Hậu quả của việc tuyên bố phá sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp (Trang 75 - 76)

- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

4. Thủ tục phá sản

4.5. Hậu quả của việc tuyên bố phá sản

- Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản không miễn trừ nghĩa

vụ về tài sản của chủ soanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc

pháp luật có quy định khác.

Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp,

hợp tác xã bị phá sản được quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng, người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản sẽ bị xử lý như sau:

+ Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào khác, kể từ

ngày công ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản.

+ Người được giao đại diện phần vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ quản lý ở

bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổnggiám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá

sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản

lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm kể từ ngày doanh nghiệp,

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp (Trang 75 - 76)