0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Xu hướng lạm phát của nước ta trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA – DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP.DOC (Trang 55 -59 )

1. Những yếu tố ảnh hưởng.

1.1. Kinh tế thế giới vẫn nằm trong chu kỳ của cuộc khủng hoảng kinh tế

Cuộc khủng hoảng này được khởi nguồn từ Mỹ ngày 21 tháng 01 năm 2007 với cuộc khủng hoảng tín dụng (suprime crisis) và đã lan sang toàn thế giới. Các sàn chứng khoán của các nước đã giảm 2 đến 7%. Nhiều nền kinh tế đều có đầu tư vào Mỹ, do đó mất giá ở Mỹ sẽ đẩy mạnh mất giá trên toàn cầu. Cụt vốn khắp nơi không thể không ảnh hưởng đến đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, nếu khủng hoảng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất vì giảm tiêu dùng như đang hình thành ở Mỹ thì hàng nhập khẩu vào Mỹ sẽ giảm, đưa đến giảm xuất khẩu của nhiều nước. Việt Nam cũng khó tránh khỏi vấn đề này, nhất là thị trường Mỹ vào năm 2007 đã chiếm tới 24% trị giá hàng xuất khẩu của

Việt Nam. Biên độ của cuộc khủng hoảng đang có những biến động khó lường và dường như chưa có dấu hiệu dừng lại.

1.2. Sự tăng giá của hàng hóa trên thế giới

Những năm gần đây đặc biệt là trong năm 2007 và đầu năm 2008, giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là lương thực, vàng và dầu thô. Giá dầu lửa đã tăng từ 53,4 USD/thùng tháng 01/2007 lên 89,4 USD/thùng tháng 12-2007, và đạt đỉnh mới 127,82 USD/thùng vào ngày 16-05-2008. Như vậy so với năm 2003, giá của nhiên liệu này đã tăng từ 2 đến 3 lần. Nếu thế giới phải hứng chịu một cú sốc dầu thô thì khủng hoảng kinh tế lúc đó mới thực sự đáng lo ngại và tỷ lệ lạm phát 2 con số là điều bình thường.

Ở Việt Nam, từ năm 2004 đến nay, giá xăng cũng đã được điều chỉnh 17 lần: từ 5.600VND/lít năm 2004 lên 14.500VND/lít hiện nay. Dự báo trong thời gian tới nếu giá dầu thế giới không có xu hướng giảm thì giá xăng trong nước một lần nữa lại được điều chỉnh tăng và khi đó thì lạm phát lại có thêm điều kiện để “phát triển”.

Hình 10: Giá xăng tại Việt Nam

Giá vàng trên thế giới cũng đang tăng cao và gây nên một cơn sốt vàng trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam từ đầu năm nay. Giá vang đã có lúc lên trên 1000USD/ounce, ở Việt Nam giá vàng cũng đạt mức kỷ lục hơn 19 triệu/chỉ. Giá lương thực trên thế giới không ngừng tăng cao do những năm gần đây các nước không còn chú trọng vào nông nghiệp, các cánh đồng lương thực được thay bằng các nguyên liệu để tạo năng lượng sạch. Bên cạnh đó, giá các nguyên vật liệu sản xuất lương thực như phân đạm, giống cũng tăng làm cho mặt hàng này rơi vào tình thế giảm sản lượng mà chi phí đầu vào lại tăng đẩy thế giới rơi vào khủng hoảng an ninh lương thực.

Trong nước, mặc dù Chính phủ đã ban hành Công văn 639/BTM-XNK ngày 16/8/2007 và Công văn số 266/TTg-KTTH ngày 21/2/2008 để khống chế lượng gạo xuất khẩu tối đa nhằm kiểm soát lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nhưng việc giá LTTP thế giới tăng cao đã khiến giá gạo xuất khẩu và giá một số mặt hàng thực phẩm xuất khẩu khác như thuỷ hải sản gia tăng cộng với chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá LTTP trong nước tăng cao ở mức 18,92% năm 2007 và 14,45% trong QI/ 2008. Đó là chưa kể nhu cầu về lương thực nói riêng và hàng hóa nói chung sẽ còn tăng

