Thực trang và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc (Trang 39 - 43)

II. Giai đoạn chống lạm phát được đưa lên hàng đầu (1991-1998)

1. Thực trang và nguyên nhân

Đây là giai đoạn mà lạm phát tăng tốc, làm đau đầu các nhà quản lý mĩ mô và ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của người dân. Từ 3% năm 2003, lạm phát tăng vọt lên 9,5% năm 2004, sau đó giảm nhẹ vào 2 năm 2005, 2006 nhưng lại bùng phát trở lại vào năm ngoái với lạm phát phi mã 12,6% và năm nay dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục ở mức 2 con số khi tính đến hết tháng 5/2008, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 15,96%.

Biểu đồ dưới đây thể hiện cả tỷ lệ lạm phát của những năm của thời kỳ trước, qua đó chúng ta thấy rõ được tốc độ tăng chóng mặt của lạm phát khi bước vào thời kỳ này.

* Năm 2004

Năm 2003, lạm phát dừng lại ở con số khiêm tốn 3%, thế nhưng con số này đã đột ngột tăng tốc ngay sau năm đó và lên gần 10%. Chỉ số tăng giá trong vòng 5 tháng đầu năm 2004 đã lên tới 6,3%, cao hơn mức dự kiến cả năm là 5% trong đó nhóm hàng thực phẩm tăng 12,6%. Giá cả một số mặt hàng thuỷ hải sản tăng do thị trường xuất khẩu ổn định và mở rộng, giá cả được cải thiện. Giá đường trắng tiêu thụ trong nước bình quân tăng tới 40 - 45% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm mặt hàng tăng giá cao đứng thứ hai là lương thực, tăng tới 10,9%. Nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng, giá bán cũng khá hơn trước. Chỉ có duy nhất chỉ số tiêu dùng của nhóm “hàng” giáo dục là giảm tuy nhiên tỷ lệ giảm không quá lớn và nhóm này cũng không chiếm tỷ trọng lớn nên không làm ảnh hưởng đến xu thế tăng của chỉ số giá chung.

Bảng 3: Chỉ số CPI các tháng trong năm 2004 so với tháng 12/2003

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chỉ số tăng CPI (%) 1,1 4,1 4,9 5,4 6,3 7,2 7,7 8,3 8,6 8,6 8,8 9,5 (Nguồn: TCTK)

Có thể chỉ ra 3 nguyên nhân chính khiến chỉ số giá trong năm 2004 tăng mạnh lên mức gần 2 con số:

Một là, dịch cúm gia cầm đã làm cho nhóm hàng thực phẩm có chỉ số giá tiêu dùng đạt mức tăng kỷ lục từ trước đến nay. Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm xẩy ra trên diện rộng và kéo dài, nguồn cung sản phẩm gia cầm ra thị trường giảm mạnh 20-25%, trong khi nhu cầu thực phẩm tiếp tục tăng lên, làm cho giá cả mặt hàng gia cầm nói riêng tăng lên. Đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng được chuyển sang các mặt hàng thực phẩm khác nên đã làm cho nhóm hàng thực phẩm nói chung tăng cao, tới 16,8% trong 9 tháng đầu năm 2004. Ngoài ra, việc NSNN phải chi để bù đắp những thiệt hại và khôi phục đàn gia cầm cũng là những yếu tố kích thích lạm phát.

Hai là, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam được cải thiện và khối lượng gạo xuất khẩu tăng lúa gạo thu hoạch bị thất bát ở miền Trung và thu hoạch muộn ở các tỉnh miền Bắc đã khiến cho giá gạo trong nước tăng lên. Giá bán và giá xuất khẩu, khối

lượng xuất khẩu của một loạt mặt hàng : thuỷ hải sản, cao su, cà phê, hạt điều... cũng tăng khá so với trước. Do đó đã làm cho giá LTTP, một số mặt hàng nông, lâm, thuỷ hải sản khác tăng lên.

Ba là, do biến động giá tăng cả trên thị trường thế giới, tập trung là giá xăng dầu, phôi thép, nguyên liệu nhựa, phân đạm U rê, bột giấy, thuốc chữa bệnh, vật phẩm y tế,... mà Việt Nam nhập khẩu cũng tăng cao, làm cho giá bán lẻ trong nước cũng tăng lên. Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu tính đến năm 2004 đã được điều chỉnh tăng 4 lần (lần thứ 4 được thực hiện chỉ riêng đối với giá bán lẻ xăng, từ cuối ngày 1/11/2004, tăng thêm 500 đồng/1 lít xăng) với mức tăng từ 8% đến 28%. Tình hình đó làm cho chi phí của một loạt lĩnh vực tăng lên, nhất là giao thông vận tải. Giá cước vận chuyển hàng không tăng 8%, vận tải đường sắt tăng 10% nhằm thực hiện chính sách hoà đồng giá vé giữa người Việt Nam và người nước ngoài,... Bên cạnh đó chi phí xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu,... của người nông dân cũng tăng cao. Giá sắt thép tăng làm cho ngành xây dựng và cơ khí chế tạo tăng chi phí. Nguyên liệu nhựa và bột giấy tăng... cũng làm cho chi phí của một loạt ngành sản xuất và một loạt sản phẩm phải tăng giá bán lên...

