- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
1. Khái quát về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh
1.1. Khái quát về cạnh tranh
a. Khái niệm cạnh tranh
- Cạnh tranh có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ kinh tế - pháp lý, cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua (ganh đua) giữa các thành viên cùng một
thị trường nhằm mục đích lôi kéo khách hàng, gia tăng thị phần của một thị trường hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
- Cạnh tranh với tính chất là động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế chỉ tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là môi trường và động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, tăng
hiệu quả của các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan
hệ kinh tế - xã hội.
b. Nhận dạng cạnh tranh
- Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của công quyền vào hoạt động kinh
doanh, thị trường được chia thành hai hình thái: Cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết.
- Căn cứ vào cơ cấu thành viên thị trường và mức độ tập trung trong một lĩnh vực
kinh doanh, thị trường được phân chia thành các hình thái: Cạnh tranh hoàn hảo và cạnh
tranh không hoàn hảo (mức độ cao nhất là độc quyền).
- Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh trên các hình thái, thị trường được phân chia thành: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.
1.2. Pháp luật cạnh tranh
a. Để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, pháp luật cạnh tranh được nhấn
mạnh như một công cụ quan trọng hàng đầu. Chính sách cạnh tranh là bộ phận không thể
thiếu của nền tảng pháp lý đảm bảo cho một nền kinh tế thị trường vận hành trôi chảy.
Pháp luật cạnh tranh có nhiệm vụ ngăn ngừa và xử lý những hành vi cạnh tranh trái pháp
luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp. b. Cơ cấu nội dung của pháp luật cạnh tranh
Pháp luật cạnh tranh có những nội dung chính là: - Pháp luật kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh;
- Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh;
- Pháp luật về tố tụng cạnh tranh.
c. Sau gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quan điểm về cạnh tranh ở Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản từ cả khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý. Trong tiến
ứng đòi hỏi của đời sống kinh tế - xã hội. Luật Cạnh tranh được thông qua ngày 03/12/2004 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2005. Luật Cạnh tranh có cơ cấu gồm 6 Chương, 123 Điều:
Chương I: Những quy định chung;
Chương II: Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh; Chương III: Hành vi cạnh trang không lành mạnh;
Chương IV: Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh; Chương V: Điều tra, Xử lý vụ việc cạnh tranh;
Chương VI: Điều khoản thi hành.
d. Luật Cạnh tranh năm 2004 là đạo luật đầu tiên về cạnh tranh của Việt Nam, được ban hành trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang dần dần được hình thành và hoàn thiện. Để thi hành Luật Cạnh tranh, Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc hướng dẫn thi hành luật33. Cùng với Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp luật có liên quan, Luật Cạnh tranh góp phần quan trọng
vào việc điều tiết cạnh tranh ở Việt Nam.