lên do yếu tố tăng dân số (dân số tăng khoảng 1,2%, tức là vẫn tăng trên 1 triệu người đưa dân số trung bình năm 2008 lên trên 86,2 triệu người). Cộng thêm tình hình dịch bện thiên tai diễn biến phức tạp, Việt Nam sẽ phải hứng chịu một cơn sốt giá nữa (như đã xảy ra với mặt hàng gạo trong tháng 5 vừa rồi) nếu không có những biện pháp bình ổn giá ngay từ bây giờ.

1.3. Yếu tố tiền tệ

Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào TTCK [28]. Trong thời gian tới nguồn vốn này sẽ còn gia tăng khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế hơn nữa. Nhất là khi Chính phủ tiếp tục cho những doanh nghiệp lớn bán cổ phiếu lần đầu (IPO) hoặc mở cơ hội (room) cho những doanh nghiệp chứng khoán có lãi (Blue-chips)thì ngay lập tức, dòng vốn này sẽ tác động lên CPI và gây lạm phát . Bởi lẽ, sau IPO, doanh nghiệp sẽ thu về một lượng thặng dư cổ phần khổng lồ và họ đem vốn vào đầu tư. Đứng trước bối cảnh này, Ngân hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng. Trên thực tế thì năm 2007, NHNN cũng đã mua vào hơn 7 tỷ USD nhằm giữ VND ở mức giá thấp so với đồng đô la.

1.4. Ảnh hưởng từ các chính sách vĩ mô thiếu đồng bộ và có độ trễ lớn.

Điều hành chính sách vĩ mô trong thời gian qua dường như thiếu đồng bộ và bị động. Các nhà hoạch định chính sách không dự đoán được khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế, nhất là trong việc thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ.

Khi TTCK có những dấu hiệu phát triển nóng, nhiều biểu hiện xấu, nhưng các nhà hoạch định chính sách còn chần chừ, và còn khá nhiều các tranh cãi xem đã đến lúc cần phải can thiệp mạnh vào thị trường hay chưa? Việc tăng cung ứng tiền ra lưu thông để mua ngoại tệ lại không được kết hợp ngay từ đầu với các chính sách tiền tệ thắt chặt. Việc quản lý tốc độ tăng tín dụng không được quan tâm đúng mức, phát hành trái phiếu

không quan tâm đến việc phối hợp thực hiện chính sách tiền tệ, chưa có những giải pháp về kinh tế để can thiệp vào thị trường chứng khoán (quỹ Chính phủ chủ động mua vào bán ra các chứng khoán nhằm ổn định thị trường)... Các quy định của ngành ngân hàng và tài chính chỉ được thực hiện khi thị trường đã có dấu hiệu nguy hiểm. Một số quy định có tính hành chính mạnh, gây phản ứng không tốt đến thị trường. Chính sách thuế chưa được sử dụng có hiệu quả, sự can thiệp của Nhà nước bằng các biện pháp kinh tế trước đây đã từng được sử dụng có hiệu quả, nhưng lại chưa được chú ý trong những tháng vừa qua.

Thị trường luôn luôn thể hiện những tác động của các chính sách. Nếu như các chính sách khẩn cấp, xử lý tình huống luôn có tác động tích cực trong ngắn hạn, có thể thấy hiệu quả nhanh, nhưng thường lại có tác động đến dài hạn theo chiều hướng ngược lại. Việc kìm chế giá cả các mặt hàng nhập khẩu trong những năm qua và chính sách ổn định tỷ giá khuyến khích xuất khẩu nhiều năm đã là sức ép cho thị trường những tháng đầu năm.

Một số loại vật tư đầu vào cơ bản của nền kinh tế đã phải điều chỉnh tăng giá trong đầu năm 2007 như: giá điện (tăng 7,6%), giá xăng 2 lần điều chỉnh tăng khoảng 15% - 16% (lần thứ nhất tăng 8,9%, lần thứ hai tăng 7,2%), giá than tăng 20%, xi-măng, phân bón, giấy... tăng 10%. Điều đó cho thấy chính sách kiềm chế lạm phát trong từng năm đã ảnh hướng đến lạm phát của những năm sau, đặc biệt nếu điều đó lại được bồi thêm bởi những biến động như giá cả trên thị trường thế giới.

