Đài Loan với nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu hụt, thị trờng trên đảo bị giới hạn, nên sự phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào mậu dịch đối ngoại, thị trờng xuất khẩu chủ yếu là Mỹ và Nhật Bản. Trớc những năm 80 của thế kỷ XX, Mỹ, Nhật và các nớc phơng Tây đã áp dụng chính sách nâng đỡ và rộng mở đối với sự phát triển của nền kinh tế Đài Loan. Nhng bớc vào niên đại 80, do cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới lần thứ hai nổ ra, nền kinh tế thế giới không mấy khởi sắc, các nớc phơng Tây để bảo vệ lợi ích của mình đã thực thi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, áp dụng hàng loạt các biện pháp hạn chế trong thơng mại. Hơn nữa, Mỹ còn nhiều lần tiến hành thơng thảo với Đài Loan về vấn đề mậu dịch, gây áp lực buộc Đài Loan mở cửa thị trờng trên đảo và hạ thấp thuế quan.... Với môi trờng quốc tế bên ngoài nh vậy hiển nhiên là điều bất lợi cho sự phát triển nền kinh tế Đài Loan, chính bối cảnh kinh tế này đã trở thành động lực thôi thúc Đài Loan đệ đơn xin gia nhập GATT (General Agreement on Tariffs and Trade - tổ chức tiền thân của WTO).
Vào đầu tháng 1-1990, theo quy định điều khoản thứ 33 của GATT, Đài Loan với quyền tự chủ trong quan hệ mậu dịch đối ngoại đã chính thức đệ đơn tới
Ban th ký xin gia nhập GATT. Trải qua nhiều năm nỗ lực, cuối cùng đã hoàn tất các hạng mục đàm phán xin gia nhập song phơng và đa phơng vào năm 2001. Ngày 18-9-2001, Ban công tác kết nạp Đài Loan đã tiến hành Hội nghị lần thứ 11 chấp nhận Nghị định th gia nhập và Báo cáo của Ban công tác này. Đồng thời, tại Hội nghị Bộ trởng WTO lần thứ t mở ngày 11-11 cùng năm đã thông qua Đơn xin gia nhập của Đài Loan. Ngày 12-11, nguyên Bộ trởng Bộ Kinh tế Lâm Tín Nghĩa đại diện cho Đài Loan ký Nghị định th gia nhập WTO và đợc quốc hội Đài Loan thông qua ngày 16-11. Ngày 20-11 tổng thống Trần Thủy Biển đã phê chuẩn Điều ớc gia nhập này. Sau khi Nghị định th trình lên Tổng th ký WTO đợc chấp nhận, trải qua 30 ngày chờ đợi đến ngày 1-1-2002, Đài Loan đã chính thức trở thành thành viên thứ 144 của WTO. Sau đây xin điểm lại những mốc chính trong tiến trình gia nhập WTO của Đài Loan:
Ngày 1-1-1990, sau khi chính quyền Đài Loan đánh giá thấy việc gia nhập GATT có lợi nhiều hơn cho sự phát triển của nền kinh tế nên đã lấy danh nghĩa “Lãnh thổ Hải quan Riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ” dựa theo điều khoản quy định thứ 33 của GATT chính thức đệ đơn xin gia nhập tới Ban th ký, đồng thời cũng gửi kèm “Bản ghi nhớ Thể chế Thơng mại”, nhng đơn này đã bị gác lại không đợc Ban th ký của GATT giải quyết. Đến năm 1991, do đợc sự ủng hộ của tổng thống Mỹ lúc đó nên Đài Loan đã phá bỏ đợc cục diện bế tắc này trong hơn 1 năm, làm cho các thành viên của GATT đã chuyển hớng tích cực và khẳng định đối với đơn xin gia nhập của Đài Loan.
Nửa đầu năm 1992, Mỹ và Liên minh châu Âu tích cực tìm kiếm những nhận thức chung của các nớc thành viên nhằm thành lập Ban công tác gia nhập GATT đối với Đài Loan. Đến ngày 8-9-1992, Chủ tịch Hội đồng GATT đã triệu mời đại biểu các nớc thành viên chủ yếu tiến hành hỏi ý kiến và đi đến nhận thức chung về việc xin gia nhập của Đài Loan. Cuối cùng vấn đề này của Đài Loan cũng đã đợc liệt vào chơng trình làm việc của Đại hội đồng GATT. Ngày 29-9-1992, Đại hội đồng GATT thống nhất thông qua thành lập Ban công tác thẩm tra Đề án xin gia nhập GATT của Đài Loan, đồng thời cho phép Đài Loan có t cách là quan sát viên để Đài Loan có thể tham gia các hội nghị có liên quan khác.
