Các biện pháp bảo toàn tài sản trong giải quyết phá sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp (Trang 76 - 77)

- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

5. Các biện pháp bảo toàn tài sản trong giải quyết phá sản

Để bảo toàn tài sản phục vụ cho việc giải quyết phá sản, Luật Phá sản có những quy định nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

a. Các giao dịch bị coi là vô hiệu

Trong thời gian 3 tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,

các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là vô hiệu:

- Tặng, cho động sản và bất động sản cho người khác;

- Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác

xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia; - Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;

- Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sảnđối với các khoản nợ;

- Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản.

Khi các giao dịch trên bị tuyên bố vô hiệu thì những tài sản đó phải được thu hồi

và nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ không có bảo đảm có quyền yêu cầu

Toà án tuyên bố các giao dịch trên của doanh nghiệp, hợp tác xã là vô hiệu.

b. Đình chỉ hợp đồng đang có hiệu lực

Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện

hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì hợp đồng đó bị đình chỉ thực hiện. Chủ nợ, con nợ,

tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ

thực hiện hợp đồng.

c. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản,

thẩm phán có quyền ra quyết định áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời để

bảo toàn tài sản. Các biện phápđó gồm:

- Cho, bán hàng hoá dễ hư hỏng hoặc sắp hết thời gian sử dụng;

- Kê biên, niêm phong tài sản;

- Phong toả tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng;

- Niêm phong kho quỹ, thu giữ, quản lý sổ sách kế toán, tài liệu liên quan của

doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định.

Ngoài những biện pháp chủ yếu nêu trên, trong những trường hợp cụ thể, có thể

áp dụng một số biên pháp khác như đăng ký giao dịch bảo đảm, đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án.

Phần 6

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)