Đã có không ít công trình đánh giá về những thành công rực rỡ của nền kinh tế Đài Loan, gắn liền với các chính sách xây dựng và phát triển qua từng giai đoạn. Đài Loan đã trở thành hiện tợng kinh tế đáng chú ý, cung cấp nhiều kinh nghiệm tham khảo cho các nớc đang phát triển đi sau. Tuy nhiên, trong quá trình hiện đại hoá kinh tế, Đài Loan không tránh khỏi hạn chế, trong đó có 18 Taiwan statistical Data book, 2002, R.O.C, tr15
những vấn đề khá nổi cộm, cha thể tháo gỡ triệt để một sớm một chiều. Đơng nhiên, điều đó ảnh hởng không nhỏ đến tiến trình phát triển của Đài Loan, nhất là khi gia nhập Tổ chức Thơng mại thế giới.
2.1. Những khó khăn trong nông nghiệp
Một là tình trạng ruộng đất quá manh mún, nhỏ lẻ, gây cản trở nhất định đến quy mô sản xuất và trình độ cơ giới hoá trong nông nghiệp. Thời kỳ cải cách ruộng đất, để đạt tới mục tiêu công bằng, cũng là để né tránh những xung đột có thể xảy ra, Đài Loan đã chia quá nhỏ phần ruộng bán cho từng hộ nông dân, lại phân tán theo từng khu, từng loại ruộng. Do vậy, tuy Đài Loan đợc coi là nơi phát triển nông nghiệp theo mô hình trang trại gia đình, với số lợng khá lớn (năm 1952 có khoảng 679.750 trang trại, năm 1981 tăng lên 821.564), song đó là những trang trại có quy mô quá nhỏ. Quy mô đó đơng nhiên hạn chế rất nhiều đến khả năng sử dụng máy móc cỡ lớn, hiện đại, phần nào ảnh hởng đến năng suất và hiệu quả canh tác. Một hai thập kỷ gần đây, với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, Đài Loan đã khắc phục phần nào hạn chế này bằng cách sử dụng các thiết bị nhỏ, hiện đại, trong đó có cả việc sử dụng máy bay lên thẳng bón phân hoá học cho hoa màu, song nếu mức độ tập trung ruộng đất lớn hơn, chắc chắn nền nông nghiệp Đài Loan còn phát triển mạnh mẽ hơn nhiều.
Thứ hai là tình trạng lão hoá trong lao động nông nghiệp. Để tận dụng sức lao động và nguồn nguyên liệu, nông sản dễ khai thác, từ thập kỷ 60 thế kỷ XX, Đài Loan đã xây dựng nhiều khu công nghiệp tại các vùng nông thôn. Đơng nhiên, tiền công của những ngời lao động trong các cơ sở này luôn cao hơn thu nhập của nhóm c dân thuần nông. Chính vì vậy mà nhiều thập kỷ qua, lực lợng lao động trẻ khoẻ, có trình độ văn hoá cao đợc thu hút ngày càng nhiều vào các khu vực lao động phi nông nghiệp. Ngời già, phụ nữ phải gánh vác chủ yếu công việc đồng áng hiện đang là vấn đề khó khăn đối với Đài Loan. Bởi điều đó không chỉ ảnh hởng đến năng suất lao động, mà còn hạn chế trình độ tiếp thu và sử dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Mặc dù mức thu nhập chung của c dân nông thôn Đài Loan không chênh lệch quá lớn so với thành phố vì tại các vùng nông thôn, ngời dân có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động sản xuất phi
nông nghiệp, song tình trạng lão hoá, phụ nữ hoá trong nông nghiệp cũng là hạn chế cần khắc phục đối với Đài Loan.
2.2. Xínghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với một số khó khăn
Có thể nói, sự phát triển của nền kinh tế Đài Loan gắn liền với sự lớn mạnh của hệ thống xí nghiệp vừa và nhỏ. Mô hình vừa và nhỏ đợc coi là một thành công, một kinh nghiệm cần tham khảo của Đài Loan. Tuy nhiên, trớc xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, các nền kinh tế không thể không ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau. Hệ thống xí nghiệp vừa và nhỏ, với tỷ lệ chiếm trên 96% các xí nghiệp công nghiệp ở Đài Loan không thể tách khỏi sự hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ các công ty, tập đoàn lớn, xuyên quốc gia trên thế giới. Bản thân các xí nghiệp Đài Loan cũng không thể giữ nguyên mô hình vừa và nhỏ vốn có, mà phải đợc nâng cấp, mở rộng và hiện đại. Điều đó quả không hoàn toàn đơn giản đối với nhiều xí nghiệp ít vốn, trình độ công nghệ kỹ thuật không cao, cha đủ khả năng liên doanh trở thành xí nghiệp lớn. Bên cạnh đó, môi trờng đầu t tại chỗ của Đài Loan ngày càng hạn chế do giá nhân công, giá đất, giá nguyên vật liệu... tăng cao, làm giảm đi rất nhiều sức cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm đợc làm ra từ các xí nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ Đài Loan đã phải tìm hớng sinh tồn mới bằng cách đầu t ra thị trờng các nớc xung quanh. Tuy vậy, hiện nay còn khá nhiều mặt hàng của các xí nghiệp Đài Loan có mức giá khá cao, khả năng cạnh tranh thấp. Đó cũng là một khó khăn đối với Đài Loan, nhất là khi thị trờng Đài Loan phải mở cửa hoàn toàn, các sản phẩm phải chen chân với hàng hoá giá rẻ hơn, chất lợng không mấy thua kém của các nớc trong khu vực, sau khi Đài Loan tuân thủ nguyên tắc thuế của Tổ chức Thơng mại thế giới.