II. Kinh nghiệm phát triển CNHT tại một số nước Đông Á
21 Nguyễn Thị Xuân Thúy (2006), CNHT – Tổng quan về khái niệm và sự phát triển, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), Hà Nộ
dịch trực nghĩa là “làm ra một cái gì đó” hay “chế tạo sản phẩm”. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa của mô hình này là tình yêu tha thiết, mong muốn và lòng quyết tâm của nghệ nhân nhằm tạo ra các sản phẩm ngày càng tốt hơn. Ý nghĩa này chính là mục tiêu cơ bản mà người làm ra sản phẩm luôn hướng tới: chất lượng sản phẩm cao và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tiêu biểu cho tinh thần Monozukuri Nhật Bản là các kỹ sư, sáng lập viên của nhiều công ty hàng đầu như Sakichi Toyota (1867 – 1930, Công ty Toyota), Konosuke Matsushita (1894 – 1989, Tập đoàn Panasonic), Soichiro Honda (1906 – 1991, Công ty Honda), Akio Morita (1921 – 1999, đồng sáng lập viên của Công ty Sony).
Về cơ bản, nền tảng của mô hình Monozukuri bao gồm sự phát triển hình tháp của hoạt động 5S (Dịch từ tiếng Nhật có nghĩa là “Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, San sẻ, Sẵn sàng” tại nơi làm việc).
Các cơ sở đào tạo ở Việt Nam nên tìm hiểu sâu và phát triển mô hình này theo điều kiện Việt Nam để hình thành nên những nơi đào tạo và phát triển con người – vốn nhân lực cho CNHT Việt Nam nói riêng, nền công nghiệp Việt Nam nói chung.22
2.2. Trung Quốc
Nhận thức được sự tụt hậu về công nghệ trong nước, cuối những năm 70 của thế kỷ 20 Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách và mở cửa kinh tế với thế giới bên ngoài, với mong muốn dựa vào phương Tây để mau chóng tiếp cận công nghệ mới, đuổi kịp trình độ các nước phát triển, thời kỳ đầu Trung Quốc đã khuyến khích nhập khẩu công nghệ từ bên ngoài để thay thế công nghệ lạc hậu của ngành công nghiệp, đây là chìa khoá then chốt để đổi mới và phát triển các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng luôn đề cao tính độc lập công nghệ trong nước, đưa ra nhiều chính sách coi trọng cải tiến R & D và đưa ra những chính sách KH & CN mới. So với những giai đoạn trước, mặc dù hiện nay vai trò chỉ đạo của Nhà nước trong R & D đã giảm dần và thay vào đó là sự tăng 22 ThS. Văn Thị Minh Huyền (2009), Vai trò của các cơ sở đào tạo Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực cho CNHT – Học hỏi kinh nghiệm từ Nhật Bản
lên vai trò của doanh nghiệp và thị trường. Nhưng về cơ bản, các dự án R & D công nghệ được thực hiện và tài trợ theo kế hoạch chung của Chính phủ và sự chỉ đạo của Chính phủ vẫn là những định hướng quan trọng quyết định sự phát triển của những hoạt động này. Nhằm phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng R & D, nhà nước soạn thảo và tài trợ cho các dự án lớn về R & D công nghệ hướng tới các mục tiêu trung hạn và dài hạn trong các kế hoạch kinh tế 5 năm của trung Quốc. Ngoài mục tiêu trên, các dự án R & D do Chính phủ thực hiện còn nhằm phát triển và tăng cường công nghiệp hoá và thương mại hoá kết qủa nghiên cứu KH & CN và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng các sản phẩm công nghệ cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường địa phương và thế giới... Tiêu biểu là: Chương trình “Đốm lửa” (1986) tập trung đầu tư vào 7 lĩnh vực then chốt: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vũ trụ, công nghệ laze, tự động hoá, công nghệ năng lượng và công nghệ vật liệu tiên tiến... Chương trình “Ngọn đuốc” (1988) được đề xướng nhằm thúc đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp...
Gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng thiết lập nhiều trung tâm phát triển nguồn nhân lực cũng như những khu nghiên cứu khoa học để phát triển công nghệ cho quốc gia. Tại các khu công nghiệp chính, Chính phủ đều đặt các trường đại học và các khu nghiên cứu khoa học, tiện lợi và kịp thời cung cấp nguồn nhân lực và công nghệ cho các khu công nghiệp, khiến nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào các khu công nghiệp rộng lớn của Trung Quốc. Có thể thấy một mật độ lưới dày đặc các trường Đại học, Viện nghiên cứu tại một số Khu nghiên cứu tập trung bên cạnh một số Khu công nghiệp tại Trung Quốc.
Bảng 4: Nguồn nhân lực tại một số Khu nghiên cứu ở Trung Quốc
Khu nghiên cứu Viện nghiên cứu Đại học Nhà nghiên cứu (nghìn người) Sinh viên ĐH (nghìn người) Haidian 232 73 378 300 Changping 114 14 15 -
Fengtai 60 - 70 - The Electronic Zone
4 (Viện nghiên cứu điện tử)
5 - -
Khu nghiên cứu khoa học và công nghệ Jianxiang
12 (Viện
CAS) - 54 -
Khu nghiên cứu khoa học
và công nghệ Desheng 6 8 - -
Nguồn: Hội đồng quản lý Khu nghiên cứu khoa học Zhongguancun, 2006
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy mối quan tâm của Trung Quốc trong việc phát triển nguồn lực khoa học công nghệ và nhân lực. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến Trung Quốc trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn, khiến nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào Trung Quốc.
Bên cạnh đó, những nhà đầu tư nước ngoài cũng hết sức năng động trong việc phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu phát triển tại Trung Quốc. Từ 1999, chính sách thu hút FDI chính thức của Trung Quốc đã khuyến khích những nhà đầu tư nước ngoài thiết lập những trung tâm R&D. Những chính sách quan trọng gồm có:
• Miễn thuế nhập khẩu cho những thiết bị và công nghệ hỗ trợ cho phòng thí nghiệm của các FIEs và sử dụng cho thí nghiệm nghiên cứu
• Miễn thuế môn bài (sales tax) cho thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ chỉ do các FIEs làm
• Một FIE với chi phí cho phát triển công nghệ tăng hàng năm ít nhất 10% được giảm 50% thuế thu nhập năm đó cho phần chi phí phát triển công nghệ
• Những FIEs có trung tâm R&D ở Trung Quốc được phép nhập khẩu và bán một số ít sản phẩm công nghệ cao để thử nghiệm trong thị trường địa phương, nếu những sản phẩm đó được sản xuất tốt, là kết quả của R&D (China Ministry of Commerce, 2003)
Năm 2002, theo số liệu thống kê, có 400 FIEs đã thiết lập những trung tâm R&D độc lập tại Trung Quốc, trong đó đứng đầu danh sách là Microsoft, GE, Motorola, Intel, GM, Honda, Siemens, Nortel, và Volkswagen. Khi mới hình thành, những trung tâm này chủ yếu tập trung vào những hoạt động R&D công nghệ theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm cho những người tiêu dùng trong thị trường nội địa. Gần đây, một vài FIEs như Microsoft và GE đã bắt đầu khởi xướng những hoạt động R&D hướng tới thị trường toàn cầu. FIEs thành lập những trung tâm R&D ở Trung Quốc vì rất nhiều lý do. Trước tiên, những FIEs nâng cao phát triển công nghệ để phục vụ nhu cầu của chính họ. FIEs có thể có lợi từ việc nâng cao khả năng công nghệ của Trung Quốc. Hơn nữa, thiết lập những trung tâm R&D này cũng giúp FIEs đưa sản phẩm của mình được vào thị trường trong nước. Đây là một phương trình win-win cho mọi người tham gia.
2.3. Hàn Quốc
Đối với Hàn Quốc, chính sách công nghệ được coi là một bộ phận hợp thành hữu cơ của chính sách công nghiệp mở rộng. Hàn Quốc đặc biệt coi trọng thực hiện kết hợp chính sách công nghệ với chiến lược thay thế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư phát triển tiềm lực R & D cho tập đoàn tư nhân lớn - “Chaebol” và hàng loạt chính sách hỗ trợ có liên quan.