Ngày 24-2-1993, chính phủ Thụy Sĩ đồng ý cho Đài Loan thành lập Đoàn đại biểu tại GATT ở Giơ-ne-vơ. Tên tiếng anh chính thức của Đoàn đại biểu này là “Representation of the separate customs territory of Taiwan, Penghu, Kinmen and Matsu in GATT”. Ngày 21-12-1994, Thứ trởng Bộ Kinh tế Đài Loan Hứa Hà Sinh đã dẫn đoàn đại biểu tham gia Hội nghị lần thứ 7 của Ban công tác kết nạp Đài Loan. Hội nghị lần này đã hoàn thành việc thẩm tra hệ thống thơng mại của Đài Loan.
Hiệp định vòng đàm phán Uruguay đã quyết định thành lập Tổ chức Thơng mại thế giới (WTO) vào ngày 1-1-1995, và đến ngày 1-12 cùng năm đơn xin gia nhập của Đài Loan mới đợc chuyển lên Ban th ký WTO xem xét theo điều khoản thứ 12 của Hiệp định WTO.
Đến năm 2000, Đài Loan đã hoàn tất đàm phán song phơng và ký Hiệp định song phơng với tất cả các nớc trong Ban công tác, và thông thờng Đại hội đồng WTO có thể chấp thuận ngay sau đó. Tuy nhiên, do sức ép trong quan hệ quốc tế, Đài Loan đã không thể kết thúc lộ trình gia nhập WTO của mình dễ dàng nh vậy. Các thỏa thuận song phơng chủ yếu đã kết thúc, nhng dới một thỏa thuận không chính thức là chỉ có thể gia nhập tổ chức này sau Trung Quốc.
Ngày 18-9-2001, Thứ trởng Bộ Kinh tế Trần Thụy Long dẫn đoàn tham gia Hội nghị chính thức lần cuối của Ban công tác kết nạp Đài Loan vào WTO đã đợc khai mạc ở Giơ-ne-vơ. Tại Hội nghị, công việc thẩm định các văn bản gia nhập WTO của Đài Loan nh Nghị định th gia nhập, Báo cáo của Ban công tác, Bảng tổng hợp miễn giảm thuế quan và Bảng cam kết của ngành dịch vụ đã thuận lợi hoàn thành.
Ngày 11-11-2001, Hội nghị bộ trởng WTO lần thứ t tại Qatar chính thức thông qua Đề án gia nhập WTO của Đài Loan. Sau khi Quốc hội Đài Loan và Tổng thống Trần Thủy Biển thông qua và phê chuẩn Điều ớc. Ngày 2-12, Đài Loan gửi công hàm xác nhận Nghị định th lên Tổng th ký WTO, trải qua 30 ngày thụ lý, đến ngày 1-1-2002 Đài Loan đã chính thức trở thành thành viên của WTO.
Trong tiến trình gia nhập WTO, Đài Loan đã trải qua hơn 200 vòng đàm phán song phơng và 10 vòng Hội nghị đàm phán đa phơng, tổng cộng phải tiến
hành đàm phán với 26 đối tác thành viên WTO. Nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực cho nền kinh tế-đặc biệt là ngành nông nghiệp khi gia nhập WTO, trong quá trình đàm phán, Đài Loan đã tích cực đấu tranh và đạt đợc một số kết quả đáng khích lệ. Nh trong lĩnh vực nông nghiệp, có 41 mặt hàng nông sản thuộc loại hạn chế nhập khẩu đợc áp dụng Điều khoản Xử lý đặc biệt trong Phụ lục 5 của Hiệp định Nông nghiệp, tức là đợc thực hiện mở cửa thị trờng theo ph- ơng thức hạn chế số lợng nhập khẩu, và 14 loại hàng nông sản nhạy cảm nh mía đờng, sữa nớc, lạc, tỏi, đậu đỏ, nấm hơng khô, bởi, hồng, lê, cau, thịt gà, thịt bụng lợn, nội tạng, hoa loa kèn... Đài Loan có thể áp dụng “Biện pháp phòng vệ đặc biệt (SSG)”. Về lĩnh vực công nghiệp, sản phẩm công nghiệp ôtô đợc áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan, Đài Loan là khu vực duy nhất đợc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu mặt hàng ôtô. Ngoài ra, còn một số mặt hàng khác thay vì phải hạ thấp thuế quan hay phải mở rộng cửa thì Đài Loan đã đấu tranh đợc thực hiện hạn ngạnh thuế quan theo những lộ trình nhất định hoặc đợc kéo dài thời gian thực hiện mở cửa để các ngành kém sức cạnh tranh trên đảo có thời gian chuẩn bị hội nhập. Vậy, đạt đợc kết quả nh trên là do đâu? Có thể thấy đó là nhờ vào Đài Loan đã chuẩn bị một sách lợc rõ ràng trong đàm phán, những sách lợc đó là:
Thứ nhất, phát triển các ngành nghề đồng thời với việc gia nhập WTO. Trong khi tiến hành các vòng đàm phán, các bộ ngành đã xem xét kỹ lỡng đến nhu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế để có thể giành lấy lợi ích lớn nhất phù hợp cho Đài Loan. Chú ý đến năng lực cạnh tranh của một số ngành hàng cá biệt nhằm giảm nhẹ mức độ tác động khi gia nhập.
