Các giải pháp của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc (Trang 27 - 35)

II. Giai đoạn chống lạm phát được đưa lên hàng đầu (1991-1998)

2.Các giải pháp của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát

Giai đoạn 1991-1998 ghi nhận những thành tựu kinh tế quan trọng của đất nước, hầu hết các cải cách kinh tế của chính phủ đều phát huy hiệu quả. Tốc độ lạm phát ở giai đoạn này nhìn chung là cao nhưng vẫn nhỏ hơn 25% nên nền kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng tích cực (từ 6% đến 9%/ năm). Mức giá tăng lên hàng năm nhưng không quá đột ngột đã thúc đẩy đầu tư (lượng vốn đầu tư chiếm khoảng 30% GDP mỗi năm) và sản xuất, làm tăng sản lượng của nền kinh tế. Mức giá tăng trong giai đoạn 1991-1998 đã thúc đẩy đầu tư, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Bình quân mỗi năm, số người có việc làm tăng 2,2%. Ảnh hưởng tổng hợp của các thành phần trong cán cân thanh toán quốc tế (bao gồm: cán cân thương mại, chuyển nhượng ròng, cán cân tài khoản vốn, hạng mục tài trợ) dưới tác động của lạm phát đã làm giảm dần thâm hụt cán cân thanh toán của nước ta trong giai đoạn này. Tổng cán cân thanh toán đã chuyển biến tích cực: từ - 478 triệu USD (năm 1995) xuống - 288 triệu USD (năm 1996) và thặng dư 214 triệu USD vào năm 1997, tức là bằng khoảng 2% GDP. Những thành tựu trên có được là nhờ sự chèo lái tài tình của những người đứng đầu đất nước. Có thể nhận thấy những chính sách sau đây là hết sức cơ bản trong công cuộc kiềm chế lạm phát giai đoạn này:

Thứ nhất, tiếp tục cải cách giá và lương. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987, trang 221), Đảng đã chủ trương “từng bước lập lại cân đối giữa khối lượng hàng và khối lượng tiền tệ lưu thông để giải

quyết khâu then chốt là giảm dần, đi tới chấm dứt lạm phát. Đó là cơ sở để giảm nhịp độ tăng giá, tiến tới ổn định giá cả và sức mua của đồng tiền...”. Nhờ đó, cùng với những kinh nghiệm rút ra qua cả chục năm tiến hành cải cách giá, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta kiên trì đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, ở đó giá cả được xác định trên cơ sở cung cầu, có sự điều tiết của Nhà nước. Ngày 24/7/1992, Quyết định 137/HĐBT về quản lý giá đã được ban hành, cho phép các doanh nghiệp tự quyết định giá các hàng hoá, dịch vụ kinh doanh trên thị trường. Giờ đây, các biện pháp hành chính không còn là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế; thay vào đó là các đòn bẩy kinh tế, với công tác điều tiết giá cả các nhóm hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu sản xuất, tiêu dùng đóng vai trò quan trọng.

Ở nước ta, nhóm hàng LTTP là đối tượng để chính phủ điều tiết giá. Riêng thóc gạo, mặt hàng nông sản chính của một nước vốn dựa nhiều vào nông nghiệp như Việt Nam, được Nhà nước ưu tiên bình ổn giá bằng việc điều chỉnh lượng thóc dự trữ (mua vào hoặc bán ra). Hơn 70% dân số lao động trong nông nghiệp; khí hậu nhiệt đới gió mùa với diễn biến thiên tai bất thường dễ làm mùa màng thất bát- những thực tế như thế cho thấy sự ra đời của quỹ bình ổn giá là cần thiết.

Phù hợp với yêu cầu của đất nước trước nguy cơ lạm phát bùng nổ trở lại, tháng 4/1994, Nhà nước lập ra Quỹ bình ổn giá nhằm giữ cho thị trường tránh khỏi những cú sốc giá cả. Quỹ này đã nhanh chóng làm dịu các cơn sốt gạo, sắt thép, xi măng v.v... trong những năm 1990, góp phần giữ cho siêu lạm phát không bùng phát trở lại.