Không ỷ lại hoàn toàn vào nhập khẩu công nghệ, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách công nghệ kết hợp thay thế nhập khẩu có sự lựa chọn cùng với thúc đẩy xuất khẩu, bảo hộ và bao cấp cho các nghành công nghiệp chọn lọc tạo ưu thế xuất khẩu tương lai. Để tiến hành phát triển công nghiệp nặng, thúc
đẩy năng lực R & D nội địa và xuất khẩu quốc tế, không đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, mà Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào thúc đẩy sự tăng trưởng của các hãng tư nhân khổng lồ gọi là các “chaebol”, đây chính là những trụ cột chính của chiến lược công nghệ. Các “chaebol” này được lựa chọn từ những hãng xuất khẩu thành công và được nhận nhiều ưu đãi đặc quyền và trợ cấp như: chế độ bảo hộ của Nhà nước nhằm hạn chế sự cạnh tranh của các công ty xuyên quốc gia. Để phát triển năng lực R & D, Chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng việc chuyển giao công nghệ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước, khuyến khích các hãng sản xuất tiếp nhận thiết bị và công nghệ mới nhất, cũng như khuyến khích thuê chuyên gia nước ngoài hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Chính phủ Hàn Quốc cũng thực thi nhiều chính sách nhằm phát triển các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành, nhiều ưu đãi về pháp lý, tài chính và thuế cho các công nghệ lựa chọn...
Việc nhập khẩu công nghệ cũng được quan tâm bằng các hỗ trợ thích hợp về chi phí chuyển giao sáng chế và chi phí chuyển giao công nghệ, về miễn thuế thu nhập từ tư vấn công nghệ, miễn thuế thu nhập cho các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài... Bên cạnh đó, các hình thức hỗ trợ khác cũng được sử dụng rộng rãi: miễn thuế cho các quỹ phát triển công nghệ, nợ thuế đối với các chi phí cho R & D, nâng cấp nguồn nhân lực, xây dựng viện nghiên cứu công nghiệp, thực hiện khấu hao nhanh, giảm thuế nhập khẩu cho thiết bị nghiên cứu, thuế tiêu thụ sản phẩm công nghệ cao...
Ngoài ra, với việc thực hiện chính sách license tự do hoá từ những năm 80, Hàn Quốc đã khuyến khích các hãng nhập công nghệ phát triển công nghệ nội sinh và nhiều hãng lớn sau này có thể hợp tác bình đẳng với các hãng công nghệ hàng đầu thế giới, sớm sử dụng công nghệ nhập khẩu để phát triển các cơ sở năng lực quốc gia trong các hoạt động tiên tiến... Nhằm trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm và mua công nghệ nước ngoài, Chính phủ đã xây
dựng cơ sở dữ liệu về nguồn và giá cung cấp công nghệ, cung cấp thông tin trực tuyến ở các trung tâm công nghiệp chính và phát triển các dịch vụ tư vấn công nghệ khác...
Chính phủ còn hỗ trợ tài chính cho công nghệ mới dưới hình thức tài trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi. Các hình thức bao cấp này góp phần không nhỏ vào nâng cao năng lực R & D của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc. Chương trình R & D chỉ định (triển khai từ 1982) được Bộ KH & CN phê duyệt đã thực hiện hỗ trợ tới 50% chi phí R & D của các hãng lớn và 80% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ công nghiệp (1987) chủ chương bao cấp 2/3 chi phí R & D cho các dự án chung vì lợi ích quốc gia...
Hình thức cho vay ưu đãi được Chính phủ thực hiện thông qua việc lập các quỹ cung cấp các khoản cho vay với lãi suất thấp để phát triển công nghệ, với nguồn tài chính từ các cơ quan, tổ chức tài chính. Hàn Quốc là quốc gia có nền công nghệp tài chính mạo hiểm thuộc hàng lớn nhất và có nhiều thành công trên thế giới. Hiện Hàn Quốc có 58 công ty tài chính mạo hiểm, cung cấp khoản vay và đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD trong giai đoạn 1990 - 1994 (85% là cho vay).
Dòng công nghệ du nhập của Hàn Quốc chủ yếu là từ Mỹ và Nhật Bản trong các ngành: điện - điện tử, hoá công nghiệp, máy móc thiết bị, vận tải... Đây là những công nghệ có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp của Hàn Quốc, đồng thời tạo điều kiện cho công nghệ nước này nhanh chóng đuổi kịp công nghệ các nước tiên tiến.
