- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
4. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân
4.2. Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mạ
giải quyết tại Tòa án phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự;
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án bảo về quyền và lợi ích hợp
pháp của mình hoặc của người khác;
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự;
- Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp;
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự;
- Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự;
- Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương
sự tự hòa giải;
- Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự;
- Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
- Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự;
- Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số;
- Xét xử công khai;
- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự. Pháp
luật quy định những người không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng;
- Thực hiện hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm;
- Giám đốc việc xét xử: Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới;
- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án. Tòa án nhân dân và các cơ
quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ này;
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt. Người tham gia tố
tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có người phiên dịch;
- Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự;
- Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án;
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng dân sự;
- Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự.
4.2. Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại thương mại
a. Thẩm quyền theo vụ việc
Có bốn nhóm tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án (Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004):
Thứ nhất, tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá
nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
- Mua bán hàng hóa; - Cung ứng dịch vụ;
- Phân phối;
- Đại diện, đại lý;
- Ký gửi;
- Thuê, cho thuê, thuê mua; - Xây dựng;
- Tư vấn, kỹ thuật;
- Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa;
- Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
- Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
- Đầu tư, tài chính, ngân hàng; - Bảo hiểm;
- Thăm dò, khai thác.
Thứ hai, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Thứ ba, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Thứ tư, các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
b. Thẩm quyền của Tòa án các cấp
Ở Việt Nam, có hai cấp tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm là Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh.
Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh
chấp về kinh doanh, thương mại từ điểm a đến điểm i thuộc nhóm 1 của thẩm quyền theo vụ việc nêu trên.
Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp
về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án còn lại, trừ những
tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Khi cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể
lấy lên để giải quyết những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp
c. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ
Khi đã xác định tranh chấp được giải quyết tại Toà án cấp nào, còn phải xác định
Toà án ở địa phương nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ và thi hành án, Điều 35 Bộ luật Tố tụng
dân sự ngày 15 tháng 6 năm 2004 quy định: