Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 25)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh

NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định 48/QĐ-HĐQT ngày 12/03/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người. Chi nhánh có trụ sở tại tòa nhà C3- Phường Phương Liệt- Thanh Xuân- Hà Nội và có mạng lưới giao dịch được bố trí trên các địa bàn như Thanh Xuân, Chùa bộc….Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa đứng vững trong cạnh tranh, tốc độ cổ phần hóa chậm, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn về vốn tự có…. đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiều ngân hàng khác nên đối với chi nhánh mới thành lập là rất khó khăn. Tuy nhiên chi nhánh Nam Hà Nội đã khai thác được thế mạnh về cơ sở vật chất, các mối quan hệ, phong cách phục vụ, tuyên truyền tiếp thị, đổi mới công nghệ, linh hoạt về lãi suất, đồng thời luôn điều chỉnh về các hoạt động cho phù hợp, thay đổi kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã thu được những kết quả kinh doanh khả quan, đứng vững trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và hiện đang được đánh giá là chi nhánh hoạt động hiệu quả có quy mô lớn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Ban lãnh đạo của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội gồm có một giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách các mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức điều hành của chi nhánh được bố trí thành 7 phòng ban và 11 phòng giao dịch.

Các phòng nghiệp vụ trên có những nhiệm vụ chính như sau:

2.1.2.1. Phòng kế hoạch tổng hợp

 Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn, chịu trách nhiệm đề suất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

 Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ.

Đinh ThịThanh NHGK8- Khoa Ngân H ngà

Giám đốc PGĐ PGĐ PGĐ Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán ngân qũy Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tín dụng Phòng Mar- keting Phòng kiểm toán nội bộ Phòng giao dịch

2.1.2.2. Phòng tín dụng

 Đầu mối tham mưu đề suất với giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu: gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

 Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

 Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

 Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ; bộ; ngành khác: các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

 Xây dựng và thực hiện mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất tổng giám đốc cho phép nhân rộng.

 Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

2.1.2.3. Phòng kế toán – ngân quỹ.

 Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.

 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính quỹ tiền lương; tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

2.1.2.4. Phòng hành chính nhân sự

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quỹ và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt; tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn lực, đề bạt lương thưởng cho cán bộ công nhân viên, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập.

2.1.2.5. Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ

Chức năng chủ yếu là kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, của NHNN, và giám sát việc chấp hành các quy định của NHNo về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền.

2.1.2.6. Phòng kinh doanh ngoại hối

Các nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi), thanh toán quốc tế theo quy định, thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo, các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

2.1.2.7. Phòng dịch vụ và Marketing: là phòng mới được thành lập tại chi nhánh năm 2008 với những chức năng chính sau:

 Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu, ước muốn của khách hàng để thiết kế những sản phẩm dịch vụ phục vụ tốt nhất nhu cầu, ước muốn đó.

 Gợi mở khách hàng, phát hiện và giải thích rõ nguyên nhân của những thay đổi tăng hoặc giảm mức cầu.

 Phát hiện cơ hội và thách thức do môi trường đem lại.

 Chủ động đề ra các chiến lược và biện pháp marketing như tuyên truyền, quảng cáo…để quảng bá hình ảnh của ngân hàng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nam Hà Nội

Trong phần này do tài liệu, thời gian có hạn em chỉ đề cập một số hoạt động chủ yếu tại chi nhánh như tình hình huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế và công tác phát triển những sản phẩm mới.

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một chức năng rất quan trọng của ngân hàng nó là tiền đề, là cơ sở để quyết định hiệu quả mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vậy tình hình huy động vốn tại chi nhánh thì ra sao?