Khác với nhóm hàng trên, giá cả của nhóm hàng không phải LTTP thường chịu ảnh hưởng của giá đầu vào là vật tư nhập khẩu, mà giá vật tư nhập khẩu lại chịu tác động mạnh mẽ của giá quốc tế và tỷ giá hối đoái. Chính phủ đã giữ cho tỷ giá hối đoái không biến động quá lớn, tích cực chống buôn lậu và cho phép nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu có khả năng thanh toán nhằm ổn định giá cả nhóm hàng này. Đối với nhóm dịch vụ, Nhà nước chỉ định giá trực tiếp các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trong sự phát triển kinh tế (điện, xăng dầu, điện thoại v.v ...) còn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được định giá dịch vụ nhưng phải đăng ký mức giá để nhà nước có thể kiểm soát được. Giá của các hàng hoá, dịch vụ này thường được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Không chỉ riêng chính sách giá, chính sách tiền lương cũng được đổi mới triệt để. Nếu như năm 1989, Nhà nước chỉ thực hiện bù giá lương thực vào lương thì đến

năm 1992, lương đã bao gồm cả tiền điện, nước, trợ cấp đi lại, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Điều này đánh dấu sự chấm dứt của chế độ trợ cấp bằng hiện vật. Từ năm 1993, chính sách tiền lương mới được thực hiện, trong đó có sự phân biệt về đối tượng nhận lương và nguồn quỹ chi trả. NSNN chỉ trả lương cho những người làm việc trong khối hành chính sự nghiệp, các lực lượng vũ trang, người về hưu, các đối tượng chính sách. Nhà nước không hỗ trợ quỹ lương cho các doanh nghiệp nhà nước nữa mà để doanh nghiệp tự hạch toán, tự trả lương. Tiền lương bây giờ là phản ánh quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Đây là một bước tiến thể hiện tư duy kinh tế mới, thoát ly hẳn tư tưởng bao cấp, gắn kết được trách nhiệm của doanh nghiệp và của người lao động với quyền lợi họ được hưởng theo phương châm “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Nhờ đó, Nhà nước giảm được các khoản chi phí từ ngân sách, tránh tình trạng phát hành tiền giấy để tài trợ thâm hụt. Tuy nhiên, Nhà nước có quy định mức lương tối thiểu để đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Thứ hai, sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt. Để tăng thu, giảm chi, giải quyết tình trạng căng thẳng trong ngân sách nhà nước, cải cách thuế đã được tiến hành theo hai thời kỳ: từ năm 1990 đến giữa 1995, và từ giữa 1995 đến cuối giai đoạn này (1991-1998).

Trong thời kỳ đầu (1990-1995), tăng thu cho ngân sách được thực hiện bằng cách tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, chưa thật sự cần thiết với đời sống kinh tế đất nước lúc đó (như ô tô, xe máy). Đồng thời, đây còn là một cách thức bảo hộ những ngành sản xuất nội địa còn non trẻ, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển sau này. Diện thu thuế, phí được mở rộng với việc xoá bỏ bao cấp học phí cho các bậc học từ trung học cơ sở trở lên, tiến hành thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu phí cầu đường v.v... Không chỉ tăng thu, Chính phủ còn giành ưu đãi thuế cho khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho hoạt động nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ sản xuất trong nước với phương châm để nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai, tranh thủ mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Sau một thời gian tìm hiểu luật ĐTNN (1987), đến giữa thập kỷ 90, ngày càng nhiều nhà đầu tư ngoại quốc bỏ vốn kinh doanh tại Việt Nam. Vì thế, thu NSNN không ngừng tăng lên: năm 1991 là 2.646 tỷ đồng, đến năm 1994 đã lên tới 6.375 tỷ đồng, tức là tăng gấp đôi sau 3 năm; trong đó thu từ khu vực có vốn ĐTNN chiếm từ 16-26% tổng thu. Chính sách thuế như vậy là mềm dẻo hơn nhiều so với trước đây

Ở thời kỳ tiếp theo (cuối 1995 -1998) , Chính phủ chủ trương khắc phục bất cập còn tồn tại trong hệ thống thuế khoá đầu thập kỷ 90, đồng thời cải tiến hệ thống này theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế để nước ta có thể từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Thuế giá trị gia tăng (VAT) đã thay thế cho thuế doanh thu nên tránh được tình trạng thuế đánh chồng lên thuế; từ 18 mức thuế doanh thu giảm xuống 11 mức, đến khi có thuế VAT thì thuế suất chỉ còn 4 mức. Thuế lợi tức đã được thay bằng thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy, tính phức tạp, rườm rà của hệ thống thuế được giảm bớt.

