Đánh giá chung về các giải pháp để kiềm chế lạm phát và khắc phục giảm phát ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc (Trang 54 - 55)

I. So với đầu năm

3. Đánh giá chung về các giải pháp để kiềm chế lạm phát và khắc phục giảm phát ở Việt Nam.

ở Việt Nam.

Nhìn chung các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và khắc phục giảm phát của Việt Nam đã phát huy những mặt tích cực. Trong những năm 80, thành công trong việc kiềm chế siêu lạm phát và đưa lạm phát nước ta xuống 2 con số rồi còn một con số được coi như một kỳ tích. Những chính sách hiệu quả của Chính phủ trong việc khắc phục giảm phát thời kỳ 200-2002 cũng được thế giới đánh giá cao. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện tại, các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát phi mã đang gặp phải những thử thách nhất định và trong thực tế phần nào còn mang tính “hớt ngọn”, thiếu chủ động và đồng bộ. Điều này thể hiện tập trung ở ba điểm sau:

Thứ nhất, chưa coi trọng đúng mức và phân biệt rạch ròi giữa yêu cầu dự báo giá cả khách quan với mục tiêu chính sách chủ quan. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến Chính phủ bất ngờ và lúng túng trong việc giải mã, bắt mạch, kê đơn cho các động thái giá cả thị trường, từ đó làm giảm tính chủ động và hiệu quả của các giải pháp kiềm chế lạm phát được lựa chọn.

Thứ hai, chưa coi trọng việc tuân thủ đúng các yêu cầu cũng như quy trình của nền kinh tế thị trường. Cụ thể là chưa tạo ra sự cạnh tranh đầy đủ và lành mạnh trong việc cung cấp các sản phẩm và nguyên nhiên liệu đầu vào thiết yếu của nền kinh tế rồi mới bãi bỏ sự kiểm soát hành chính về giá.

Đối với một số mặt hàng thiết yếu như dầu mỏ, điện, thuốc chữa bệnh... cần phải tạo ra một thị trường cạnh tranh đầy đủ rồi Nhà nước mới bãi bỏ quản lý giá, để bàn tay vô hình của thị trường làm đúng chức năng của mình... Trong khi, trên thực tế tình hình đang diễn ra ngược lại và phát sinh nhiều bất cập.

Thứ ba, chưa coi trọng sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các cơ quan chức năng và các loại công cụ chính sách, nhất là giữa ngành tài chính với ngành ngân hàng, đặc biệt trong việc sử dụng các công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc, dự trữ ngoại hối và chính sách thuế, chính sách nợ Chính phủ.

Đồng thời, trong công tác điều hành nền kinh tế cũng chưa có sự đồng bộ, nhất quán giữa việc ban hành, triển khai, giám sát, kiểm tra và chế tài hiệu quả các vi phạm chính sách trên thực tế...Vừa qua, các cơ quan liên ngành mới chỉ tập trung vào các giải pháp về tài chính, còn nhóm giải pháp về tiền tệ thì khá mờ nhạt, điều này đã tạo điều kiện cho lạm phát tăng cao

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w