Hình thành một chiến lược trợ cụ thể để phát triển CNHT

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 58 - 61)

III. Giải pháp phát triển ngành CNHT tại Việt Nam

1. Hình thành một chiến lược trợ cụ thể để phát triển CNHT

1.1. Xây dựng khuôn khổ chính sách phát triển CNHT phù hợp

Việc xây dựng một chính sách phát triển CNHT phù hợp là hết sức cần thiết cho Việt Nam, tạo định hướng cụ thể cho công cuộc phát triển CNHT tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, việc đầu tiên cần làm là phải làm rõ định nghĩa mang tính pháp lý về các ngành công nghiệp hỗ trợ – điều mà hiện nay Việt Nam chưa làm được. Ngoài việc đưa ra định nghĩa cụ thể, Chính phủ cũng cần cần nêu rõ cả quy mô, phạm vi của ngành CNHT trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, tầm quan trọng của ngành trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Hơn nữa, cũng cần phải liệt kê các ngành CNHT cũng như tầm quan trọng của từng ngành, định hướng phát triển thời gian tới để các doanh nghiệp có hướng phấn đấu cụ thể. Với một chính sách rõ ràng thể hiện mục tiêu phát triển CNHT, các doanh nghiệp cũng có thể cùng Chính phủ nỗ lực hết mình phấn đấu đạt mục tiêu kinh tế đề ra của đất nước.

1.2. Xây dựng chiến lược phát triển ngành CNHT phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện triển công nghiệp toàn diện

CNHT có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chính cũng như tới mối liên kết công nghiệp trong nền kinh tế. Do dó, việc hoạch định chính sách phát triển CNHT phải được xem xét sao cho đồng bộ

với chiến lược phát triển công nghiệp, hướng tới một nền công nghiệp toàn diện cho Việt Nam.

Đặc biệt, chính sách phát triển CNHT cần phải đi liền với chính sách phát triển các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp, sao cho CNHT và ngành công nghiệp chính có thể tương hỗ cho nhau cùng phát triển. Hiện nay, sức tăng trưởng dồi dào của các ngành công nghiệp lắp ráp, đặc biệt là ngành ô tô và điện tử dân dụng, đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Việc dự thảo chính sách phát triển công nghiệp toàn diện, trong đó có ngành lắp ráp, là điều hết sức cần thiết. Chính sách này cần được thực hiện trong bối cảnh Việt nam phải thực hiện lộ trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) của Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) vào năm 2006.

1.3. Xác định trọng tâm phát triển CNHT

Để phát triển CNHT tập trung và hiệu quả, Chính phủ cần đặt ra những ngành CNHT mục tiêu phát triển. Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Nhật bản, ông Noriyuki Yonemura, nguyên Chủ tịch hiệp hội tư vấn quản lý DNNVV cũng cho biết, việc xây dựng kế hoạch hành động khả thi để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cần phải tuân theo 3 nguyên tắc chính, đó là: phải kế hoạch thiết thực và minh bạch, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có, và phải có mục tiêu thiết thực, trong đó, đầu tiên là phải chọn ra lĩnh vực mục tiêu.

Tại Nhật bản, hạng mục thứ nhất sẽ là lĩnh vực kinh doanh của các nhà lắp ráp, các công ty thầu phụ Nhật; hạng mục thứ 2 sẽ là các lĩnh vực được chỉ định bởi Bộ Công thương. Tiếp sau đó xét đến cấp độ mục tiêu, trong đó đáp ứng nhu cầu của người mua; xem xét mục tiêu kinh doanh và kỹ thuật của từng loại sản phẩm. Các yếu tố khác cũng cần phải xem xét bao gồm: các ngành công nghiệp

hỗ trợ tiềm năng, cơ chế hỗ trợ kinh doanh, công ty dẫn đầu, môi trường kinh doanh thuận lợi, hiệp hội kinh doanh, nền tảng pháp lý.44

Tại cuộc hội thảo quốc gia lần thứ nhất “Chương trình hành động về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tổ chức tại Hà Nội vừa qua, Bản quy hoạch về phát triển CNHT tiếp tục được nhắc lại với 5 “đích ngắm” mà công nghiệp hỗ trợ phải hướng tới đó là CNHT cho các ngành điện tử - tin học, ôtô - xe máy, dệt may, da giày và cơ khí chế tạo. 45

Hơn nữa, để có thể phát triển một cách có hiệu quả nhất ngành CNHT phù hợp với Việt Nam, Chính phủ cần xác định một cách rõ ràng số lượng tương đối nhỏ những trụ cột cần ưu tiên trong định hướng phát triển CNHT tương lai gần, có thể là nỗ lực xây dựng các ngành tạo khuôn, dập khuôn, cán thép,… là những ngành hiện nay Việt Nam đang thiếu. Phát triển CNHT cho các ngành sản xuất linh kiện bằng nhựa hay kim khí hay các công đoạn như đúc, ép là hiện thực nhất đối với Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của ngành CNHT. Bởi:

Thứ nhất, công nghệ sử dụng cho ngành này có thể áp dụng cho nhiều ngành khác. Ví dụ: công nghệ sử dụng trong ngành điện tử có thể khả dụng đối với các ngành sản xuất ô tô, xe máy, máy công nghiệp, máy phát điện,… Các sản phẩm cuối cùng có thể thay đổi thường xuyên và đặc biệt nhanh đối với ngành công nghiệp điện tử. Tuy nhiên các linh kiện nhựa kim khí cũng như các công đoạn liên quan sẽ luôn cần thiết cho dù có bất cứ sự thay đổi nào về sản phẩm cuối cùng, do vậy các quốc gia có đủ công nghệ để sản xuất các linh phụ kiện bằng nhựa hay kim khí sẽ có khả năng bảo vệ vị trí cạnh tranh của mình như là một trung tâm sản xuất dài hạn.

Thứ hai, sản xuất các linh kiện nhựa hay kim khí và các công cụ để sản xuất chúng không hoàn toàn là công nghệ thấp, mà đòi hỏi công nghệ sản xuất 44http://vccinews.vn/?page=detail&folder=62&Id=146

định hướng tương đối cao. Các sản phẩm điện tử được cấu thành bởi các linh kiện nhựa và kim khí được thiết kế hết sức công phu. Các nhà sản xuất phải có tay nghề cao bởi chỉ một khiếm khuyết dù rất nhỏ trong các linh kiện này có thể ảnh hưởng tới toàn bộ tính năng cơ học của sản phẩm cuối cùng.

Thứ ba, thêm một thuận lợi cho việc phát triển ngành CNHT này là chưa có một quốc gia nào trong khu vực ASEAN đã có sự tích tụ cần thiết trong việc phát triển ngành công nghiệp này và như vậy Việt Nam hoàn toàn có lợi thế so với các nước trong khu vực nếu xây dựng thành công các ngành CNHT trên.

Một ngành khác cũng cần phải chú trọng phát triển đó là ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu. Một khi Việt Nam còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu thép mỏng, nguyên liệu nhựa, hóa chất công nghiệp, sơn, những sản phẩm lọc dầu như hiện nay thì khả năng cạnh tranh về giá thành và thời gian không thể so sánh được với các quốc gia có sẵn nguyên liệu này.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam.doc (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w