Thứ ba, chính sách tiền tệ thời kỳ này cũng có nhiều tác dụng. Từ năm 1991 đến năm 1995, mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và gắn liền với chính sách tín dụng - lãi suất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 1989 Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách lãi suất thực dương nhưng chưa đầy đủ vì lãi suất cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước vẫn thấp hơn lãi suất tiền gửi thì từ năm 1992, biện pháp lãi suất thực dương (lãi suất cho vay > lãi suất tiền gửi > tốc độ lạm phát) đã được áp dụng triệt để nhằm làm giảm cầu tín dụng, đặc biệt là việc các doanh nghiệp nhà nước đi vay tiền rồi cho vay lại để hưởng chênh lệch lãi suất. Nhờ đó, NSNN không phải bù lỗ những khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, làm giảm áp lực phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách. Chính sách này buộc các doanh nghiệp khi đi vay phải tính toán sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả và vì thế mà cung hàng hoá trong xã hội tăng lên, làm dịu mối quan hệ căng thẳng giữa cung và cầu. Các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng làm ăn có lãi hơn cũng tạo thêm nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Lãi suất trong khoảng thời gian này còn được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với thị trường và tình hình lạm phát. Từ tháng 8/1992 đến tháng 8/1994, NHNN đã điều chỉnh lãi suất tới 6 lần. Nhà nước đã cố gắng giảm lãi suất cho vay để tránh tình trạng lãi suất quá cao làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo lãi suất thực dương. Một điều đáng nói về chính sách tiền tệ trong giai đoạn này nữa là hệ thống ngân hàng hai cấp đã được hình thành từ năm 1991: NHNN có chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ - tín dụng, còn kinh doanh là việc của hệ thống NHTM. NHNN trở nên chủ động hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, đặc biệt là đảm bảo kiểm soát được tốc độ lạm phát. Các ngân hàng thương mại có điều kiện chú trọng hơn đến hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng phục vụ khách hàng.

Trong 3 năm 1996, 1997, 1998, chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn vì lạm phát cao có nguy cơ xuất hiện trở lại vào năm 1995. Nhìn chung, lãi suất thực và lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Lãi suất danh nghĩa năm 1997 là 13,5%, mà CPI của năm này bằng 3,2% nên lãi suất thực là 10,3% hay là cao hơn so với năm 1994 (4,8%) và năm 1995 (7,7%). Do đó, mức tăng trưởng tiền gửi nội tệ cao, chẳng hạn vào tháng 12/1996 so với tháng 12/1995 là 29%, tức là cao hơn mức tăng nhu cầu tiền mặt (18%). Việc thực hiện chính sách tiền tệ như trên đã làm giảm cung tiền trong nền kinh tế, giúp kiềm chế tỷ lệ lạm phát trong hầu hết các năm của giai đoạn này ở mức một con số.

III. Giai đoạn 1999-2003

1. Thực trạng và nguyên nhân

Đây là giai đoạn ghi nhận xu hướng giảm phát ở nước ta. Nếu như năm 1998, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á năm 1997, tỷ lệ lạm phát khá cao 7,9%. Tuy nhiên con số này giảm dần vào các năm tiếp theo. Năm 1999 tỷ lệ lạm phát là 4,1%, đặc biệt năm 2000, thiểu phát đã xảy ra với tỷ lệ -0,6%. Sang năm 2001, lạm phát nhích dần lên con số 0,8% và đạt 4% năm 2002 khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Năm 2003, tỷ lệ lạm phát lại giảm xuống còn 3%. Chúng ta sẽ cùng xem xét biểu đồ lạm phát sau và phân tích tình hình cụ thể của từng năm.

Hình 7: Tình hình lạm phát từ năm 1999 đến năm 2003

Năm 1999, chỉ số giá giảm liên tục trong 8 tháng liền: từ tháng 3 đến tháng 12. Chỉ số giá lương thực, mặt hàng quan trọng nhất trong rổ CPI của Việt Nam đã giảm 7,8% so với tháng 12 năm 1998, thậm chí giảm tới 10,5% ở thời điểm tháng 12/1999. Sự giảm sút giá lương thực được giải thích bởi một vụ mùa lúa bội thu ở nước ta: 33,8 triệu tấn trong khi giá gạo xuất khẩu lại giảm 17,8% so với năm 1998 dưới tác động của xu hướng đi xuống của giá gạo trên thị trường thế giới.

