Dấu hiệu xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp (Trang 69 - 70)

- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

2. Dấu hiệu xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

2.1. Dấu hiệu

Để có căn cứ cho việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, Luật Phá sản của các

quốc gia phải xác định thế nào là tình trạng phá sản. Theo Điều 3 Luật Phá sản năm 2004 đã quy định: “ Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản

nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Như vậy, bản

chất của tình trạng phá sản là tại một thời điểm nhất định, doanh nghiệp, hợp tác xã mất

khả năng thanh toán. Khi đó, các chủ nợ cũng như chính bản thân con nợ dựa vào căn cứ

pháp lý này để làm đơn đề nghị Toà án giải quyết vụ việc phá sản.

2.2. Phân loại phá sản

Tuỳ theo góc độ xem xét, phá sản được phân thành các loại sau:

- Phá sản trung thực và phá sản gian trá: Sự phân biệt này được xem xét dưới góc độ nguyên nhân gây ra tình trạng phá sản. Phá sản trung thực là hậu quả của việc mất

khả năng thanh toán do những nguyên nhân khách quan. Còn phá sản gian trá là hậu quả

của những thủ tục gian trá được tính toán, sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

- Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc: Sự phân biệt này dựa trên căn cứ phát

sinh quan hệ pháp lý. Cụ thể là dựa vào căn cứ ai là người nộp đơn yêu cầu phá sản. Phá

sản tự nguyện là do bản thân doanh nghiệp mắc nợ tự giác đề nghị khi thấy mình mất

khả năng thanh toán nợ đến hạn. Ngược lại, phá sản bắt buộc là do các chủ nợ yêu cầu.

- Phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân: Sự phân biệt này liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Luật Phá sản. Ở nhiều nước không phân biệt phá sản doanh nghiệp

hay phá sản cá nhân, nếu lâm vào tình trạng phá sản thì đều áp dụng Luật Phá sản để giải

quyết. Luật Phá sản của Việt Nam chỉ áp dụng cho doanh nghiệp và hợp tác xã. Còn nếu

cá nhân phá sản thì áp dụng theo thủ tục đòi nợ thông thường (thủ tục dân sự).

2.3. Phân biệt phá sản với giải thể

Nếu chỉ nhìn về hiện tượng thì phá sản và giải thể là giống nhau bởi vì cả hai hiện tượng này đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp và phân chia tài sản

còn lại. Tuy nhiên, về bản chất pháp lý đây là hai hiện tượng khác nhau:

- Thứ nhất, lý do dẫn đến giải thể doanh nghiệp có rất nhiều lý do khác nhau như

hết thời hạn hoạt động, chủ doanh nghiệp không muốn kinh doanh nữa hoặc vi phạm pháp luật bị thu hồi giấy phép kinh doanh...Trong khi đó, phá sản chỉ có một lý do duy nhất là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

- Thứ hai, phá sản khác giải thể ở bản chất của hai thủ tục pháp lý giải quyết cũng

như thẩm quyền của cơ quan thực hiện thủ tục đó. Thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục tư pháp do Toà án tiến hành, còn giải thể là thủ tục hành chính do cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền tiến hành.

- Thứ ba, thái độ của Nhà nước đối với chủ sở hữu hay người quản lý, điều hành doanh nghiệp giải thể và phá sản cũng khác nhau. Nếu là phá sản thì chủ sở hữu doanh

nghiệp hoặc người quản lý điều hành doanh nghiệp sẽ bị cấm hành nghề kinh doanh

trong một thời gian nhất định. Còn trong trường hợp giải thể thì vấn đề hạn chế này

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp (Trang 69 - 70)