Những bài học có thể áp dụng cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh, thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 159 - 161)

- Xác định lại trọng tâm của quản lý vĩ mô: Từ sau khi chính thức gia nhập WTO, để chuyển trọng tâm sang quản lý vĩ mô, Chính phủ Trung Quốc tập trung làm những việc

2008 2007 hạng/2007 Thay đổi thứ Mức độ thuận lợi/dễ dàng trong:

1.4.5. Những bài học có thể áp dụng cho Việt Nam

Thứ nhất, điều kiện cần thiết là tốc độ cải cách trong n−ớc phải theo kịp với tốc độ mở cửa và hội nhập. Nói cách khác, cải cách trong n−ớc và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế phải tiến hành đồng thời và hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau.

Việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Th−ơng mại thế giới (WTO), thể hiện những nỗ lực rất lớn trong tiến trình cải cách và hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, có thể tạo ra sức ép "lành mạnh" thúc đẩy Việt Nam tiếp tục cải cách. Nếu Việt Nam không đẩy mạnh cải cách trong n−ớc sau khi gia nhập WTO (nhất là cải cách cơ cấu và thể chế), sẽ không phát huy đ−ợc phần lớn lợi ích động dài hạn thu đ−ợc từ tự do hóa th−ơng mại. Vì vậy, Việt Nam phải có quyết tâm chính trị lớn hơn, có tầm nhìn và tính thực dụng hơn và có lộ trình cải cách rõ ràng, thích hợp, phải có sự chuyển biến rõ nét, từ cải cách mang tính thí điểm, thiếu lộ trình rõ ràng sang cải cách có tính tiên liệu đ−ợc, công khai và minh bạch.

Thứ hai, cần tăng c−ờng năng lực quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ. Chính phủ cần phải đ−ợc tăng c−ờng năng lực để tập trung thực hiện chức năng chính là quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế. Chính phủ cần sử dụng các công cụ nh− luật pháp, hành chính, kinh tế để điều khiển các hoạt động kinh tế, chỉ đạo về chiến l−ợc, duy trì những cân đối lớn của nền kinh tế (cung cầu về hàng - tiền, ngăn chặn lạm phát, thất nghiệp, cân đối ngành nghề...), đồng thời khắc phục những khiếm khuyết của thị tr−ờng. Chính phủ cần giảm can dự vào các hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; chuyển giao chức năng quản lý xã hội cho các thực thể xã hội nh− cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp...

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách cơ cấu theo h−ớng giảm mạnh sự can thiệp của Nhà n−ớc trong phân bổ các nguồn lực xã hội, tích cực xây dựng nhà n−ớc pháp quyền, hình thành và phát triển một hệ thống an sinh xã hội hữu hiệu. Cải cách cơ cấu phải theo h−ớng tăng c−ờng cải cách DNNN, khuyến khích khu vực t− nhân, khuyến khích đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài, xây dựng và phát triển xã hội dân sự.

Thứ t−, đẩy mạnh cải cách hành chính quốc gia để đảm bảo một Chính phủ gọn nhẹ, năng động, hiện đại và hiệu quả. Bài học về “Chính phủ nhỏ, xã hội lớn” của Trung Quốc chính là những gợi mở cho Việt Nam trong thực hiện cải cách hành chính sau gia nhập WTO. Chính phủ tập trung các nỗ lực vào công tác xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp luật; chiến l−ợc và quy hoạch phát triển ngành/vùng, hoạch định chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ; cung cấp các thông tin kinh tế, tiến hành các dự báo về mức cung, cầu các loại hàng hoá cơ bản, dùng các đòn bẩy kinh tế dẫn dắt các hoạt động kinh tế; giám sát và quản lý, kiểm tra, thúc đẩy hình thành và hoàn thiện thể chế thị tr−ờng; thực hiện các chức năng phục vụ công cộng nh− phát triển hệ thống hạ tầng năng l−ợng, giao thông, cung cấp điện, n−ớc; phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội, tăng c−ờng thực hiện QLNN bằng pháp luật.

