- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
1. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mạ
Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những xung đột, bất đồng về quyền, lợi ích
kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình xác lập và giải quyết các quan hệ kinh doanh, thương mại. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta, hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng đa dạng, không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực kinh
doanh sản xuất, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư...Vì vậy, tranh chấp kinh doanh thương mại có những biểu hiện đa dạng về nội dung, hình thức và mức độ khác nhau. Đó có thể là những bất đồng giữa những nhà đầu tư trong việc góp vốn để
thành lập và điều hành doanh nghiệp hoặc có thể là mâu thuẫn giữa các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc bất đồng, mâu thuẫn giữa các thành viên trong nội bộ công ty về thành lập, hoạt động, giải thể công ty... Với cách hiểu như vậy, những vi phạm pháp luật cạnh tranh được quy định là những vụ việc cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng được coi là những tranh chấp kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, những vụ việc cạnh tranh được giải quyết theo tố tụng cạnh tranh không thuộc phạm vi đề cập trong phần
này.
So với những tranh chấp trong các lĩnh vực xã hội khác như lao động, hành chính,
hôn nhân và gia đình, tranh chấp kinh doanh, thương mại có những đặc điểm khác biệt.
Thứ nhất, nội dung của tranh chấp kinh doanh thương mại chủ yếu là mâu thuẫn
về lợi ích kinh tế. Bởi lẽ, mục đích cơ bản mà các chủ thể mong muốn đạt tới khi tham
gia hoạt động kinh doanh thương mại là lợi nhuận hoặc đối tượng đầu tư. Do vậy, trong
quá trình thực hiện xung đột về lợi ích kinh tế là nội dung cơ bản của mọi tranh chấp kinh doanh thương mại.
Thứ hai, chủ thể của các quan hệ tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân.
Những chủ thể này có tâm lý mong muốn xác định quan hệ ổn định, lâu dài trên cơ sở
hợp tác, tin cậy lẫn nhau khi tham gia hoạt động kinh doanh, thương mại. Trong quan hệ kinh doanh thương mại quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương xứng với nhau trên cơ sở thỏa thuận, bình đẳng với mục đích tối đa là lợi ích kinh tế. Vì vậy, các tranh
chấp phát sinh sẽ có nguy cơ đe dọa và ảnh hưởng xấu đến quyền, lợi ích của các bên
trong điều kiện lợi ích kinh tế của các bên phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau.
Thứ ba, tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh, phát triển gắn liền với các
hoạt động kinh doanh, thương mại. Hoạt động kinh doanh thương mại vốn rất đa dạng,
chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật và yếu tố riêng của thị trường, chẳng hạn như
quy luật cung cầu, sự biến đổi không ngừng của giá cả... Những tranh chấp phát sinh
trong các hoạt động kinh doanh, thương mại cũng vì thế mà có những biến đổi linh hoạt
về hình thức biểu hiện, về tính chất mức độ và đòi hỏi, cách thức giải quyết của các bên.