảng, thoang thoảng của những thiên diễm tình, những mối “duyên trăm năm”, “tình một thuở còn hƣơng”,… thời gian đã “tự đạm” để trƣờng tồn trong sắc “tím ngát”, “thanh thanh”. Đó là “Mỹ học của cái nhạt” mà F. Jullien đã nói: “ta nói càng ít (cố giữ đừng nói nhiều) thì ta

càng diễn dạt cái nhạt tốt hơn. Lời nói mà lu mờ thì có khả năng gợi cảm” [29, tr. 83]. Ngƣời xƣa nói rằng: Quân tử chi giao đạm nhược thủy (Ngƣời quân tử giao tình với nhau đạm bạc nhƣ nƣớc), dân gian lại cũng ví von: Càng thắm lại càng mau phai/ Thoang thoảng hoa nhài mà được thơm lâu. Nhạt hóa những sắc thái có tính chất mô

tả, chính là thủ pháp quan trọng của thơ tƣợng trƣng. Nhòe mờ hƣớng tới khả năng biểu đạt cao hơn và mang hiệu quả khơi gợi tốt hơn trong mỹ cảm của chủ thể tiếp nhận. Những thủ pháp của tranh Thủy mặc Trung Hoa hay Mặc hội Nhật Bản đƣợc sử dụng trong việc biểu tỏ trƣờng mỹ cảm của thi nhân. Bất tử hóa, vô hạn hóa hay ngƣng đọng hóa thời gian bằng chính cảm quan hƣơng thơm và màu sắc đƣợc nhạt hóa là đặc trƣng nổi bật trong ý thức, tƣ duy thẩm mỹ của Đoàn Phú Tứ.

Màu thời gian, chất thơ còn phảng phất bay lên từ những thanh âm dìu dịu,

những sắc màu thanh thanh, những âm giai nhè nhẹ, du dƣơng đầy nhạc tính. Không cần phải tỉ mỉ để đo đếm ta sẽ nhận ngay ra rằng Màu thời gian sử dụng nhiều vần

bằng và các ngữ âm có âm vực rộng, cao có tính năng vang và lan tỏa. Một vài thanh trắc tím ngát, tóc mây, đứt đoạn,… tạo nên những điểm nhấn, thay đổi về âm điệu để kiến tạo nhạc tính. Sau mỗi vần trắc ấy, nhịp thơ nhƣ đƣợc thêm một lần đập cánh, để lan tỏa, để phảng phất trong thời gian và không gian. Hệ thống từ vựng của Màu thời

gian phảng phất vừa xa xôi, cũ càng, vừa có nét thanh tân dịu nhẹ, lại thoang thoảng,

mong manh của những gì dễ phôi pha,… Vì thế, nó quyến luyến lòng ngƣời - trong hoài niệm, ký ức đẹp lên và “linh lung” hơn rất nhiều. Nhƣ thế, chất thơ chỉ là một tinh chất trong quá trình đi tìm một quan niệm (hình nhi thƣợng) về nghệ thuật, về Đẹp, Trong, Thật, hƣớng tới Đạo nhƣ là hình thức tối cao của thẩm mỹ quan. Toàn bộ những diễn giải về chất thơ của Màu thời gian nhƣ chúng ta vừa trải qua lại rất dễ để trở thành một biểu tƣợng, một hệ thống tín hiệu để gợi dẫn, tiệm cận với Đạo. Mỹ học Nhật Bản với Trà đạo, Hoa đạo, Kiếm đạo,… của ngƣời Nhật giống nhƣ Pháp của Trung Hoa - Kiếm pháp, Thi pháp, Thƣ pháp,… nhƣng đã vƣợt lên và hàm chứa sự uyên súc và tinh diệu của hình nhi thƣợng. [36, tr. 67 - 85].