Việc mua ngoại tệ, giữ ổn định tỷ giá và tăng dự trữ buộc là giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, việc mua vào ngoại tệ làm cho giá cả của đồng tiền Việt Nam mất giá so với đồng đô la Mỹ, nhưng xu hướng đó đang diễn ra trong nước lại trái ngược với xu thế đồng đô la Mỹ mất giá liên tục trên thị trường thế giới. Như vậy, giá trị đầu vào của nền kinh tế tiếp tục phải gánh chịu "chính sách tỷ giá ổn định" này.

Bên cạnh đó, công tác dự báo, đã nhiều năm yếu kém, nhưng không được khắc phục, tình trạng chủ quan do tin tưởng vào khả năng tăng trưởng của nền kinh tế đã làm giảm mối quan tâm đến các yếu tố gây lạm phát.

Nếu trong những năm tới, Nhà nước vẫn tiếp tục “lãng quên” các nhân tố này thì chẳng những không kiềm chế được lạm phát mà mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế cũng khó mà đạt được.

1.5. Sự cạnh tranh kinh tế sẽ ngày càng gay gắt hơn

Nhiều động thái kinh tế trái chiều diễn ra cả trong kinh tế đối nội và đối ngoại... sẽ tiếp tục có sự giảm giá trên các mặt hàng trong diện cắt giảm thuế theo lộ trình WTO; sẽ có sự tăng giá ở những mặt hàng thuộc diện được giải phóng khỏi sự kiểm soát của Nhà nước như điện, xăng dầu và sắt thép...; giá những mặt hàng gắn với thị trường và cạnh tranh đầy đủ sẽ được điều chỉnh theo xu hướng thị trường. Trong khi đó, những mặt hàng có nguy cơ tăng giá theo kiểu “tát nước theo mưa” vẫn tiếp tục.

2. Dự báo xu hướng lạm phát

Mục tiêu đầu năm do Quốc hội đề ra cho năm 2008 là tốc độ tăng giá tiêu dùng (dưới 8,5-9%) thấp hơn tốc độ tăng GDP (8,5-9%). Tuy nhiên, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm, lạm phát đã là 15,96% và theo dự báo của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TW (Ciem), lạm phát năm nay, xét đến kịch bản xấu nhất có thể lên tới 22,3% nếu như Chính phủ không có những biện pháp kịp thời, hữu hiệu và đồng bộ. Cũng trong “Báo cáo kinh tế Việt Nam 2007 và triển vọng 2008” do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW công bố ngày 8 tháng 5, có 3 kịch bản được đề ra cho nền kinh tế Việt Nam năm 2008 :

-

Kịch bản cơ bản: GDP tăng 7,2%, lạm phát trung bình 19,4%, thâm hụt thương mại tương đương 17,3% GDP.

-

Kịch bản xấu: GDP tăng 6,6%, lạm phát trung bình 22,3%. Thâm hụt thương mại cao hơn mức 17,3% GDP.

-

Kịch bản tốt: GDP tăng 7,6%, lạm phát trung bình 16,7%. Thâm hụt thương mại thấp hơn mức 17,3% GDP.

Trong đó, với tình hình diễn biến giá cả trong nước và thế giới hiện nay có vẻ như kịch bản xấu có nhiều khả năng trở thành hiện thực nhất. Tuy nhiên nếu xét trong dài hạn thì một mặt bằng giá mới trong nước đã và đang hình thành sẽ ổn định hơn, lạm phát phi mã sẽ được kiềm chế; sự đột biến gây nguy hiểm, đổ vỡ, ngưng trệ nền kinh tế như kiểu Thái Lan năm 1997 sẽ khó có thể diễn ra.


Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA – DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP.DOC (Trang 55 -59 )

×