Bằng các công cụ, cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát Chính phủ đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, đảm bảo an ninh vật lý cho xã hội phải huy động một cách tốt nhất mọi nguồn lực của quốc gia (cả nguồn nội lực và ngoại lực) cho sự phát triển bền vững đất n−ớc. Chính phủ cần phát huy mạnh mẽ quyền tự chủ, sự tự trị và tự quản lý của các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, xã hội.

Thứ năm, bài học về những thách thức đối với phát triển bền vững sau gia nhập WTO và giải pháp v−ợt thách thức: Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy vấn đề điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị tr−ờng đòi hỏi phải có thời gian và sự thống nhất từ lãnh đạo cao cấp tới toàn thể xã hội. Những vấn đề đang nổi lên của Trung Quốc sau gia nhập WTO bao gồm khả năng điều chỉnh, thích ứng của bộ máy quản lý Nhà n−ớc và chất l−ợng của nguồn nhân lực; khả năng ứng phó và giải quyết tranh chấp th−ơng mại, khả năng kiểm soát tăng tr−ởng và bảo đảm phát triển bền vững. Sự phát triển quá nóng của nền kinh tế vẫn tiếp tục sau gia nhập WTO đã đặt ra những thách thức về cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo, vấn đề ô nhiễm môi tr−ờng và nhất là những dấu hiệu của bất ổn kinh tế vĩ mô nh− giá cả, lạm phát tăng cao, sự phát triển v−ợt tầm kiểm soát của thị tr−ờng chứng khoán, bất động sản... Những hiện t−ợng này cũng đang bộc lộ tại thị tr−ờng Việt Nam sau khi n−ớc ta gia nhập WTO. Vì vậy, bài học từ Trung Quốc có tác dụng cảnh báo cho Việt Nam và chúng ta cũng có thể tham khảo chính sách của Trung Quốc trong việc đối phó với những bất trắc, vận dụng có hiệu quả vào điều kiện thực tiễn n−ớc ta.

Thứ sáu, về cải thiện thể chế môi tr−ờng kinh doanh ở các địa ph−ơng, qua nghiên cứu kinh nghiệm một số địa ph−ơng của Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam nh− sau:

- Đẩy mạnh cải cách hành chính ở cấp địa ph−ơng sau khi gia nhập WTO theo h−ớng minh bạch, giảm chi phí giao dịch, nhất quán và dễ tiên liệu tr−ớc những điều chỉnh chính sách; rà soát, điều chỉnh các chính sách, quy định ở địa ph−ơng trái với quy định của WTO để tạo MTKD thông thoáng cho doanh nghiệp;

- Địa ph−ơng đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức và hiểu biết về WTO và các cam kết họi nhập kinh tế quốc tế.

- Chú trọng nâng cao năng lực cho địa ph−ơng trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến quy chế kinh tế phi thị tr−ờng, các vụ kiện chống bán phá giá…

- FDI là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa ph−ơng. Cần quan tâm hơn nữa tới năng lực vận động, thu hút, quản lý đầu t− n−ớc ngoài của các địa ph−ơng.

- Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lao động có tay nghề cao, hỗ trợ cho việc chuyển dịch lao động và chuyển đổi ngành nghề ở địa ph−ơng.

- Đào tạo ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh cho địa ph−ơng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thành lập các Trung tâm t− vấn và sự vụ về WTO để tuyên truyền, thông tin, t− vấn về các vấn đề liên quan đến WTO, làm cánh tay nối dài của các cơ quan trung −ơng trong việc nâng cao nhận thức của địa ph−ơng, doanh nghiệp.

Ch−ơng 2

THựC TRạNG THể CHế MÔI TRƯờNG KINH DOANH CủA VIệT NAM HIệN NAY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh, thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)