Trở lên, một số lập luận của chúng tôi về ý tình, cấu tứ của Màu thời gian cũng

nhằm hƣớng tới việc bày tỏ sự “thông tri” (Nietzsche) với thi nhân về một “chất thơ” mới, một trƣờng thẩm mỹ mới. Trƣờng thẩm mỹ ấy không chỉ là mấy dây tình cảm

yêu thƣơng, hờn giận, oán sầu nhƣ thơ lãng mạn, không chỉ chuyên chú ở nội dung tƣ tƣởng mà còn là “chất thơ” trong hình thức nghệ thuật, trong “cái biểu đạt”. “Cái biểu đạt” chính là một “cái đƣợc biểu đạt” trong ý thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ của không riêng Đoàn Phú Tứ mà cả các thi sĩ thơ mới giai đoạn cuối nhƣ Hàn Mặc Tử -

Đau thương, Bích Khê - Tinh huyết, Đinh Hùng - Mê hồn ca, Phạm Văn Hạnh - Giọt sương hoa, Nguyễn Xuân Sanh - “Buồn xƣa”, “Hồn ngàn mùa”, “Bình tàn thu”,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất thơ cần phải đƣợc hiểu là “tính thể” của thơ, là linh hồn của thơ, nó biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc thi phẩm. Từ khoảng trắng trong thơ đến những thanh âm hãy còn vang vọng sau lời, từ sự lặp lại của chuỗi ngôn ngữ đến những thanh điệu, nhạc điệu, từ câu thơ, khổ thơ đến cách xuống dòng, ngắt đoạn, từ vần điệu, giai điệu, âm điệu đến những cách tu từ, từ sự hòa điệu của văn bản ngôn từ nhƣ một khách thể thẩm mỹ với cái chủ quan thuộc về mỹ cảm, tƣ duy của ngƣời sáng tạo, ngƣời tiếp nhận, từ sử quan cộng đồng, thời đại gắn với những hệ giá trị, những chuẩn mực thẩm mỹ,… đều là những phƣơng diện tiềm tàng chất thơ mà ta không thể bỏ qua khi bàn về một thi phẩm, lƣu phái hoặc thi đại nào đó.

Không thể ngụy biện trƣớc một diễn ngôn để tuyên xƣng giá trị của nó nhƣ một chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ thuộc loại hình thơ khi chúng ta chƣa nhận diện đƣợc chất thơ từ diễn ngôn đó. Câu hỏi có tính bản thể luận là làm sao để nhận ra chất thơ? Một diễn ngôn nhƣ thế nào thì đƣợc gọi là thơ? Đó không phải là thao tác luận nhằm xơ cứng hóa hay quy giản đối tƣợng về những khung khổ có tính cơ giới, “bắt vít” nhƣ đã nói. Sự thực, chúng ta cần có một diễn ngôn về diễn ngôn thơ, với tham vọng tiệm cận đƣợc bản thể của loại hình thơ.

Đặt ra vấn đề chất thơ hiện diện ở đâu trong một diễn từ cho R. Jakovson, chúng ta sẽ thấy dấu hiệu cơ bản, nổi trội làm nên “chức năng thi ca” trong quan niệm của nhà thi học này chính là cơ chế trùng lặp của các thành tố đƣợc “tuyển lựa” khi trình hiện trên trục “kết hợp”. Ông lập luận rất có lý rằng: “Chỉ trong thơ ca, bằng sự lặp lại đều đặn (réitération régulière) của những đơn vị tƣơng đƣơng với thời gian của chuỗi ngôn từ (chaine parlée) đã mang lại một kinh nghiệm sánh bằng - để dẫn ra một hệ thống ký hiệu khác - kinh nghiệm về thời gian âm nhạc” [74, tr. 25]. Jakovson dẫn lời Hopkins khi bàn về “nghĩa câu thơ” nhƣ là: “một diễn từ lặp lại toàn bộ hoặc từng

phần cùng cái hình tƣợng âm thanh”. Chức năng thi ca nảy sinh trong quá trình kiến tạo ấy của chuỗi lời. Tuy nhiên, cả hai nhà thi học này đều nghĩ đến vấn đề: sự lặp lại ấy sẽ làm nên một sản phẩm thứ phát, không gọi là thơ, mà gọi là văn vần. Văn vần có phải là thơ không? Các ông thừa nhận, tuy văn vần không phải là thơ nhƣng căn nguyên ban đầu, cái ý niệm về việc sử dụng hình thức lặp lại các thành tố tƣơng đƣơng

Một phần của tài liệu Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình (Trang 106 - 114)