- Thông tin từ các doanh nghiệp sử dụng thông tin thị tr−ờng
2.2.2. Thực trạng khả năng xử lý thông tin thị tr−ờng của doanh nghiệp
a/ Đối với những thông tin thị tr−ờng chung
Các thông tin ban đầu sau khi khai thác, tìm kiếm không thể sử dụng ngay đ−ợc mà cần phải đ−ợc nghiên cứu, xử lý, phân tích thật kỹ càng mới có tác dụng thiết thực giúp doanh nghiệp nắm bắt đ−ợc cơ hội thị tr−ờng để từ đó có đ−ợc quyết định chính xác và đúng đắn cho hoạt động của mình.
Kết quả khảo sát năm 2008 của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Th−ơng mại Việt Nam cho thấy: Đa số các doanh nghiệp Việt Nam ch−a thu thập và xử lý thông tin một cách th−ờng xuyên và có hệ thống. Hàng ngày họ ít đọc hoặc theo dõi diễn biến của thị tr−ờng, khi cần phục vụ cho một doanh vụ cụ thể thì mới đi tìm thông tin. Thậm chí, chỉ có 43,33% số doanh nghiệp đ−ợc hỏi trả lời trong bộ máy của họ có bộ phận thu thập và xử lý thông tin thị tr−ờng riêng và 56,67% số doanh nghiệp trả lời doanh nghiệp của họ không có bộ phận này. Trong số các doanh nghiệp có bộ phận thu thập và xử lý thông tin thị tr−ờng riêng có khoảng 65% có từ 3 nhân viên trở lên, số còn lại chỉ có 1-2 ng−ời. Nh− vậy, các cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp đảm nhiệm luôn nhiệm vụ của cán bộ thu thập và xử lý thông tin thị tr−ờng.
Hơn thế, chỉ có khoảng 50% nhân viên phụ trách thông tin thị tr−ờng tại các doanh nghiệp có trình độ đại học, 5% trong số họ có trình độ sau đại học, số còn lại thuộc các trình độ khác nhau, thậm chí chỉ là nhân viên đánh máy
hoặc mới chỉ tốt nghiệp THPT, không có chuyên môn sâu về kinh tế th−ơng mại, không đ−ợc đào tạo bài bản về tin học, ch−a có đ−ợc kỹ năng thu thập và xử lý thông tin thị tr−ờng và cũng chỉ có d−ới 50% số doanh nghiệp th−ờng xuyên cử cán bộ thông tin thị tr−ờng tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ, số còn lại không quan tâm lắm đến vấn đề này.
Một vấn đề quan trọng khác là trong quá trình thu thập và xử lý thông tin thị tr−ờng, doanh nghiệp cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Có nh− vậy, doanh nghiệp mới có đủ điều kiện để đối chiếu, kiểm chứng thông tin và từ đó tìm cho mình một “ph−ơng án tối −u”.
Điều này rất có ích cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vì trong tr−ờng hợp này, ng−ời bán và ng−ời mua ở rất xa nhau và họ không có điều kiện để nắm bắt cụ thể tình hình diễn biến giá cả hàng hóa trên thị tr−ờng và khả năng thật có của đối tác.
Bảng 9: Số l−ợng nguồn thông tin mà doanh nghiệp sử dụng Nguồn thông tin Tỷ lệ %/Số DN trả lời
Đa dạng nguồn thông tin 53,33 Một/một số nguồn đã lựa chọn 46,67
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra về hoạt động t− vấn và cung cấp thông tin thị
tr−ờng của TT Thông tin Công nghiệp và Th−ơng mại Việt Nam, 2008.
Liên quan đến vấn đề này kết quả khảo sát chỉ ra rằng: Có tới 53,33% số doanh nghiệp trả lời trên thực tế kinh doanh, muốn có đ−ợc thông tin thị tr−ờng chính xác và nhanh nhất, họ luôn thu thập và xử lý thông tin thị tr−ờng từ nhiều nguồn khác nhau. Mặc dầu vậy, vẫn có tới 46,67% số doanh nghiệp đ−ợc điều tra trả lời họ chỉ sử dụng một hoặc một số nguồn thông tin thị tr−ờng mà họ đã tin t−ởng và lựa chọn.
Bảng 10: Nguồn thông tin thị tr−ờng chủ yếu hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng
Nguồn thông tin thị tr−ờng Tỷ lệ %/Số DN trả lời
Từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Th−ơng mại 33,5 Từ các th−ơng vụ Việt Nam tại n−ớc ngoài 23,5
Qua mạng Internet 50,0
Từ báo, tạp chí chuyên ngành 40,0
Khác (Viện NCTM, báo, tạp chí…) 10,0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra về hoạt động t− vấn và cung cấp thông tin thị
tr−ờng của TT Thông tin Công nghiệp và Th−ơng mại Việt Nam, 2008.
Thực tế nêu trên chứng tỏ rằng, trong điều kiện thông tin thị tr−ờng rất đa dạng và đa chiều nh− hiện nay, doanh nghiệp không thể sử dụng thông tin thị tr−ờng từ các nguồn để ra quyết định kinh doanh cho mình mà phải xử lý kiểm chứng, đối chiếu, so sánh và lựa chọn để tìm đ−ợc thông tin về diễn biến thật của thị tr−ờng.
Tất nhiên, để tránh phải trả chi phí cho nhiều nguồn tin khác nhau, doanh nghiệp nên lựa chọn cho mình những địa chỉ có khả năng t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng uy tín, tin cậy, coi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nh− chính hiệu quả hoạt động của mình.
b/ Đối với những thông tin để thâm nhập thị tr−ờng mới
Trong quá trình tham gia thị tr−ờng, tùy những mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp có thể tiếp nhận, khai thác và sử dụng những loại thông tin thị tr−ờng khác nhau, từ các nguồn khác nhau.
Để thâm nhập thị tr−ờng mới (trong n−ớc), doanh nghiệp có thể tiếp nhận và khai thác thông tin thị tr−ờng từ các Sở Công Th−ơng (cơ quan quản lý Nhà n−ớc trên địa bàn đối với hoạt động th−ơng mại), các Công ty t− vấn, các tổ chức xúc tiến th−ơng mại, qua mạng, qua báo chí hoặc cử cán bộ đi khảo sát…
Trong số các nguồn thông tin kể trên, có tới gần 54% số doanh nghiệp đ−ợc hỏi trả lời nếu muốn có thông tin thị tr−ờng một cách chính xác nhất và nhanh nhất, họ cử cán bộ đi khảo sát thực tế. Khoảng 35% số doanh nghiệp trả lời họ khai thác và xử lý các thông tin thị tr−ờng qua các Sở Công Th−ơng, 30% tiến hành qua các tổ chức Xúc tiến th−ơng mại…
Để thâm nhập thị tr−ờng mới (ngoài n−ớc), doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin thị tr−ờng từ các th−ơng vụ Việt Nam ở n−ớc ngoài, qua các tổ chức xúc tiến th−ơng mại, qua cơ quan nghiên cứu và dự báo thị tr−ờng, cử nhân viên đi thực tế…Trong các nguồn cung cấp thông tin nêu trên, đa số các doanh nghiệp cho rằng các thông tin thị tr−ờng đ−ợc cung cấp bởi th−ơng vụ Việt Nam ở n−ớc ngoài, các tổ chức xúc tiến th−ơng mại, các cơ quan nghiên cứu và dự báo thị tr−ờng…là mang lại hiệu quả hơn cả, các thông tin thị tr−ờng đ−ợc cung cấp qua mạng iternet hoặc báo chí chủ yếu mang tính tham khảo. Trong tr−ờng hợp thật cần thiết, doanh nghiệp mới cử cán bộ trực tiếp đi khảo sát thị tr−ờng n−ớc ngoài vì cách tìm kiếm thông tin này khá tốn kém.
Số liệu điều tra ở bảng 11 chỉ ra rằng: Có rất nhiều (65%) doanh nghiệp Việt Nam khi muốn thâm nhập thị tr−ờng mới ở n−ớc ngoài họ tìm kiếm thông tin thị tr−ờng qua mạng internet hoặc báo chí n−ớc ngoài để tiết kiệm chi phí mua thông tin vì chủ yếu đây là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Cũng liên quan đến vấn đề này, có tới 50% số doanh nghiệp đ−ợc khảo sát trả lời là họ sử dụng thông tin thị tr−ờng từ các tổ chức xúc tiến th−ơng mại, 40% trong số họ trả lời họ có đ−ợc thông tin thị tr−ờng n−ớc ngoài thông qua hệ thống th−ơng vụ Việt Nam tại n−ớc sở tại, 43% số doanh nghiệp đã cử nhân viên đi thực tế tại thị tr−ờng n−ớc ngoài để trực tiếp lấy thông tin…
Bảng 11: Nguồn thông tin doanh nghiệp có thể tìm kiếm khi thâm nhập thị tr−ờng mới ở ngoài n−ớc
TT Nguồn thông tin thị tr−ờng Tỷ lệ %/Số DN trả lời
1 Qua th−ơng vụ Việt Nam tại n−ớc ngoài 40
2 Qua tổ chức XTTM 50
3 Qua cơ quan Nghiên cứu thị tr−ờng 10
4 Qua mạng internet, báo chí 65
5 Cử nhân viên đi thực tế 43
6 Khác 10
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra về hoạt động t− vấn và cung cấp thông tin thị
tr−ờng của TT Thông tin Công nghiệp và Th−ơng mại Việt Nam, 2008.
Trên cơ sở các thông tin thứ cấp từ các nguồn thông tin lựa chọn, doanh nghiệp cần tiếp tục xử lý, phân tích để đ−a ra quyết định chính xác cho mình trong việc lựa chọn thị tr−ờng mới.
c/ Đối với những thông tin phục vụ việc tiêu thụ/xuất khẩu sản phẩm mới
Nh− ta đã biết, để đ−a mặt hàng mới của doanh nghiệp ra tiêu thụ/xuất khẩu trên thị tr−ờng, doanh nghiệp cần thu thập và xử lý rất nhiều loại thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau. Muốn đ−a mặt hàng mới ra thị tr−ờng, doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin liên quan nh−: Dung l−ợng thị tr−ờng dự kiến đối với mặt hàng mới, sở thích và thói quen tiêu dùng của khách hàng, đối thủ cạnh tranh trên thị tr−ờng lựa chọn, khả năng tiêu thụ của các mặt hàng cạnh tranh và mặt hàng thay thế, mức giá bán trên thị tr−ờng, các dịch vụ sau bán hàng…
Để có đ−ợc những loại thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin thị tr−ờng thông qua đối tác, thông qua cơ quan nghiên cứu thị
tr−ờng hay cơ quan xúc tiến th−ơng mại, qua mạng internet, báo chí hoặc trực tiếp khảo sát thị tr−ờng…
Qua nghiên cứu điển hình tại một số doanh nghiệp, khi đ−a sản phẩm mới ra thị tr−ờng, khoảng 50% số doanh nghiệp trả lời họ tìm hiểu thông tin thị tr−ờng qua đối tác, 20% trong số họ sử dụng thông tin do các cơ quan nghiên cứu cung cấp, 40% lấy thông tin từ các tổ chức xúc tiến th−ơng mại, 50% số doanh nghiệp trả lời họ sử dụng thông tin từ internet, báo chí hoặc tự khảo sát để nắm bắt thông tin thị tr−ờng.
Khi đã thu thập và tiếp nhận đ−ợc thông tin từ các nguồn, công tác xử lý thông tin thị tr−ờng để có quyết định đúng trong việc đ−a sản phẩm mới của doanh nghiệp tham gia thị tr−ờng là vấn đề hết sức quan trọng. Với đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận và xử lý thông tin thị tr−ờng của doanh nghiệp vừa thiếu vừa yếu nh− hiện nay thì việc sàng lọc, lựa chọn, tính toán, so sánh và giúp lãnh đạo ra quyết định một cách đúng nhất, kịp thời nhất quả là sẽ khó khăn. Trên thực tế, việc tìm kiếm đầy đủ các thông tin cần thiết không phải là dễ dàng nh−ng xử lý nó để có quyết định đúng cho việc đ−a sản phẩm mới ra thị tr−ờng thì không phải doanh nghiệp nào cũng thành công.
d/ Đối với những thông tin để tìm kiếm đối tác mới
Khi đã xác định đ−ợc thị tr−ờng và xác định đ−ợc mặt hàng có khả năng cạnh tranh, việc tìm kiếm bạn hàng, đối tác cùng tham gia thị tr−ờng một cách tin cậy cũng là vấn đề hết sức khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, có khoảng 40% số doanh nghiệp đ−ợc khảo sát đã sử dụng dịch vụ t− vấn của cơ quan thông tin th−ơng mại, khoảng 53% trong số họ đã thông qua cơ quan nghiên cứu thị tr−ờng và tổ chức xúc tiến th−ơng mại, trên 55% số doanh nghiệp đã tìm đối tác thông qua sử dụng mạng internet, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng kết hợp nhiều nguồn tin để có đủ thông tin về đối tác và bạn hàng. Tuy nhiên, cần phải dựa trên các thông tin thu thập và tiếp nhận đ−ợc để tiếp tục xử lý, loại bỏ những đối tác có độ tin cậy không cao để lựa chọn cho mình những đối tác, bạn hàng thích hợp.