Điều chỉnh tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc (Trang 61 - 63)

II. Một số giải pháp cụ thể kiềm chế lạm phát

2.Điều chỉnh tăng trưởng kinh tế

Trước thực trạng nền kinh tế phát triển quá nóng, cần phải giảm tốc độ tăng trưởng, duy trì tốc độc tăng trưởng xoay quanh 8% là hợp lý. Thực tế là ngày 2 tháng 6 vừa qua, Quốc hội đã thông qua việc giảm GDP năm nay từ 8,5-9% xuống còn 7%. Cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư cả trung ương và địa phương, đầu tư của các thành phần kinh tế, chủ động điều chỉnh kế hoạch triển khai các dự án đầu tư, có thể chuyển những dự án chưa cấp thiết xuống tiếp những năm sau nhằm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, các công trình đầu tư. Khẩn trương hoàn thành các dự án, các công trình, đặc biệt là những công trình trọng điểm, hoàn thành dứt điểm các công trình dây dưa kéo dài để chúng sớm phát huy tác dụng. Chúng ta biết rằng trên thực tế, không phải dự án đầu tư nào cũng có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế. Nền kinh tế chịu tác động tốt hay xấu của một dự án đầu tư tuỳ thuộc nhiều vào mức độ bao cấp, bảo hộ của nhà nước. Bài học về dự án 1 triệu tấn đường với kinh phí 1 tỷ USD đạt hiệu quả thấp, không có sức cạnh tranh quốc tế dường như vẫn còn nhức nhối. Sự bảo hộ của Nhà nước để duy trì sự tồn tại của ngành mía đường đã là yếu tố gây

thiệt hại cho công nghiệp sản xuất bánh kẹo, đồ uống. Nhà nước nên giành những khoản tiền như vậy đầu tư cho các ngành mũi nhọn, có thể đem lại lợi nhuận cao như công nghệ thông tin, công nghệ bưu chính viễn thông hoặc các vùng sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu. Nhà nước nên cho phép tư nhân tham gia nhiều hơn nữa vào xây dựng cơ sở hạ tầng vừa để giảm chi ngân sách, đỡ "rò rỉ" nguồn vốn, vừa tăng nhanh khả năng thu hồi vốn của dự án. Đối với các ngành hàng, các dự án, các doanh nghiệp nhà nước cần hỗ trợ thì việc thực hiện hình thức “hỗ trợ sau” sẽ thúc đẩy các đối tượng được nhận hỗ trợ cố gắng đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với hình thức “hỗ trợ trước” như hiện nay, theo phương châm: hướng cho họ cách “bơi” rồi để họ tự “bơi”, tự phải cứu lấy mình. Đến khi doanh nghiệp làm làm ăn có lãi thì Nhà nước mới hỗ trợ bằng cách giảm lãi suất, giảm nợ cho các khoản tín dụng đã cấp trước đó.

Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá vật chất, tăng năng suất lao động hơn nữa, nhất là sản xuất vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu dùng nhằm tăng năng lực của nền kinh tế, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng để thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Kiểm tra, xem xét các doanh nghiệp lớn đã cổ phần hoá, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư huy động từ TTCK. TTCK thời gian vừa qua đã không hoàn thành chức năng cơ bản của một thị trường vốn. Chiến lược đa ngành quá rộng, một vài người có thể nói là hỗn loạn, của nhiều công ty hàng đầu Việt Nam là một minh chứng tốt cho việc phân bổ sai nguồn vốn. Hạn chế các doanh nghiệp loại này chuyển hướng kinh doanh từ sản xuất hàng hoá hiện hữu sang dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ. Việc gia tăng kịch tính của nguồn cung tiền không chỉ đẩy mạnh cầu về hàng hóa và dịch vụ, dẫn tới lạm phát, mà còn đẩy mạnh cầu về tài sản tài chính (financial assets), gây nên bong bóng - một dạng lạm phát trên giấy tờ - với đồng tiền (thu được) dễ dàng, nhà đầu tư nội không ngần ngại khi vay tiền và đầu cơ với niềm tin chắc rằng, họ sẽ trở nên giàu có một cách nhanh chóng bằng cách mua cổ phiếu và bán chúng đi ngay sau đó. Quả thật, đây là một thói quen tâm lý mà người Việt Nam lại có vẻ rất ưa thích, đã đưa chỉ số VN-Index tới những mức cao không thể chịu đựng được. Chính vì vậy cần chấn chỉnh TTCK theo hướng có lợi, hạn chế đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào thị trường. Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, có các hàng hóa mới hấp dẫn, phát hành lần đầu (cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả) để thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào các hàng hóa này,... Vấn đề minh bạch hóa thị trường cần phải thực hiện triệt để hơn, các công bố tình trạng doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp cần kịp thời

hơn để giảm bớt tăng “nóng” và gây rối thị trường. Chính phủ cần thiết phải lập quỹ điều hành TTCK để thực hiện mua vào, bán ra chứng khoán góp phần vào việc ổn định thị trường tránh cả 2 xu hướng tăng nhanh và giảm nhanh.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc (Trang 61 - 63)