Tác động tiêu cực của yếu tố chính trị đến sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài Kinh tế Đài Loan trước và sau khi gia nhập WTO.doc (Trang 33 - 37)

Suốt mấy chục năm qua, Đài Loan là khu vực tồn tại trong sự phức tạp, mẫn cảm về chính trị đối ngoại. Từ sau khi nớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức trở thành thành viên Liên Hợp quốc năm 1971, nhiều nớc lần lợt cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, trong khi vấn đề thống nhất Trung Quốc cha đợc giải quyết. Đó cũng là nhân tố tạo nên nhiều khó khăn cho Đài Loan trong quá trình triển khai các dự án hợp tác kinh tế lớn với các quốc gia và khu vực.

Thêm vào đó, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan hơn 30 năm, kể từ ngày Quốc Dân đảng ra lập chính quyền trên đảo, luôn nằm trong tình trạng đối đầu căng thẳng. Mặc dù sau khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa và Đài Loan quyết định bãi bỏ lệnh giới nghiêm, cho phép ngời dân Đài Loan về đại lục thăm thân, quan hệ hai bờ có đợc cải thiện nhất định, song nhìn chung vẫn còn nhiều vấn đề hết sức phức tạp và nan giải. Trong quá trình xây dựng kinh tế, cả Đài Loan và đại lục đều cần tranh thủ, khai thác những thế mạnh của nhau. Đầu t Đài Loan vào đại lục ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong các luồng đầu t nớc ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác đầu t, hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do chịu ảnh hởng của các yếu tố bấp bênh, không ổn định, thậm chí nhiều khi căng thẳng trong quan hệ chính trị hai bờ. Đó là cha kể đến việc đại lục không ký Hiệp định bảo hộ đầu t với Đài Loan làm cho các thơng nhân Đài Loan đến đầu t ở đại lục không thực sự yên tâm. Nhiều năm nay, cả Đài Loan và đại lục đều muốn thực hiện mục tiêu “tam thông” (thông thơng, thông hàng không, thông bu chính), tạo điều kiện thuận lợi và mở rộng hơn hoạt động kinh tế – thơng mại hai bờ. Nhng điều đó luôn vấp phải trở ngại khó khai thông trong các cuộc thơng lợng, đàm phán giữa Đài Loan và Đại lục, bởi nó liên quan đến vấn đề chủ quyền và lãnh thổ.

Bên cạnh các yếu tố chính trị đối ngoại, bản thân nền chính trị đối nội Đài Loan cũng có nhiều biến động phức tạp vào những năm cuối cùng của thập kỷ 90 thế kỷ XX. Quan hệ giữa các đảng phái ngày càng rạn nứt, xuất hiện nhiều mâu thuẫn khó điều hoà. Cuộc cạnh tranh quyền lực giữa đảng Quốc Dân và đảng Dân Tiến ngày càng gay gắt, quyết liệt. Điều đó đơng nhiên ảnh hởng đến sự vận hành bình thờng của nền kinh tế. Tháng 3-2000, với tỷ lệ phiếu chênh lệch không đáng kể, đảng Dân Tiến đã bớc lên vũ đài chính trị, thay thế vị trí lãnh đạo Đài Loan suốt một phần hai thế kỷ của đảng Quốc Dân. Trớc và sau khi thay đổi đảng cầm quyền, mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội ở Đài Loan đã phần nào mất thăng bằng, nhiều chính sách và hoạt động kinh tế rơi vào trạng thái cầm chừng, thăm dò, chờ đợi. Sau khi đảng Dân Tiến nắm quyền, phần vì quan hệ giữa các đảng phái cha ổn định, phần vì đảng Dân Tiến thực hiện một số điều chỉnh chính sách, thêm vào đó là sự hoang mang, cha thật tin

cậy của ngời dân đối với các nhà lãnh đạo mới, cho nên nền kinh tế Đài Loan một hai năm đầu thế kỷ XXI đứng trớc hoàn cảnh tơng đối khó khăn, thậm chí thụt lùi trên một số lĩnh vực. Tất cả những vấn đề kể trên đều trở thành thách thức đối với Đài Loan, nhất là khi khu vực này gia nhập Tổ chức Thơng mại thế giới.

