Quản lý nhà nước về giá cước viễn thông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Chiến lược phát triển sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của công ty thông tin di động vms mobifone.doc (Trang 53 - 58)

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về viễn thông nói chung và giá cước dịch vụ viễn thông nói riêng. Giá cước thông tin di động được điều chỉnh bởi Luật Viễn thông và các văn bản dưới Luật cụ thể như sau:

a. Luật Viễn thông:

Quy định về giá cước viễn thông tại Luật Viễn thông ban hành 04/12/2009, có hiệu lực từ ngày 01/07/2010.

Điều 53 - Giá cước viễn thông:

- Giá cước viễn thông gồm giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông và giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông. - Giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông là giá

cước người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán cho doanh nghiệp viễn thông khi sử dụng dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp.

- Giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông là giá cước thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này mua lại dịch vụ hoặc sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối hoặc chuyển tiếp dịch vụ viễn thông; trường hợp doanh nghiệp này sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối dịch vụ viễn thông,

giá cước thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông được gọi là giá cước kết nối viễn thông.

Điều 54. Nguyên tắc xác định giá cước viễn thông:

- Tôn trọng quyền tự xác định và cạnh tranh về giá cước của doanh nghiệp viễn thông.

- Bảo đảm hài hoà quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông; lợi ích của Nhà nước.

- Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và thực hiện hoạt động viễn thông công ích.

- Thực hiện bình đẳng, không phân biệt trong quản lý và quy định giá cước viễn thông, trừ trường hợp cần khuyến khích doanh nghiệp mới tham gia thị trường.

Điều 55. Căn cứ xác định giá cước viễn thông

Giá cước viễn thông được xác định dựa trên cơ sở các căn cứ sau đây: - Chính sách và mục tiêu phát triển viễn thông từng thời kỳ; pháp luật

về giá, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Trên cơ sở giá thành, quan hệ cung - cầu trên thị trường và tương quan phù hợp với giá cước viễn thông của các nước trong khu vực và trên thế giới;

- Không bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông.

Điều 56. Quản lý giá cước viễn thông

- Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

• Quy định về quản lý giá cước viễn thông; quyết định giá cước viễn thông do Nhà nước quy định;

• Chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định hoạt động khuyến mại trong cung cấp dịch vụ viễn thông;

• Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định việc miễn, giảm giá cước viễn thông phục vụ hoạt động viễn thông công ích;

• Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông;

• Quy định phương pháp xác định giá thành dịch vụ viễn thông;

• Kiểm soát, đình chỉ áp dụng giá cước viễn thông khi doanh nghiệp viễn thông áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và Nhà nước. - Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:

• Quyết định giá cước dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp cung cấp, trừ dịch vụ thuộc danh mục giá cước viễn thông do Nhà nước quy định;

• Trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án giá cước dịch vụ viễn thông do Nhà nước quy định;

• Hạch toán chi phí, xác định giá thành, niêm yết, thông báo giá cước dịch vụ viễn thông;

• Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông;

• Không được áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước.

b. Quyết định số 39/2007/QĐ-TTG về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông

Ngày 21/3/2007, Thủ tưởng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2007/QĐ về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông. Quyết định có nội dung đáng chú ý về quyền của doanh nghiệp bưu chính viễn thông như sau:

- Điều 6. Mục I. Quyền của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông

• Quyết định giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông do doanh nghiệp cung cấp theo đúng khung hoặc giới hạn giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, trừ những dịch vụ thuộc danh mục do nhà nước quy định giá cước;

• Thực hiện quyền khiếu nại theo pháp luật đối với các nội dung quy định về giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

• Khiếu nại, tố cáo theo quy định các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

c. Thông tư 02/2007/TT-BTTTT về hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.

- Mục II, điểm 2. Căn cứ xác định giá cước

2.1. Căn cứ xác định giá cước dịch vụ áp dụng đối với người sử dụng:

• Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và mục tiêu phát triển bưu chính, viễn thông trong từng thời kỳ; tuân thủ các qui định về quản lý giá của Nhà nước và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

• Trên cơ sở giá thành, quan hệ cung cầu trên thị trường và tương quan phù hợp với mức giá cước dịch vụ cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới.

• Giảm dần, tiến tới không bù chéo giá cước giữa các dịch vụ. Từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện còn

thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. Căn cứ xác định giá cước giữa các doanh nghiệp:

Giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông được hình thành trên cơ sở:

• Chi phí phục vụ cho việc kết nối.

• Không phân biệt giữa các dịch vụ, giữa các doanh nghiệp viễn thông (kể cả các doanh nghiệp thành viên) với doanh nghiệp viễn thông khác.

• Phân tách một cách hợp lý theo các bộ phận cấu thành mạng hoặc theo công đoạn dịch vụ.

• Tương quan phù hợp với mức giá cước kết nối của các

nước trong khu vực và trên thế giới.

• Chính sách phát triển thị trường viễn thông theo từng thời kỳ. Chính sách điều tiết của Nhà nước đối với việc đóng góp của doanh nghiệp trong hoạt động viễn thông công ích và khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường thông qua giá cước kết nối.

• Trong trường hợp giá cước kết nối có bao gồm phần đóng góp cho hoạt động viễn thông công ích thì mức đóng góp này được qui định một cách minh bạch, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Giá cước thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở thoả thuận trực tiếp giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông nước ngoài hoặc theo qui định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia trên cơ sở đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia, lợi ích của người sử dụng và của doanh nghiệp.

Giá cước các dịch vụ cho thuê kênh, thuê cổng, giá cước sử dụng chung cơ sở hạ tầng, giá cước bán lại dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông được hình thành trên cơ sở thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường.

- Mục II, điểm 3. Hình thức quản lý giá cước

3.1. Quyết định giá cước: Nhà nước ban hành quyết định giá

cước dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước quyết định giá.

3.2. Đăng ký giá cước: Doanh nghiệp quyết định giá cước

dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá cước, nhưng trước khi ban hành quyết định phải đăng ký giá cước với cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.

3.3. Báo giá cước (báo giá): Doanh nghiệp tự qui định giá

cước thuộc danh mục dịch vụ báo giá và thực hiện gửi báo giá tới cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.

3.4. Tự quy định giá cước: Doanh nghiệp tự quy định giá cước

đối với các dịch vụ ngoài danh mục quy định tại Thông tư này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Chiến lược phát triển sản phẩm gói cước giai đoạn 2010 – 2015 của công ty thông tin di động vms mobifone.doc (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w