Thực tiễn và nguyên nhân Trung Quốc bị áp dụng nhiều nhất biện pháp chống bán phá giá trên thị trờng Quốc tế

Một phần của tài liệu chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở VN.doc (Trang 55 - 60)

IV. Kinh nghiệm chống bán phá giá của Trung quốc

6.Thực tiễn và nguyên nhân Trung Quốc bị áp dụng nhiều nhất biện pháp chống bán phá giá trên thị trờng Quốc tế

pháp chống bán phá giá trên thị trờng Quốc tế

Hiện nay Trung quốc là nớc bị áp dụng điều khoản chống bán phá giá nhiều nhất trên thế giới và làm thế nào để đối phó với việc chống bán phá giá đang là vấn đề nổi cộm đối với Trung quốc.

Theo số liệu của Trung quốc, từ năm 1979 - 2000, Trung quốc đã bị 408 vụ khiếu kiện bán phá giá, chiếm kỷ lục về số vụ bị khiếu kiện trên thế giới. Các tài liệu của WTO cũng cho biết từ năm 1987 - 1997, Trung quốc là nớc bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất trên thế giới, chiếm 11,25% tổng số vụ bán phá giá trên toàn thế giới.Nếu xét theo số lợng các vụ khiếu kiện về bán phá giá đã đem ra xét xử thì Trung quốc cũng là nớc đứng đầu với 15,3% tổng số vụ.

Tính đến năm 2000, đã có 228 nớc và khu vực trên thế giới thi hành biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá của Trung quốc (EU đợc tính là một khu vực). Trong thập kỷ 70, chỉ có 70 chỉ có EU thi hành biện pháp này đối với Trung quốc. Trong thập kỷ 80, có thêm 6 nớc áp dụng trong đó có Mỹ. Trong thập kỷ 90, có thêm 21 nớc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá của Trung quốc.

Từ năm 1979 - 2000, các nớc và khu vực khiếu kiện bán phá giá nhiều nhất với Trung quốc là:

EU: 90 vụ Mỹ: 77 vụ ấn độ: 37 vụ Australia: 32 vụ Achentina: 27 vụ Nam phi: 26 vụ Mehico: 20 vụ Braxin: 15 vụ Canada: 15 vụ Hàn quốc: 14 vụ

Trong 10 nớc nói trên, có những nớc là thị trờng lớn của Trung quốc nh Mỹ (thứ nhất), EU (thứ t), Hàn quốc (thứ năm), Australia (thứ tám), Canada (thứ chín).

Trong các nớc khiếu kiện về bán phá giá đối với Trung quốc, ngoài những nớc phát triển còn có 18 nớc đang phát triển, chủ yếu là trong thập kỷ 90. Các nớc này lúc đầu chỉ tiến hành những cuộc điều tra mang tính chất thăm dò nhng khi có điều kiện liền áp dụng một loạt biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá của Trung quốc.

Việc nớc ngoài thi hành biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá Trung quốc không những tăng lên về số vụ,số nớc thực hiện mà phạm vi sản phẩm bị thực hiện các biện pháp chống bán phá giá ngày càng lớn. Năm 1979 - 1980 mới chỉ có 3 mặt hàng liên quan đến 2 ngành sản xuất đến nay đã tăng đến hàng trăm mặt hàng liên quan đến 10 ngành. Các ngành hàng mà nớc ngoài thi hành biện pháp chống bán phá giá đối với Trung quốc chủ yếu là kim loại cơ bản, thiết bị điện máy, hoá chất, hàng dệt may, giầy da chiếm 10% tổng số vụ chống bán phá giá về những ngành hàng đó trên toàn thế giới, thậm chí có ngành hàng chiếm tới 50% tổng số vụ.

Biện pháp chống bán phá giá mà nớc ngoài áp dụng đối với Trung quốc chủ yếu là đánh thuế chống bán phá giá, yêu cầu cam kết về giá cả, chấm dứt hiệp nghị buôn bán, chủ động phân bổ hạn ngạch. Thời gian thi hành biện pháp chống bán phá giá là 5 năm hoặc lâu hơn.

Theo tài liệu thống kê của Trung quốc trong 20 năm qua các biện pháp chống bán phá giá mà các nớc áp dụng đối với Trung quốc đã gây thiệt hại trực tiếp cho Trung quốc 10 tỷ USD.Trong đó riêng EU chiếm tới 3 tỷ USD, với 9 vụ trị giá 100 triệu USD/vụ, 32 vụ trị giá 10 triệu USD/vụ. Năm 1999 EU đã tiến

hành 13 vụ điều tra về bán phá giá đối với Trung quốc liên quan đến 540 triệu USD hàng xuất khẩu bằng 1,8% kim ngạnh xuất khẩu của Trung quốc đến EU năm đó.

Khi một nớc thi hành biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá của Trung quốc thì thị phần của Trung quốc ở đó bị thu hẹp hoặc bị triệt tiêu và khi đó hàng hoá sẽ đổ dồn đến các nớc khác. Thế là các nớc này cũng thi hành các biện pháp chống bán phá giá. Thí dụ thời kỳ 1990 - 1997 Nam phi, EU, Canada, Mexico, Achentina, Mỹ, Hàn quốc, Ba lan đã tiến hành điều tra việc bán phá giá xe đạp Trung quốc ở các thị trờng này. Năm 1991 số lợng xe đạp Trung quốc xuất đến EU là 2 triệu chiếc trị giá 200 triệu USD. Đến năm 1993 Trung quốc bị đánh thuế chống bán phá giá 30,6% do đó năm 1999 chỉ còn xuất khẩu đợc 239.000 chiếc trị giá % 5,66 triệu USD.