Tóm lại, Đài Loan là khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh và vững mạnh. Từ một vùng đất nghèo nàn, lạc hậu, khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt, lại không mấy thuận lợi trong việc tạo dựng quan hệ với các nớc, nhng chỉ sau vài ba thập kỷ, Đài Loan đã trở thành kinh nghiệm có giá trị tham khảo quí đối với các nền kinh tế đang tìm hớng đi trong công cuộc hiện đại hoá. Một điều không thể không nhấn mạnh, đó là trong quá trình phát triển, Đài Loan đã hết sức tỉnh táo, chuẩn xác khi chọn lựa và thực thi các chính sách xây dựng kinh tế. Mỗi bớc đi của Đài Loan đều thích ứng với đặc điểm, yêu cầu và trình độ phát triển trong từng giai đoạn. Bốn giai đoạn xây dựng kinh tế là bốn chiến lợc lớn, bốn mục tiêu đa Đài Loan phát triển tới trình độ tổng thể, hoàn chỉnh.

Có thể nói, trớc khi chính thức gia nhập Tổ chức Thơng mại thế giới, nền kinh tế Đài Loan đã đợc chuẩn bị khá chu đáo, đầy đủ những yếu tố, có khả năng đáp ứng yêu cầu và những nguyên tắc hoạt động của WTO. Trong những khâu đã chuẩn bị, cần nhấn mạnh và khẳng định chiến lợc và các bớc đi trong quá trình hội nhập, quốc tế hoá kinh tế của Đài Loan. Mặc dù là vùng đất khan hiếm tài nguyên khoáng sản, lại phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu nhiên liệu phục vụ sản xuất, song Đài Loan đã biết tận dụng tối đa vị thế biển đảo, khai thác các ngành hàng có giá trị xuất khẩu và tính cạnh tranh lớn trên thị trờng quốc tế. Chính vì vậy, hớng ngoại, mở cửa là mô hình phát triển kinh tế đặc trng mà Đài Loan đã lựa chọn. Và cũng chính điều đó đã trở thành nhân tố hết sức quan trọng, quyết định thành công của nền kinh tế Đài Loan. Mô hình hớng ngoại không chỉ tháo gỡ đợc những khó khăn nội tại của nền kinh tế, mà còn giúp các ngành sản xuất Đài Loan từng bớc hội nhập với nền kinh tế thế giới, tạo ra nhiều sản phẩm có tính cạnh tranh quốc tế cao.

Chơng III

Kinh tế Đài Loan sau khi gia nhập WTO

Bớc vào thiên niên kỷ mới, nền kinh tế Đài Loan đã đạt tới trình độ phát triển cao. Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế, song nhiều ngành sản xuất, kinh doanh của Đài Loan đã khẳng định đợc tầm cỡ quốc tế, sẵn sàng tham gia các hoạt động kinh tế mang tính toàn cầu. Hơn thế, mỗi bớc đi của nền kinh tế Đài Loan kể từ thập kỷ 80 thế kỷ XX, với chiến lợc quốc tế hoá cao độ, đã là những bớc tập dợt, chuẩn bị tơng đối toàn diện cho gia nhập Tổ chức Thơng mại thế giới. Trong chơng này, chúng tôi trớc tiên đi vào trình bầy, phân tiến trình và những cam kết của Đai Loan khi gia nhập WTO, sau đó tiến hành phân tích nền kinh tế Đài Loan cùng những tác động của nó khi gia nhập WTO.

I. Đài Loan gia nhập WTO: Tiến trình và những cam kết

Một phần của tài liệu Đề tài Kinh tế Đài Loan trước và sau khi gia nhập WTO.doc (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w