Về l−ợng thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.pdf (Trang 32 - 36)

- Thông tin từ các doanh nghiệp sử dụng thông tin thị tr−ờng

2.1.1. Về l−ợng thông tin

Tr−ớc kia, khi công nghệ thông tin ch−a phát triển mạnh, hệ thống thông tin thị tr−ờng đến với doanh nghiệp chủ yếu qua các ấn phẩm phản ánh chung về tình hình thị tr−ờng thế giới, về sự biến động ở một số thị tr−ờng chính đối với mặt hàng lựa chọn hoặc các tạp chí, các bản tin chuyên đề, báo cáo của Tổ chức quốc tế đ−ợc xuất bản d−ới dạng văn bản…

Do giới hạn về nguồn kinh phí và điều kiện về khoảng cách địa lý nên các loại ấn phẩm mang thông tin thị tr−ờng đến với các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng th−ờng chậm hơn nhiều so với diến biến thực của tình hình cung - cầucũng nh− những biến động về giá cả của các loại mặt hàng trên thị tr−ờng toàn cầu hay tại các thị tr−ờng cụ thể mà doanh nghiệp muốn nghiên cứu xem xét đề thâm nhập hoặc tăng thị phần.

Với những lý do cơ bản nêu trên nên tr−ớc đây, l−ợng thông tin thị tr−ờng đến với doanh nghiệp nói chung còn ch−a nhiều và ch−a đ−ợc kịp thời. Hầu hết các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trong điều kiện thiếu thông tin thị tr−ờng hoặc chỉ tham khảo đ−ợc qua những thông tin không mang tính cập nhật cao. Đây là những lý do giải thích tại sao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam ch−a cao và khả năng phản ứng của doanh nghiệp tr−ớc những biến động của thị tr−ờng kém nhanh nhạy, nhiều khi bỏ lỡ cơ hội thị tr−ờng…

Ngày nay, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, l−ợng thông tin thị tr−ờng đ−ợc đăng tải trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng là vô cùng lớn. Với đa dạng các hình thức cung cấp và truyền tải, hệ thống thông tin thị tr−ờng có thể đến với doanh nghiệp bằng nhiều ph−ơng tiện khác nhau, d−ới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài những ấn phẩm bằng văn bản với mục tiêu nghiên cứu dài hạn, nhờ hệ thống internet có khả năng kết nối các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu, hệ thống thông tin thị tr−ờng đã và đang đến đ−ợc với doanh nghiệp rất nhanh chóng. Trên cơ sở những thông tin thu thập đ−ợc, doanh nghiệp có thể chủ động xử lý và ứng phó một cách phù hợp với diễn biến thị tr−ờng và có đ−ợc những quyết định đúng nên đã không bỏ lỡ cơ hội thị tr−ờng.

Tuy nhiên, hiện nay, đối với không ít doanh nghiệp, việc tự bản thân họ tìm kiếm và xử lý thông tin thị tr−ờng là rất khó khăn. Một mặt, do thiếu tính chuyên nghiệp, nh−ng mặt khác họ không thể chi phí quá nhiều thời gian và tiền bạc vào nghiệp vụ này nên cách hiệu quả nhất là họ sử dụng dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng của các cơ quan, doanh nghiệp chuyên nghiệp.

Liên quan đến vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát điển hình ở một số doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ…thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn cả n−ớc. Kết quả cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều cho biết họ rất cần thông tin thị tr−ờng phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của chính bản thân họ, mặc dù mức độ có khác nhau.

Điều đáng quan tâm là có đến 40% số doanh nghiệp đ−ợc hỏi trả lời rằng họ rất cần cácthông tin thị tr−ờng, 33,3% số doanh nghiệp trả lời các thông tin thị tr−ờng là cần thiết đối với hoạt động của họ. Tuy không có doanh nghiệp nào cho rằng họ hoạt động mà không cần biết về thông tin thị tr−ờng nh−ng vẫn còn tới 26,7% số doanh nghiệp cho rằng thông tin thị tr−ờng đối với họ là “bình th−ờng”, không thật sự cần thiết hoặc không ảnh h−ởng gì đến quyết định của họ khi tham gia thị tr−ờng.

Sơ đồ 1: Nhận thức về sự cần thiết của thông tin thị tr−ờng đối với hoạt động của doanh nghiệp

Rất cần 40% Bình th−ờng 27% Cần 33%

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra về hoạt động t− vấn và cung cấp thông tin thị

Kết quả điều tra nêu trên một phần giải thích lý do tại sao có không ít doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia vào thị tr−ờng cả trong n−ớc và ngoài n−ớc, thậm chí, một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản vì những quyết định sai lầm mà nguyên nhân chính là do thiếu thông tin thị tr−ờng hoặc có thông tin thị tr−ờng nh−ng việc nghiên cứu, xử lý thông tin kém dẫn đến những quyết định thiếu chính xác, không phù hợp với diễn biến về xu h−ớng thị tr−ờng.

Để khắc phục những nh−ợc điểm nêu trên, những năm gần đây, khi tham gia thị tr−ờng (kể cả trong n−ớc và ngoài n−ớc), phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng dịch vụ của các cơ quan t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc. Việc sử dụng dịch vụ của các cơ quan chuyên nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có đ−ợc các thông tin thị tr−ờng một cách chính xác, kịp thời, giúp họ nắm bắt và tận dụng những cơ hội tốt của thị tr−ờng để có những quyết định chuẩn xác và chắc chắn đem lại hiệu quả đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.

Hơn nữa, việc sử dụng dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng của các cơ quan chuyên nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm đ−ợc chi phí rất nhiều so với chi phí cùng loại mà họ phải đầu t− để tự tiếp cận và xử lý thông tin.

Bảng 1: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng của Việt Nam tại thời điểm điều tra 2008 Việcsử dụng dịch vụ TV và CCTTTT Tỷ lệ %/số DN trả lời

Có sử dụng 43,33

Lúc có, lúc không 36,67

Không sử dụng 20,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra về hoạt động t− vấn và cung cấp thông tin thị

Số liệu trên đây cho thấy, hiện tại, có tới 43,33% số doanh nghiệp th−ờng xuyên sử dụng dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng của các cơ quan chuyên nghiệp, 36,67% số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này một cách không th−ờng xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn tới 20% số doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ này mà họ trực tiếp tìm kiếm và xử lý thông tin thị tr−ờng vì những lý do khác nhau.

Bảng 2: Tần suất sử dụng dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng của doanh nghiệp

TT Tần suất sử dụng Tỷ lệ %/ Số DN trả lời

1 Th−ờng xuyên 53,33

2 Không th−ờng xuyên 36,67

3 Thỉnh thoảng khi cần 10,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra về hoạt động t− vấn và cung cấp thông tin thị

tr−ờng của TT Thông tin Công nghiệp và Th−ơng mại Việt Nam, 2008.

Đáng chú ý là hiện nay, tần suất sử dụng dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng tại các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ này là t−ơng đối cao. Có tới 53,33% số doanh nghiệp đ−ợc hỏi trả lời họ th−ờng xuyên sử dụng dịch vụ này phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh của họ, 36,67% số doanh nghiệp trả lời họ sử dụng dịch vụ nêu trên một cách không th−ờng xuyên, 10% còn lại trả lời họ chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.pdf (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)