Hiện nay mức độ phụ thuộc của một số ngành sản xuất của Trung quốc vào thị trờng quốc tế rất cao. Khi xuất khẩu vấp phải biện pháp chống bán phá giá thì quan hệ cung cầu của những sản phẩm đó bị mất cân đối nên nhà máy ở Trung quốc sẽ bị giảm hoặc ngng sản xuất, công nhân bị mất việc làm.

Kim ngạch xuất khẩu của Trung quốc hiện chiếm 3,4% kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới là nớc đứng thứ 9 về quy mô xuất khẩu và Trung quốc cũng là nớc bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất. Hiệp định thơng mại Trung - Mỹ có một điều khoản quy định rằng trong 15 năm sau khi ra nhập WTO điều khoản chống bán phá giá vẫn đợc áp dụng đối với Trung quốc với biện pháp coi Trung quốc vẫn cha phải nớc thực hiện nền kinh tế thị trờng. Sau khi điều khoản này trở thành một điều khoản đa biên bất cứ một nớc thành viên nào của WTO đều có thể vận dụng thì số vụ hàng hoá của Trung quốc bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá có khả năng tăng thêm.

Nguyên nhân của tình hình đó là:

Chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy trong quan hệ thơng mại quốc tế:

Song song với quá trình toàn cầu hoá nhanh chóng về kinh tế, cuộc cạnh tranh trên thị trờng thế giới đang ngày càng gay gắt, những xung đột tranh chấp

ơng mại quốc tế đang trỗi dậy. Do các biện pháp bảo hộ truyền thống nh đánh thuế cao đã trở nên khó thực hiện nên một số nớc lạm dụng điều khoản chống bán phá giá của WTO. Trong 20 năm qua, một số nớc phơng Tây đứng đầu là Mỹ và EU đã đặt ra và sửa đổi quy định về việc chống bán phá giá. Chống bán phá giá trở thành một trong các biện pháp chủ yếu để thực hiện chủ nghĩa bảo hộ trong thơng mại quốc tế.

Các nớc phơng Tây thi hành chính sách phân biệt đối xử đối với Trung

quốc:

Chính sách này thể hiện trên các mặt sau đây:

Một là, khi xác định giá trị bình thờng của hàng hoá, họ không căn cứ một nguyên tắc phổ biến là tham chiếu giá cả nơi sản xuất ra sản phẩm đó mà dùng giá hàng ở nớc nhập khẩu hoặc một nớc thứ ba để tính toán chênh lệch bán phá giá.

Hai là, khi điều tra việc bán phá giá và xác định mức thuế chống bán phá giá, một số nớc không sử dụng cách làm phổ biến trên thế giới mà lấy cớ công ty ngoại thơng Trung quốc là công ty của Nhà nớc để thi hành thuế suất chống bán phá giá riêng đối với các doânh nghiệp xuất khẩu của Trung quốc.

Ba là, tuy Uỷ ban EU đã tuyên bố từ ngày 1 tháng 7 năm 1998 không còn

coi Trung quốc là một nớc cha thực hiện kinh tế thị trờng nhng khi xử lý các vụ khiếu kiện bán phá giá ngời ta lại đặt ra những quy định khắt khe đối với các doanh nghiệp Trung quốc nh “ năm tiêu chuẩn của kinh tế thị trờng ” và “ tám tiêu chuẩn xử lý cụ thể ”

Khi bị khiếu kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc không tích

cực ứng phó

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc bị thua thiệt bởi vì nếu doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc không kháng kiện thì không thể tham gia trình tự pháp luật của vụ kiện; không biết nớc ngoài đã tiến hành điều tra, lập hồ sơ nh thế nào và quá trình sơ thẩm, chung thẩm ra sao tức là từ bỏ quyền đợc biết tình hình, quyền kháng kiện, đồng thời làm giảm nhẹ chi phí khiếu kiện của đối phơng. Trong tình hình đó, nhà đơng cục nớc ngoài chỉ dựa vào sự khiếu kiện của một phía sẽ dễ dàng

thành công trong việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc. Hơn nữa, do các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc không kháng kiện nên đối phơng cũng đợc thể, thi hành biện pháp chống bán phá giá nhiều hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc. Và khi một nớc nào đó thành công trong việc khiếu kiện Trung quốc thì nớc khác cũng làm theo. Thực tế một số vụ việc cho thấy nếu các doanh nghiệp Trong quốc tích cực kháng kiện thì có thể tránh đợc hoặc giảm bớt số thuế chống bán phá giá phải nộp.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc không tích cực kháng kiện vì không hiểu rõ quy tắc quốc tế về chống bán phá giá nên cho rằng khi bị khiếu kiện về bán phá giá thì không thể làm gì đợc. Mặc khác, muốn kháng kiện thì phải mời luật s để cãi, chi phí tơng đối lớn. Hơn nữa, nếu kháng kiện thành công thì không chỉ doanh nghiệp kháng kiện mà còn các doanh nghiệp không kháng kiện cũng tự nhiên nhờ đó mà đợc hởng lợi nhng doanh nghiệp kháng kiện không thể chia xẻ chi phí, rủi ro với các doanh nghiệp không kháng kiện khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số doanh nghiệp đã giảm giá quá mức để mu cầu lợi ích nhất thời

trong cạnh tranh

Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho hàng hoá đợc bán với giá quá rẻ, dẫn đến khiếu kiện bán phá giá.

Chơng III

Một phần của tài liệu chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở VN.doc (Trang 55 - 60)