Năm 2000, chỉ số giá tiếp tục giảm và thậm chí còn giảm sâu hơn năm trước, CPI giảm trong nhiều tháng, cũng có những tháng tăng lên nhưng mức tăng không đáng kể. Nguyên nhân chính vẫn là do giá của các mặt hàng lương thực giảm mạnh, trong cả năm này, giá lương thực giảm 9,5%, giá thực phẩm giảm 2,3% so với năm 1999. Tuy một số mặt hàng khác giá có tăng nhẹ nhưng do nhóm hàng LTTP chiếm đến gần một nửa trong rổ tính CPI nên giá hàng này giảm xuống đã kéo chỉ số giá chung xuống theo. Đặ biệt hơn nữa, trong năm 2000, thiểu phát đã xảy ra khi chí số giá đã xuống dưới mức 0 (-0,6%).

Sang năm 2001, giá cả có phần ổn định hơn. Chỉ số lạm phát đã tăng 0,8% so với năm trước do trong cả năm đã có 5 tháng chỉ số giá tăng, 3 tháng chỉ số giá đứng và 4 tháng chỉ số giá giảm. Tuy nhiên do biên độ dao động của chỉ số giá qua các tháng rất nhỏ, chưa đến 0,5%/ tháng (trừ tháng 12/2001, mức giá chung tăng 1%) nên mức tăng giá của cả năm không cao. Tính chung cho 7 tháng đầu năm 2001, lạm phát đã xuống 0,9%, trong đó có 4 nhóm hàng giảm giá, mạnh nhất là lương thực với 6,3%, kế đến là dược phẩm và dịch vụ y tế với 1,6%, bưu điện -1%. Từ đầu năm đến nay, trong khi giá vàng giảm 0,1% thì giá USD tăng 2,3%.Giá hàng lương thực tiếp tục kéo dài chuỗi ngày giảm giá, chỉ đến cuối năm khi hầu hết các loại hàng hóa đều tăng giá thì giá lương thực mới hòa cùng nhịp tăng này. Giá lương thực đặc biệt tăng mạnh vào tháng 12, so với cùng kỳ tăng 6%.

Có thể nhận thấy một nguyên nhân chung dẫn tới chỉ số lạm phát giảm trong 3 năm đầu của giai đoạn này là do giá nhóm hàng lương thực giảm mạnh. Giá lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long vào giữa năm 1998 là 2170 đồng/kg, năm 1999 là 1759 đồng/kg, đến năm 2000 chỉ còn 1300 đồng/kg. Giá các nông sản khác như cà-phê, hạt điều.... cũng diễn biến tương tự. Giá 1 kg cà-phê niên vụ 1998 - 1999 là 22.700 đồng, sang niên vụ 1999 - 2000 và 2000 - 2001, giá tương ứng chỉ còn 9000 đồng và 5000 - 8000 đồng.

Như đã nói ở trên, nguyên nhân giải thích cho việc giảm giá hàng lương thực là do mùa màng bội thu trong khi giá xuất khẩu giảm. Diện tích gieo trồng cũng như sản lượng các nông sản không ngừng gia tăng (riêng năm 2002, có giảm với cây lúa do thực hiện quảng canh). Bình quân mỗi năm (tính trong 10 năm trở lại đây), diện tích trồng lúa tăng thêm 135.000 ha; còn năng suất lúa đã tăng từ 31,1 tạ/ha (năm 1991) lên 42,5 tạ/ha (năm 2001). Cung nông sản tăng trong khi cơn suy thoái sau khủng hoảng tài chính châu

Á cùng với sức cạnh tranh thấp của hàng Việt Nam (do chi phí sản xuất như điện, nước, phân bón, thuốc trừ sâu cao làm giá thành cao, chất lượng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của thế giới) khiến cho hoạt động xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn: vừa tồn đọng, vừa bị lỗ. Hơn nữa, do mức sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu nội địa về lương thực có xu hướng giảm tương đối so với các hàng hoá khác. Vì thế, giá nông sản

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc (Trang 27 - 35)