Thứ hai, “lấy thua ít là thắng lợi” để làm hội phí. Theo quy định của WTO ngời xin gia nhập hội cần phải giao nộp hội phí, bao gồm mở cửa thị trờng, dành cho các nớc hội viên đợc hởng đãi ngộ Tối huệ quốc và đãi ngộ quốc dân. Do Đài Loan trong lúc đàm phán cha là thành viên của WTO, nhng khi xin gia nhập vẫn phải dựa theo tập quán của WTO mở cửa thị trờng cho các nớc hội viên còn Đài Loan thì lại không đợc yêu cầu các nớc hội viên mở cửa thị trờng cho mình. Trớc tình hình đó, sách lợc đàm phán gia nhập WTO của Đài Loan lúc đó phải là một loại sách lợc “thua ít chính là thắng”. Ví dụ, Đài Loan một
mặt cam kết mở cửa thị trờng, nhng mặt khác lại tận dụng tranh thủ kéo dài thời gian điều chỉnh mở cửa.
Thứ ba, liên kết các nớc nhỏ dụ dỗ nớc lớn. Đài Loan gia nhập WTO tổng cộng có 26 nớc đối tác yêu cầu đàm phán, do số lợng các quốc gia đàm phán quá nhiều nên trong sách lợc đàm phán, Đài Loan đã áp dụng trớc tiên kết thúc đàm phán song phơng với các nớc nhỏ nh Na-uy, Iceland... (hay vấn đề đàm phán tơng đối nhỏ), sau đó căn cứ vào đó thơng lợng với các nớc lớn nhằm khơi dậy lòng đại nghĩa của họ, thúc đẩy các nớc lớn nh Mỹ nhanh chóng đồng ý kết thúc đàm phán với Đài Loan.
Thứ t, tiến hành diễn thuyết hợp tung liên hoành. Để tranh thủ sự ủng hộ Đài Loan gia nhập WTO của các nớc thành viên, Đài Loan đã lợi dụng Hội nghị Bộ trởng APEC, Hội nghị Bộ trởng WTO và các loại Hội nghị quốc tế khác tiến hành diễn thuyết kêu gọi các nớc ủng hộ.
Cuối cùng là tìm kiếm sự ủng hộ trong Viện Lập pháp Đài Loan bởi sự ủng hộ của Viện Lập pháp là điểm mấu chốt cho Đài Loan liệu có thể thuận lợi trở thành thành viên của WTO hay không. Một khi các thành viên trong Viện này không biểu quyết thông qua thì dù kết quả đàm phán có tốt đẹp đến đâu thì việc trở thành thành viên của WTO cũng khó thành hiện thực. Do vậy, các cơ quan hành chính của Đài Loan đã thành lập một “Tổ công tác liên Bộ về trao đổi giữa việc Đài Loan gia nhập WTO với Viện Lập pháp” nhằm có những nhận thức chung để tranh thủ sự ủng hộ từ phía Viện Lập pháp.
Nh vậy, sau 12 năm nỗ lực Đài Loan cuối cùng cũng đã trở thành thành viên của một tổ chức thơng mại lớn nhất toàn cầu. Nhìn lại chặng đờng gia nhập WTO của Đài Loan có thể thấy Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình này. Tuy nhiên, so với một số nớc và khu vực khác thì 12 năm là khoảng thời gian tơng đối dài, bởi một trong những lý do quan trọng đó là Đài Loan phải thực hiện nguyên tắc “Trung Quốc trớc, Đài Loan sau” của Trung Quốc, do vậy, dù Đài Loan có hoàn tất công việc đàm phán với các đối tác thì cũng phải đợi Trung Quốc gia nhập xong mới đến lợt. Sau quá trình nỗ lực gian nan không kém gì Trung Quốc, Đài Loan chính thức là thành viên của WTO chỉ
sau Trung Quốc 1 ngày và dới tên gọi Lãnh thổ Hải quan Riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ.