6. Cấu trúc của luận án
2.2. Từ lý thuyết đến thực tiễn ứng dụng
Loại hình học và phƣơng pháp loại hình trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã đƣợc ứng dụng trong một số công trình của Trần Đình Sử - Những thế giới nghệ thuật
thơ, Nguyễn Hữu Sơn - Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh, Trần Ngọc Vƣơng -
Loại hình học tác giả văn học - Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam, Giao thoa Đông - Tây và sự chuyển đổi hệ hình văn học in trong Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ,...
Đây là những công trình tiêu biểu cho việc ứng dụng loại hình học trong nghiên cứu văn học. Trần Đình Sử trong tác phẩm Những thế giới nghệ thuật thơ đã thể hiện cái nhìn loại hình của mình khi phân chia thơ trữ tình thành các loại hình trữ tình cổ điển,
lãng mạn, tượng trưng, cách mạng. Trần Ngọc Vƣơng nghiên cứu nhà Nho tài tử (trên
tinh thần những phân loại về kiểu nhà nho của Trần Đình Hƣợu) chính là biểu hiện của tƣ duy loại hình với nhƣng tiêu chí để phân loại đối tƣợng. Xem văn học Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,… là nền văn học “vệ tinh” còn văn học Trung Quốc là nền văn học “kiến tạo vùng”, trong công trình Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ, với tiểu
luận, Giao thoa Đông - Tây và sự chuyển đổi hệ hình văn học, Trần Ngọc Vƣơng đã làm rõ khái niệm “các nền văn học kiến tạo vùng” và “các nền văn học vệ tinh”. Theo đó, văn học Việt Nam thuộc nền văn học vệ tinh, cùng với các vệ tinh khác “lấy văn học Trung Quốc làm nền văn học kiến tạo vùng”. Nhƣ vậy, tác giả đã có một sự hình dung mang tính loại hình học. Nhìn nhận về những khía cạnh chung - riêng trong “quỹ đạo” của các “vệ tinh” tác giả tiểu luận chỉ ra rằng:
… xét riêng trong nhóm các nền văn hóa, văn học của các quốc gia “vệ tinh”, ngƣời quan sát có thể dễ dàng nhận ra “hai quỹ đạo” của cùng một sự vận động: quỹ đạo của nền văn hóa, văn học mang tính khu vực (chung) và quỹ đạo “ly tâm” hoàn toàn chỉ biểu hiện “dân tộc tính” đƣợc duy trì bởi các khát vọng độc lập và những dấu hiệu trƣởng thành (riêng)[116, tr. 396].
Cũng trong tiểu luận này Trần Ngọc Vƣơng cho rằng những vận động của nền văn học bắt nguồn từ chính những vận động trong tƣ tƣởng, tƣ duy của ngƣời sáng tác. Điều này đƣợc lý giải cụ thể hơn trong Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh của Nguyễn Hữu Sơn. Tác giả cho rằng Thiền uyển tập anh là một hiện tƣợng có tính phổ biến, mang tính quy luật, mặc dù có những sự khác nhau về không gian địa lý hay thời gian lịch sử [83]. Trong cuốn Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, Trịnh Bá Đĩnh cho rằng: “Không giống các nhà loại hình học vốn chỉ chú ý đến sự giống nhau, các nhà cấu trúc học chú ý trƣớc hết đến sự khác nhau, đến nét dị biệt” [24, tr. 15]. Điều này tƣơng đƣơng với việc tác giả cho rằng loại hình học đi tìm sự giống nhau của các hiện tƣợng đƣợc khảo sát trên những tiêu chí, cơ sở nhất định. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, khi nhà cấu trúc luận xếp các đối tƣợng có cùng cấu trúc hoặc tƣơng đồng cấu trúc vào với nhau và có dụng tâm gọi chúng bằng một cái tên xác định lập tức anh ta trở thành một nhà loại hình học. Tƣ duy loại hình học không chỉ chú ý cái giống nhau mà còn phải rất chú ý cái khác nhau, chú ý cái chung nhƣng rất cần nhận định rõ cái riêng. Trên bình diện lý thuyết, loại hình học văn học xác định đối tƣợng của nó là các hiện tƣợng văn học có những điểm tƣơng đồng với nhau, giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng mang tính giống - loài, loại - thể - kiểu - típ,…Trong từng cấp độ của sự phân định loại hình, cái riêng của loài lại có thể trở thành cái chung của giống và khi đó loại hình lại đƣợc xác lập lại một cách cụ thể hơn nữa. Sẽ dễ hiểu hơn khi ta nhớ rằng IU. Lotman đã nói về những cái cây (chung) và cây thông (cái riêng). Cái chung và cái riêng không bao giờ cứng nhắc trong tƣ duy loại hình. Chẳng hạn, loại hình thơ trữ tình trong tƣơng quan với loại hình kịch và tự sự. Trong loại hình thơ trữ tình ta có loại hình trữ tình dân gian, cổ điển, lãng mạn, tƣợng trƣng, siêu thực,…
Có thể nói rằng, cấu trúc là nguyên lý có tính tuyệt đối. Trịnh Bá Đĩnh cho rằng: “Nhận thức những nguyên lý hình thành, những cơ sở chung nhất chi phối mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa” là triết học của chủ nghĩa cấu trúc [24, tr. 35]. Loại hình
học văn học có thể dựa trên những thành tựu của cấu trúc luận để tìm ra quy luật chi phối sự hình thành của các hiện tƣợng, nhóm, nền văn học (dĩ nhiên sẽ có nhiều hƣớng nghiên cứu loại hình học khác, dựa trên những hệ tiêu chí khác). Sự tƣơng đồng có tính quy luật của các nhóm hiện tƣợng trên cơ sở những tiêu chí định hình nào đấy cho phép chúng ta gọi nhóm đó bằng tên gọi - một loại hình. Đúng nhƣ thế, một trong những đại diện ƣu tú của chủ nghĩa cấu trúc là M. Foucault đã nhấn mạnh đến một mã cơ sở chi phối mọi lĩnh vực của tri thức trong đời sống, “điều khiển ngôn ngữ của nó, các khung cảm nhận, sự trao đổi, hình thức cảm nhận và tái tạo, các giá trị và các thang bậc thực tiễn của nó” [24, tr. 36]. Phân tích một ví dụ để làm điểm chứng cho việc áp dụng lý thuyết cấu trúc nhƣ một mã cơ sở chi phối sự sáng tạo nghệ thuật, Trịnh Bá Đĩnh đã sử dụng tác phẩm Con gái thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp. Chúng tôi rất chú ý đến kết luận ở phần sau khi ông cho rằng: Con gái thủy thần là loại truyện có chức năng giải huyền thoại: “Ở thời kì đầu đổi mới (1986), các kiểu văn bản có chức năng giải huyền thoại nhƣ này rất nhiều: ký sự, chính trị, đạo đức, thơ ca,… làm thành một loại hình văn bản văn hóa” [24, tr. 72]. Nhƣ vậy, chỉ một điểm nhỏ, ta đã nhận ra sự phân loại loại hình văn học từ chức năng giải huyền thoại.
Ở Việt Nam, cho đến giờ vẫn có nhiều nhà khoa học cho rằng nghiên cứu loại hình là đi tìm những điểm tƣơng đồng, tính cộng đồng loại hình của các hiện tƣợng văn học mà giữa chúng không hề có sự ảnh hƣởng, vay mƣợn hay có cùng nguồn gốc. Điều này dƣờng nhƣ đã thu hẹp phạm vi nghiên cứu của loại hình học. Trong quan niệm của chúng tôi, loại hình học sẽ chú ý đến những đặc trƣng mang tính quy luật, bất biến, chi phối sự hình thành và phát triển của một hiện tƣợng hay một nhóm hiện tƣợng văn học. Tuy nhiên, có những nền văn học tƣơng đồng với nhau bởi cùng một nguồn gốc ảnh hƣởng, cùng một cơ chế sinh thành, phát triển, nhƣng bản thân nó lại không có sự giao lƣu nào với nhau. Trên thế nhìn toàn cầu, đó là những hiện tƣợng mang tính loại hình. Cũng chính từ những ràng buộc ấy, tƣ duy loại hình luôn diễn ra hai quá trình: tổng hợp và loại trừ. Tổng hợp những tƣơng đồng, loại trừ những dị biệt, để có căn cứ phân loại loại hình. Điểm lại những công trình đã đƣợc công bố, nghiên cứu về sự tƣơng đồng của văn hóa, văn học khu vực Đông Á chúng ta thấy lý thuyết loại hình đã đƣợc ứng dụng một cách linh hoạt. Theo đó, quá trình hiện đại hóa văn học khu vực Đông Á là một hiện tƣợng mang tính loại hình. Nền văn học của Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc có những điểm tƣơng đồng khiến chúng ta nghĩ đến một cơ chế có tính quy luật trong sự phát triển của văn hóa, văn học. Diễn biến của nền văn học Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã đƣợc các nhà nghiên cứu (Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Nam, Trần Thị Phƣơng Phƣơng, Nhật Chiêu, Phạm Xuân Nguyên,…) quan tâm lý giải trên tinh thần lý thuyết loại hình [33]. Sự tƣơng đồng về cấu trúc lịch sử xã hội, văn hóa, tƣơng đồng về diễn biến trên các cấp độ thể loại, tác phẩm, tác giả, chủ đề, ngôn ngữ, giọng điệu, thi pháp, phong cách,… nói lên quy luật tƣơng đối hằng định của các nền văn học. Loại hình học trong các nghiên cứu này đã không loại trừ yếu tố ảnh hƣởng, vay mƣợn hay có cùng nguồn gốc. Trên quan điểm loại hình học lịch sử, các nền văn học châu Á và cả Châu Âu có những điểm tƣơng đồng về cơ chế sinh thành, vận động (chẳng hạn thao tác dịch - phóng tác - sáng tác là một quy luật khi có sự giao lƣu của các nền văn học với nhau). Không phải là một sự nhóm họp hay liên hệ tùy tiện, lý thuyết loại hình cần đến một hệ quy chiếu, một điểm nhìn để từ đó nhận ra tính đồng dạng/ khu biệt của các hiện tƣợng văn học. Sự tƣơng đồng mang tính quy luật chính là lõi cốt của loại hình học.
Nghiên cứu loại hình văn học rất cần thao tác định tính loại hình nhằm xác lập cấp độ của các hiện tƣợng. Đồng thời, từ định tính loại hình đến phân loại loại hình là một trong những việc trọng yếu, cho thấy sự mạch lạc trong tƣ duy, nhìn nhận vấn đề nghiên cứu.
Từ những tiền đề lịch sử đến việc nhận thức về loại hình học, phƣơng pháp loại hình, những liê hệ loại hình, tƣơng đồng loại hình,… ngƣời ta hình thành những tiêu chí phân loại loại hình khác nhau. Ở phạm trù rộng lớn nhất, ngay từ cổ đại, Aristote căn cứ trên sự mô phỏng, cách thức, phƣơng tiện mô phỏng để chia ra các loại hình tác phẩm tự sự, trữ tình, kịch. Trên diễn trình phát triển của lý thuyết loại hình học, những tên tuổi nhƣ F. Hegel, M. Cagan, V. Propp, C. Lévi Strauss, M.B. Khravchenko, I.U. Lotman,… cũng đã có những cách phân chia loại hình căn cứ trên cơ sở vật liệu (chất liệu), cách thức biểu đạt, đặc tính của biểu hiện nghệ thuật,… Hegel chia thành các hình thức của nghệ thuật cổ điển, lãng mạn, tƣợng trƣng,… dựa trên những nguyên lý của nội dung và hình thức, M. Cagan lại chia nghệ thuật ngôn ngữ thành Nói và Viết,… Các nhà nghiên cứu lịch sử văn học, khi xem xét tiến trình văn học căn cứ trên thể loại cũng là một hƣớng phân định loại hình văn học. Dù còn phải bàn luận thêm,
nhƣng những phân định loại hình dựa trên phƣơng pháp sáng tác cũng có thể xem là một biểu hiện mà chúng ta đã từng biết đến. Căn cứ vào khả năng quy tụ lực lƣợng, xu thế vận động, những chủ đề, đề tài phổ biến, cách thức thể hiện,… có thể nhận thấy một số hƣớng phân loại loại hình có bản sau đây:
- Loại hình tác giả
- Loại hình tác phẩm - Loại hình nhân vật - Loại hình kết cấu - Loại hình phong cách - Loại hình trào lưu - Loại hình giọng điệu - Loại hình âm điệu - Loại hình nhịp điệu - Loại hình câu thơ
Mỗi loại hình có một tiêu chí, một quy chiếu riêng để nhận diện, duy trì tƣ cách tồn tại của nó. Nghiên cứu loại hình Thơ mới, có thể nhận thấy ở đó sự hiện diện của loại hình tác giả, loại hình tác phẩm, loại hình chủ đề, loại hình cái tôi trữ tình, loại hình kết cấu, loại hình giọng điệu, loại hình câu thơ,… Luận án này chú ý đến loại hình Thơ mới với tham vọng có thể khái quát những phƣơng diện loại hình đã nêu hƣớng đến một quy chiếu phổ quát cho Thơ mới trong tiến trình thơ Việt Nam từ khởi thủy đến nay. Ý hƣớng này đƣợc thể hiện trong hai vận động:
- Nghiên cứu loại hình Thơ mới đặt trong lịch sử thơ trữ tình Việt Nam
- Nghiên cứu nội thể Thơ mới trong sự vận động tạo sinh, tồn tại và phát triển Hai hƣớng nội quan và ngoại quan này đều cần phải chú ý đến các vấn đề tác giả, tác phẩm, chủ đề, đề tài, cảm xúc, cái tôi trữ tình, khuynh hƣớng, giọng điệu, kết cấu, âm điệu, nhịp điệu, nhạc tính, kiểu câu thơ,…
Phân định loại hình văn học là thao tác khoa học của nhà nghiên cứu. Đó không phải là những phân định tùy tiện. Tính chất bền vững tối thiểu của các tiêu chí phân
định loại hình là yêu cầu cần phải đƣợc ý thức thƣờng trực. Chính từ yêu cầu này mà Propp, Lévi Strauss đã tập trung vào kiểu tƣ duy, M. Bakhtin đã xem thể loại là nhân vật chính của lịch sử văn học,… Thơ mới cần phải đƣợc đặt trong bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa đồng thời khảo sát sâu vào nội thể để tìm ra những quy luật bất biến chi phối sự ra đời và tồn tại, phân biệt với các hình thái thơ trƣớc và sau nó.