Hoàn thiện và bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 66 - 68)

III. Giải pháp phát triển ngành CNHT tại Việt Nam

4. Hoàn thiện và bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ

phẩm tốt, đáp ứng đủ yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp. Hiện nay, có 3 Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật (Technical Assitance Center) tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt động với mục tiêu hỗ trợ SMEs trong hoạt động tư vấn và là đầu mối tư vấn hỗ trợ công nghệ và chuyển giao công nghệ, cải tiến trang thiết bị và lắp đặt thiết bị … đồng thời tiến hành nghiên cứu và phối hợp nghiên cứu phát triển công nghệ, trang thiết bị, sản phẩm mới để chuyển giao cho SMEs.

3.3. Các biện pháp giải quyết khó khăn về mặt bằng xây dựng nhà xưởng sản xuất xuất

Về vấn đề này, Chính phủ có thể thực hiện đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các cơ sở giao thông, vận tải như các bến cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, giao thông đô thị; hình thành các kho tàng, điểm tập trung hàng hóa ở các vùng kinh tế trọng điểm để gia tăng điều kiện phát triển công nghiệp; tâp trung xây dựng một số khu, cụm CNHT có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến gắn với các vùng có các ngành công nghiệp chính phát triển…

Ngoài ra, Chính phủ có thể tiến hành xây dựng các cụm, khu công nghiệp trọng điểm có đầu tư trang thiết bị hiện đại, có khả năng cạnh trannh quốc tế... nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu vực này.

4. Hoàn thiện và bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ nghiệp hỗ trợ

Với tình hình phát triển chậm chạp của CNHT tại Việt Nam, việc thu hút FDI vào CNHT là một biện pháp hiệu quả, giúp tăng sức cạnh tranh cho ngành, tạo “cú huých” về vốn và công nghệ giúp phát triển CNHT một cách nhanh chóng. Việc hấp thụ một lượng vốn FDI cho sản xuất linh kiện và phụ tùng sẽ trực tiếp mở rộng các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt nam và gián tiếp giúp

các doanh nghiệp trong nước liên kết lại. Để thu hút họ, việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do và mở, một khuôn khổ chính sách ổn định, nâng cao chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đưa ra những ưu đãi về thuế và tài chính hấp dẫn.

Giảm thuế nhập khẩu và các ưu đãi về thuế khác được coi là những công cụ chính sách chuẩn để thúc đẩy sự phát triển của CNHT. Thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng cần nhanh chóng giảm tới 5% và 0% theo lộ trình giảm thuế Việt Nam đã cam kết khi gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực. Nếu không thực hiện được điều này, các nhà lắp ráp tại Việt Nam sẽ nhanh chóng mất đi lợi thế cạnh tranh về chi phí so với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước ASEAN. Như vậy, các tập đoàn lớn đang đầu tư tại các công ty con của họ ở Việt Nam sẽ chuyển hướng đầu tư sang các công ty con của họ tại các nước ASEAN khác. Thiệt thòi lại thuộc về chúng ta.

Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ có tác động tích cực: nó làm tăng khả năng canh tranh về chi phí của các nhà lắp ráp giúp giảm giá thành sản phẩm từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tiếp đó, việc tự do hóa nhập khẩu linh kiện làm gia tăng trao đổi thương mại về các linh kiện trong ngành, khuyến khích Việt Nam chuyên môn hóa sản xuất một số linh kiện nhất định và xuất khẩu ra toàn thế giới. Cùng với việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện cũng phải giảm thuế nhập khẩu cho nguyên liệu thô, giải quyết hài hòa giữa việc bảo hộ một số nhà cung cấp nguyên liệu thô với thúc đẩy các nhà sản xuất linh kiện nhập khẩu nguyên liệu công nghiệp cao cấp mà hiện trong nước chưa sản xuất để phát triển CNHT. Ngoài ra cũng cần giảm thuế nhập khẩu cho việc mua sắm thiết bị cho nghiên cứu và phát triển (R&D) vào những mục đích tương tự nhằm phát triển ngành CNHT

Các chính sách tài chính ưu đãi đầu tư bao gồm: ưu đãi tín dụng, ưu đãi nhập khẩu thiết bị, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp,… Chính phủ chỉ đưa ra

chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn (khoảng3 – 5 năm). Đồng thời cũng cần phải đa dạng hóa các nguồn đầu tư vào phát triển CNHT, trong đó phải coi đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài là các nguồn đầu tư chủ yếu. Dồn hết mọi khả năng để kêu gọi đầu tư FDI vào việc sản xuất trong ngành CNHT. Chính phủ có thể chỉ định một số khu công nghiệp để ưu tiên giải quyết ngay và triệt để các mặt về hạ tầng, về thủ tục hành chính, về cung cấp nguồn nhân lực cần thiết … và đặt ra các đội chuyên trách thường xuyên theo dõi hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài để phát hiện ngay các vướng mắc, từ đó sẽ giải quyết ngay.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w