Trong giai đoạn đầu, con đường du nhập công nghệ của Hàn Quốc chủ yếu là thông qua các hoạt động chuyển nhượng licence từ các công ty xuyên quốc gia, nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc. Còn trong giai đoạn sau thì Hàn Quốc lại chú trọng phát triển năng lực công nghệ nội sinh. Từ 2003 đến nay, Chính phủ Hàn quốc đã đưa ra những thay đổi lớn trong chính sách phát triển KH & CN và đổi mới nhằm tạo ra bước đột phá mới trong phát triển đất nước
dựa trên tiềm năng về KH & CN. Trọng tâm ưu tiên của chính sách được đặt vào mục tiêu thúc đẩy khoa học cơ bản và phát triển nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo về khoa học công nghệ... Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của đầu tư R & D, chính sách mới hết sức chú trọng đến thực hiện cải cách hệ thống R & D của khu vực kinh tế nhà nước và khuyến khích quan hệ hợp tác giữa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân... Sự hỗ trợ của Chính phủ cho R & D và đổi mới thuộc khu vực tư nhân cũng có những thay đổi mới về hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp: chấp nhận công nghệ như tài sản (tài sản tri thức) để thế chấp vay ngân hàng; tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê mướn nguồn nhân lực R & D, cung cấp thông tin về kỹ thuật, thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu, trường đại học và nghành công nghiệp...
2.4. Đài Loan
Không khuyến khích sự tăng trưởng của các tập đoàn tư nhân lớn kiểu “Cheabol” của Hàn Quốc trong phát triển công nghệ, Đài Loan lại rất chú trọng đến sự thúc đẩy năng lực R & D của địa phương từ những năm cuối thập niên 50. Đài Loan đã sớm đưa ra chương trình KH & CN (1979) nhằm tập trung vào phát triển các ngành năng lượng, tự động hoá sản xuất, khoa học thông tin và các công nghệ khoa học vật liệu. Năm 1982, công nghệ sinh học, điện quang học, công nghệ thực phẩm... tiếp tục được quan tâm. Chi phí đầu tư cho R & D cũng được chính quyền Đài Loan tài trợ với tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, khoản tài trợ bị giảm bớt đi theo thời gian. Trên thực tế, thời kỳ đầu R & D của khu vực tư nhân còn yếu vì phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực này là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự hỗ trợ của chính quyền cho các chương trình R & D được thực hiện trong nhiều năm bằng nhiều chính sách ưu đãi, như:
• Tạo điều kiện tài chính thuận lợi cho các công ty phát triển các sản phẩm công nghiệp “chiến lược”
• Thực hiện các biện pháp khuyến khích các công ty tư nhân phát triển sản phẩm bằng các khoản vay lãi thích hợp;
• Miễn toàn bộ thuế cho các chi phí trong hoạt động R & D, và thực hiện chích sách khấu hao nhanh đối với các thiết bị nghiên cứu;
Chính quyền cũng triển khai côngxoocxiom nghiên cứu quy mô lớn, được tài trợ cùng với ngành công nghiệp nhằm phát triển các sản phẩm công nghiệp then chốt.
Thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu từ những năm 1950, do vậy bên cạnh sự chuyển hướng sang công nghiệp xuất khẩu, Đài Loan vẫn tiếp tục duy trì bảo hộ hướng tới tăng trưởng công nghiệp, kết hợp chính sách này với sự can thiệp trong chuyển giao công nghệ để hỗ trợ công nghệ địa phương. Những năm 1970, Đài Loan đã chú trọng và hướng tới công nghệ cao hơn, ưu tiên đầu tư các lĩnh vực tự động hoá, tin học và các thiết bị đo đạc chính xác. Để thực hiện mục tiêu này vào những năm 1980, các ngành công nghệ cao được phép miễn thuế 5 năm, mức khấu hao nhanh với các thiết bị, mức thuế thấp đối với một số hoạt động được lựa chọn và miễn thuế nhập khẩu đối với các vật liệu và thiết bị phục vụ cho R & D.23