Phát triển các SMEs

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 27 - 29)

II. Kinh nghiệm phát triển CNHT tại một số nước Đông Á

1. Phát triển các SMEs

Tại Nhật Bản, từ năm 1936, Nhật Bản đã có rất nhiều biện pháp phát triển các SMEs trong lĩnh vực CNHT. Nhật Bản đã có quỹ tài chính đầu tư vốn cho loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng hơn và tiếp cận được vốn trong thời gian ngắn. Bên cạnh những hỗ trợ về mặt tài chính, Chính phủ Nhật Bản còn hỗ trợ các SMEs về công nghệ. Hiện nay, Nhật Bản có tới 110 trung tâm hỗ trợ máy móc thiết bị giúp các công ty nhỏ với khả năng tài chính có hạn có thể tiếp cận được với máy móc, công nghệ mới. Vấn đề thông tin cũng rất được quan tâm ở Nhật Bản. Mỗi địa phương đều có cơ sở dữ liệu riêng với sự góp sức xây dựng của các cơ quan chính quyền, các doanh 14 Trung tâm Thông tin Kinh doanh & Thương mại (TBIC) (2008), Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may Việt Nam – Thực trạng và những khuyến nghị, Hà Nội

nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu. Các cơ sở dữ liệu này đều có chất lượng cao, chi tiết và dễ dàng tiếp cận, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT. 15

Ví dụ, trong những năm 1940, nhu cầu về các sản phẩm trong ngành công nghiệp cơ khí tăng mạnh khiến các doanh nghiệp lớn phải ký hợp đồng với các doanh nghiệp nhỏ hơn (cung cấp linh phụ kiện) thay vì mở rộng cơ sở sản xuất. Để điều chỉnh mối quan hệ này, Chính phủ Nhật Bản khi đó đã ban hành Luật về Hợp tác với SMEs năm 1949 nhằm bảo về quyền đàm phán của SME và tạo điều kiện cho họ tiếp cận với công nghệ mới và nguồn vốn vay.

Trong những năm 1950, các nhà thầu phụ thường bị các công ty mẹ bóc lột lưu trữ hàng đệm, trì hoãn thanh toán. Chính phủ đã can thiệp bằng việc ban hành Luật Phòng chống trì hoãn thanh toán chi phí thầu phụ và các vấn đề liên quan vào năm 1956 nhằm ngăn chặn tình trạng trì hoãn thanh toán cho các nhà thầu phụ.

Trong những năm 1960 và 1970, ngành chế tạo mở rộng nhanh chóng nhờ việc sản xuất hàng loạt dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn vì thế rất cần các nhà thầu phụ có khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí để giúp họ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Chính phủ hỗ trợ xu thế này thông qua việc ban hành Luật xúc tiến doanh nghiệp thầu phụ vừa và nhỏ năm 1970 để tạo thuận lợi cho các hoạt động thầu phụ.16

Tại Hàn Quốc, để thúc đẩy liên kết giữa SMEs và doanh nghiệp lớn, Hàn Quốc đã thực thi chính sách từ trên xuống, chỉ định một số doanh nghiệp lớn và yêu cầu họ phải mua linh phụ kiện từ các SMEs mục tiêu. Ví dụ, Luật xúc tiến thầu phụ SME được giới thiệu năm 1975 và điều chỉnh năm 1978 đã chỉ định một số ngành công nghiệp cũng như một số sản phẩm trong các ngành công 15 ThS. Nguyễn Thị Tường Anh (2009), Phát triển ngành CNHT – Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển CNHT – Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á, Hà Nội 16 Subrahmanya, M.H. Bala. (2006), Manufacturing SME in Japan: Subcontracting, Structure and Performance, Tokyo

nghiệp này là các sản phẩm thầu phụ. Luật yêu cầu các doanh nghiệp lớn phải mua các sản phẩm đã chỉ định tăng mạnh từ 41 sản phẩm vào năm 1979 lên 1552 vào năm 1984, và sau đó giảm dần xuống 1053 năm 1999. 17

Trong số kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của nhiều nước trong khu vực Luật Xúc tiến thầu phụ của Hàn Quốc rất đáng được lưu ý để học tập. Luật này đã xác định một số ngành công nghiệp, sản phẩm công nghiệp là nhà thầu phụ. Năm 2005, Chính phủ Hàn Quốc triển khai chiến lược phát triển nguyên liệu và linh phụ kiện của ngành công nghiệp ôtô và điện tử đã chỉ rõ Samsung, Lucky Gold là doanh nghiệp hạt nhân. Các doanh nghiệp chuyên cung ứng linh kiện, phụ kiện phải phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của hai tập đoàn này; doanh nghiệp hạt nhân phải mua linh kiện của các doanh nghiệp khác. Văn bản quy phạm này đã góp phần kêu gọi được nhiều doanh nghiệp tham gia chế tạo; ngăn chặn tình trạng phát triển cát cứ tại các doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế; thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ nỗ lực cạnh tranh bằng cách cải tiến quy trình sản xuất, công nghệ để tạo các sản phẩm đồng nhất giữa các lô hàng, có chất lượng cao 18. Tại Hội thảo Vượt qua thách thức khủng hoảng: kinh tế Việt Nam 2009 và triển vọng 2010 do Ủy ban Kinh tế tổ chức, các chuyên gia cũng đề nghị, Chính phủ cần nghiên cứu, học tập các kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của nhiều nước trong khu vực và cần lưu tâm đến Luật Xúc tiến thầu phụ của Hàn Quốc.19

Năm 2005, Hàn Quốc triển khai Chiến lược Phát triển Nguyên liệu và Linh phụ kiện nhằm phát triển các linh phụ kiện và nguyên liệu chính sử dụng trong công nghiệp điện tử và ô tô. Chiến lược đã chỉ định các doanh nghiệp lớn như Samsung và Lucky Gold Star (LG) là những doanh nghiệp hạt nhân, một số nhà sản xuất khác là doanh nghiệp thành viên phải tiến hành nghiên cứu và phát triển linh phụ kiện, nguyên liệu mới thay thế hàng nhập khẩu. Chiến lược yêu

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w