Phát triển các DNNVV trong ngành CNHT

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 63 - 66)

III. Giải pháp phát triển ngành CNHT tại Việt Nam

3. Phát triển các DNNVV trong ngành CNHT

Việc phát triển các DNNVV để phát triển CNHT là biện pháp hết sức hợp lý xét trong tình hình Việt Nam hiện nay. Bằng chứng từ những nước khác cho thấy, DNNVV đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Với một nền kinh tế đang trong quá trình tích lũy vốn, trong giai đoạn phát triển khi mà việc phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả khó được thực hiện thông qua chức năng giá cả thì cần thiết phải có một chính sách phân bổ có trọng điểm các nguồn vốn hạn chế đối với những khu vực kinh tế thực sự có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế. Để thực hiện được điều đó, cần thiết phải nâng cao khả năng cấp tín dụng cho DNNVV (năng lực kinh doanh, tăng cường quy chế, hoàn thiện hạ tầng), và đồng thời với nó là đưa ra những ưu đãi về chính sách kết hợp giữa tín dụng và chính sách hỗ trợ cho CNHT. Tín dụng ưu đãi kết hợp giữa chế độ bảo đảm tín dụng và bù lãi suất đối với ngành CNHT; cho vay bảo đảm tín dụng/bù lãi suất đối với ngành CNHT thông qua sự hợp tác với thẩm định viên DNNVV và văn phòng kiểm toán; tăng cường khả năng hỗ trợ cho ngành

CNHT của ngân hàng thông qua các khoản vay 2 bước (two-step) của JBIC. (Manabu Tsurutani - Chuyên gia JBIC: Thu hút vào ngành CNHT với nguồn vốn có hạn).46

3.1. Các biện pháp hỗ trợ về vốn

Tại Việt nam, sự nở rộ của khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải được chính phủ ủng hộ một cách mạnh mẽ. Trước đây, các doanh nghiệp tư nhân bị cản trở bởi hàng loạt các quy định và vì thế sự phát triển mạnh mẽ của họ bị bóp méo. Vì thế, nỗ lực chủ yếu trong các biện pháp hỗ trợ chính là việc xoá bỏ các quy định này để các doanh nghiệp tư nhân hoạt động dễ dàng hơn.

Hơn nữa, các doanh nghiệp này cần được ưu đãi đặc biệt về thuế đối với các khoản tái đầu tư để giúp họ mở rộng sản xuất kinh doanh với một mức lợi nhuận giữ lại nào đó, và để đóng góp cho sự phát triển của các ngành công nghiệp Việt nam.

Đặc biệt, khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính là căn bệnh kinh niên của các doanh nghiệp tư nhân và DNNVV tại Việt Nam. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV có thể dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển là hết sức cần thiết. Nếu cần thiết, các tổ chức tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách có hiệu quả phải được thành lập với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (với các khoản vay hai giai đoạn) và IFS (với Cơ quan phát triển khu vực tư nhân Mekong).Kinh nghiệm từ Nhật Bản cho thấy, hệ thống ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ chế bảo lãnh tín dụng khi thu hồi thông qua các tài khoản phải thu và thế chấp các tài khoản phải thu khi vay vốn của các tổ chức tín dụng của Nhà nước là đáng để nghiên cứu.47

46http://tinkinhte.jcapt.com/nd5/viewsubject/doanh-nghiep-nho-va-vua-viet-nam/phat-trien-cong-nghiep-phu-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-o-dau/14356.s_62.3.html doanh-nghiep-nho-va-vua-o-dau/14356.s_62.3.html

Giáo sư Keinichi Ohno cũng cho rằng Việt Nam đang hướng tới việc sử dụng các cơ sở tài chính thương mại tư nhân làm nhà cung cấp vốn vay chủ yếu cho khu vực DNNVV, biện pháp ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ nên được bổ sung vào quá trình tăng cường chính sách tài chính nói trên.Ngắn hạn, nên tăng cuờng dịch vụ tài chính cho công nghiệp hỗ trợ, ví dụ thành lập phòng xúc tiến công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng.

Một số biện pháp khác như biện pháp tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, thát triển mạnh cách thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ, … cũng cần được áp dụng để nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của những doanh nghiệp này.

Sử dụng nguồn viện trợ ODA để hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý và các chương trình phát triển CNHT, công nghiệp vừa và nhỏ, chương trình hợp tác với các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam cũng là một giải pháp để có thể phát triển ngành công nghiệp còn đang yếu của Việt Nam.48

3.2. Các biện pháp hỗ trợ về công nghệ

Hỗ trợ công nghệ có thể được thực hiện dưới các hình thức sau: Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản và một số nước khác đang có chế độ gửi những người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khỏe và ý chí muốn đem kinh nghiệm của mình đến giúp các nước đang phát triển. Họ được gọi là những người tình nguyện cấp cao (senior volunteers). Việt Nam có thể tận dụng nguồn lực quốc tế này để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh 48http://phutho.tcvn.gov.vn/default.asp?action=article&ID=2281&category=268

vào các ngành CNHT. Mặt khác chúng ta cũng phải hỗ trợ hoạt động nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w