Ngoài ra cũng cần kể đến yếu tố tâm lý của dân chúng, dù đây không phải là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát. Khi thị trường bất động sản ở Việt Nam đang rối loạn, giá cả một số mặt hàng đang leo thang hàng ngày gây tâm lý bất ổn trong dân chúng thì tiếp đó (đầu năm 2004) Bộ Nội vụ công bố dự kiến tăng lương mới (thực tế tăng từ 1/10/2004) đã kích thích tâm lý tăng tiêu dùng của dân chúng, làm cho giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh từ đầu năm (thông thường là tăng vào cuối năm). Mặt khác khi dân chúng đang lo sợ sự sụt giá của đồng tiền Việt Nam thì NHNN Việt Nam lại phát hành thêm loại tiền mệnh giá 100.000 đồng mới vào lưu thông (gấp đôi mệnh giá lớn nhất trước đó). Vào cuối năm 2003, NHNN lại đựa tiếp loại tiền polyme mới vào các mệnh giá 50.000, 500.000, 100.000 vào lưu thông. Đặc biệt là đồng tiền với mệnh giá 500.000 (lớn gấp mười lần so với đồng tiền có mệnh giá lớn nhất trước đó), đã tiếp tục tác động xấu đến tâm lý của dân chúng. Dân chúng cho rằng NHNN đang đưa thêm vào lưu thông một khối lượng tiền rất lớn và vì vậy giá trị đồng tiền Việt Nam sẽ giảm mạnh. Do đó dân chúng càng có xu hướng chuyển từ tài sản tiền tệ VND sang các tài sản tài chính khác và càng khuyến khích tâm lý tiêu dùng. Kết quả là giá cả các mặt hàng trong nền kinh tế tiếp tục gia tăng.

Năm 2005, chỉ số lạm phát có giảm đi so với năm trước nhưng vẫn tiếp tục ở mức cao. Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước đã lên tới 8,4%, vượt xa so với mức 6,5% theo Nghị Quyết của Quốc hội đề ra từ đầu năm, thấp hơn so với mức 9,5% của năm 2004 và cao gấp 3 lần so với mức 3,0 % của năm 2003 [29]. Tăng giá cao nhất trong cả năm 2005 là nhóm mặt hàng LTTP. Tính chung trong cả 12 tháng năm 2005, nhóm lương thực- thực phẩm tăng 10,8%, thấp hơn so với mức tăng kỷ lục 15,6% của cả năm 2004, trong đó riêng nhóm hàng thực phẩm đã tăng tới 12% và nhóm mặt hàng lương thực tăng 7,8% [29]. Nguyên nhân do giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng, giá thu mua một số mặt hàng lương thực làm thức ăn gia súc tăng, làm tăng giá các mặt hàng lương thực trong nước. Diện tích đất đai sản xuất lương thực có xu hướng giảm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do đất đai canh tác được chuyển sang đất đô thị, đất khu công nghiệp, đất làm được giao thông và các mục đích khác. Mặt khác giá thành sản xuất các mặt hàng lương thực cũng tăng lên. Đặc biệt là giá thóc gạo xuất khẩu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng khá bởi nhu cầu thu mua lúa gạo cho xuất khẩu. Do tác động bởi giá gạo trên thị trường thế giới và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng. Do ảnh hưởng cơn bão số 7 ở các tỉnh phía Bắc, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung trong các tháng 10,11 và tháng 12-2005. Bởi vậy đã làm cho giá lương thực trong năm 2005 tăng tới 7,8%. Tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng 14,3% của mặt hàng lương thực trong năm 2004.

Trong khi đó giá mặt hàng thực phẩm tính chung trong năm 2005 tăng 12%, thấp hơn so với cả năm 2004 đã tăng kỷ lục, tới 17,1% [29]. Nguyên nhân là do tác động của dịch cúm gia cầm xẩy ra trên diện rộng. Chính phủ chỉ đạo kiên quyết và các địa phương cũng triển khai đồng bộ việc tiêu huỷ gia cầm, việc cấm lưu thông gia cầm,... cũng như tình trạng đóng băng tiêu thụ các sản phẩm ở nhiều địa phương. Do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm được dồn sang các mặt hàng khác làm cho giá bán lẻ nhóm mặt hàng này tăng lên

Mức tăng lớn đứng hàng thứ hai và thứ ba trong năm 2005 là nhóm mặt hàng nhà ở, vật liệu xây dựng và nhóm phương tiện đi lại với mức tăng lần lượt là 9,8% và 9,1%. Nguyên nhân của tình trạng đó là do giá sắt thép trên thị trường thế giới và giá xanưg dầu tăng cao.

Kết luận diễn biến chỉ số tăng giá và tâm lý lạm phát trong năm 2005 chủ yếu do thị trường thế giới, tiếp đến do thiên tai và dịch bệnh. Về mặt khoa học và thực tiễn

không thể đổ lỗi cho vấn đề tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cho thực hiện chính sách tài chính gây nên tình trạng tăng giá nói trên.

* Năm 2006

Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2006 tăng 6.6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,4% của cùng kỳ năm 2005. Điều đặc biệt là nếu như năm 2005, lạm phát CPI và lạm phát nhóm hàng LTTP đều giảm so với năm trước (8.4% so với 9.5% và 10.8% so với 15.6%) còn ngược lại lạm phát của các nhóm hàng phi LTTP và lạm phát bình quân lại tăng thì bước sang năm 2006, cả 4 chỉ tiêu lạm phát CPI, LTTP, phi LTTP và lạm phát bình quân đều giảm so với năm ngoái [14].

Bảng 4: Diễn biến lạm phát từ năm 2003-2006

Đơn vị: % tăng giảm

2003 2004 2005 2006

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w