Kiểm soát hànhvi hạn chế cạnh tranh

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp (Trang 60 - 63)

- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

2. Kiểm soát hànhvi hạn chế cạnh tranh

2.1. Khái niệm:

Hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh

tranh trên thị trường34.

Đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh, pháp luật quy định về các hành vi như

thế nào là hạn chế cạnh tranh, những hành vi nào bị cấm tuyệt đối và những hành vi bị

cấm nhưng có những trường hợp được miễn trừ (có thời hạn và không có thời hạn) khi đạt những điều kiện nhất định.

2.2. Các hành vi hạn chế cạnh tranh

a. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Cơ chế kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nguy cơ các doanh nghiệp lạm dụng quyền

tự do hợp đồng để xác lập những thỏa thuận hạn chế khả năng tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, tìm cách loại bỏ một số đối thủ nào đó trên thương trường, hạn chế hay thủ tiêu sự cạnh tranh giữa những đối thủ cạnh tranh. Theo Luật

Cạnh tranh, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

- Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

- Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng

dịch vụ;

- Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán

hàng hoá, dịch vụ;

33

Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh; Nghị định

của chính phủ Số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Hội đồng cạnh tranh; Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh.

34

- Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

- Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán

hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

- Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

- Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;

- Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp

hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Tuy nhiên, không phải mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm một cách

tuyệt đối. Việc cấm tuyệt đối (không có miễn trừ, không có ngoại lệ) chỉ áp dụng đối với

những loại thỏa thuận về ngăn cản, kìm hãm, không cho đối thủ tiềm năng tham gia

thương trường, không được phát triển, mở rộng kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ các doanh

nghiệp nằm ngoài thỏa thuận (tẩy chay) hoặc thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu

trong cung cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Những loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn lại chỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường

liên quan từ 30% trở lên35. Những thỏa thuận liên quan đến thị phần liên quan dưới 30%

là hợp pháp.

b. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Khi một doanh nghiệp tồn tại trên thị trường liên quan với một thị phần và phạm

vi ảnh hưởng lớn nhất định sẽ dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp này lạm dụng thế mạnh

của mình để thực hiện các hành vi cạnh tranh gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh, khách hàng và có tác động tiêu cực đến thị trường. Theo Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường

liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành

động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; - Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; - Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan

Khi được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp sẽ bị

cấm lạm dụng vị trí này để hạn chế cạnh tranh. Theo Điều 13 Luật Cạnh tranh, những

hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (bao gồm doanh

nghiệp độc lập và nhóm doanh nghiệp) là:

- Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ

cạnh tranh;

- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối

thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

35

- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự

phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

- Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất

bình đẳng trong cạnh tranh;

- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

c. Lạm dụng vị trí độc quyền

Mức độ cao nhất của thống lĩnh thị trường là vị trí độc quyền. Theo Luật Cạnh

tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh

tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan36. Khi doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì ngoài các hành vi bị cấm như đối với trường

hợp doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp (có vị trí độc quyền) còn bị cấm

thực hiện các hành vi sau:

- Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

d. Tập trung kinh tế

Theo Luật Cạnh tranh (Điều 16), tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp,

bao gồm:

- Sáp nhập doanh nghiệp;

- Hợp nhất doanh nghiệp;

- Mua lại doanh nghiệp;

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

- Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Tập trung kinh tế là hiện tượng tất yếu trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tập

trung kinh tế tiềm ẩn khả năng hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và độc

quyền. Việc hợp nhất hay sáp nhập giữa các doanh nghiệp là con đường nhanh nhất để

tạo khả năng độc quyền của một doanh nghiệp mới. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh luôn có

nhiệm vụ kiểm soát tập trung kinh tế.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, không phải mọi trường hợp tập trung kinh tế đều bị pháp luật ngăn cản. Tùy thuộc vào mức độ tập trung kinh tế và khả năng phá vỡ

sự cân bằng của cơ cấu thị trường mà sự giám sát này có thể được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Tập trung kinh tế được chia thành nhiều nhóm với cách thức và mức độ

kiểm soát có sự khác nhau, cụ thể là:

- Các trường hợp tập trung kinh tế được tự do thực hiện;

- Các trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền xem xét chấp nhận;

36

- Cho hưởng miễn trừ đối với một số trường hợp tập trung kinh tế thuộc diện bị

cấm;

- Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm tuyệt đối (không có ngoại lệ)37.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp (Trang 60 - 63)