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So 2007 /2006 % Năm 2008 So 2008/ 2007 % Phát hành trái phiếu 2089 2186 97 4,64 2207 210,96

Nguồn vốn tiền gửi 5864 6134 270 4,6 4787 -1347 -21,95

Theo loại tiền

+Tiền gửi nội tệ 5291 5605 314 5,93 4207 -1398 -24,94

+Tiền gửi ngoại tệ 573 529 -44 -7,68 581 52 9,83

Theo tính chất nguồn

+ TG của các TCTD 608 423 -185 -30,43 353 -70 -16,55

+TG của tổ chức kinh tế 2141 2628 487 22,75 3126 498 18,95

+Tiền gửi dân cư 3115 3083 -32 -1,03 1308 -1775 -57,57

Theo thời gian

+ TG không kỳ hạn 877 913 36 4,1 1153 240 26,29

+TG kỳ hạn < 12 tháng 1098 1173 75 6,83 1254 81 6,91

+TG kỳ hạn >=12 tháng 3889 4048 159 4,09 2380 -1668 -41,21

Tổng vốn huy động 7953 8320 367 4,61 6994 -1326 -15,94

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2006, 2007, 2008

Tổng nguồn vốn tiền gửi năm 2007 là 6134 tỷ tăng 270 tỷ đồng (tức là tăng khoảng 4,6%) so với năm trước. Trong đó tiền gửi dân cư giảm 32 tỷ hay giảm 1,03% và tiền gửi của các TCTD cũng giảm so với năm 2006 là 185 tỷ tương đương với giảm 30,43%, chỉ riêng tiền gửi của tổ chức kinh tế là tăng 22,75% (tăng 487 tỷ đồng). Tốc độ tăng nguồn vốn TG năm 2007 là tương đối thấp do chi nhánh thực hiện chủ trương của trụ sở chính về việc giảm dần TG, tiền vay TCTD, còn TG từ dân cư giảm là do năm 2007 thị trường chứng khoán vẫn còn tương đối sôi động trong những tháng đầu năm nên việc thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ dân cư tương đối gặp nhiều khó khăn. Sang năm 2008 tổng nguồn vốn tiền gửi của chi nhánh giảm 1347 tỷ đồng, tốc độ giảm là 21,95% giảm rất mạnh. Trong đó TG từ dân cư giảm mạnh nhất giảm tới 57,57% tức giảm 1775 tỷ đồng so với năm 2007, so với năm 2006 tiền gửi từ dân cư của năm 2007 cũng giảm nhưng năm 2008 còn giảm mạnh hơn trong khi đó thì năm 2008 thị trường chứng khoán ở Việt Nam rất ảm đạm, chỉ số giá chứng khoán xuống tới

đáy vậy mà tiền gửi từ dân cư lại giảm mạnh. Đó là do năm 2007 có 900 tỷ trái phiếu và chứng chỉ TG của công ty chứng khoán NHNo Việt Nam, ngân hàng Kỹ thương, Eximbank đã tất toán năm 2008 chứ thực chất tiền gửi dân cư năm 2008 của chi nhánh tăng 310 tỷ đồng so với năm trước. Tiếp đến là TG của các TCTD cũng giảm mạnh so với năm 2007 theo đó giảm 70 tỷ đồng tương đương với giảm 16,55% đó là do chính sách của nhà nước thay đổi liên tục khiến các TCTD cũng phải giảm TG của mình tại các chi nhánh khác xuống để dự phòng khả năng thanh khoản của mình. Nhưng tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2008 đạt mức 3126 tăng 498 tỷ tương đương với tốc độ tăng là 18,95% so với năm 2007.

Nếu xét theo loại tiền, tiền gửi ngoại tệ năm 2007 giảm 44 tỷ đồng (tức giảm 7,68%) so với năm 2006, nhưng so với năm 2007 thì năm 2008 lại tăng 52 tỷ đồng tương đương với tăng 9,83%. Nguyên nhân do năm 2007 giá dầu thô và giá vật tư trên thế giới tăng cao gây áp lực lớn đầu vào trong nước, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa liên quan đến nguyên vật liệu nhập khẩu phải bỏ ra nhiều ngoại tệ hơn để nhập khẩu nguyên vật liệu. Sang năm 2008 tuy xuất khẩu giảm liên tiếp trong những tháng cuối năm, một hiện tượng khác thường so với những năm trước, nhưng kim ngạch xuất khẩu cả năm vẫn đạt 62,9 tỷ USD, vượt 6% so với chỉ tiêu kế hoạch được ấn định từ đầu năm và

Đinh ThịThanh NHGK8- Khoa Ngân H ngà

7953 8320 6994 6200 6400 6600 6800 7000 7200 7400 7600 7800 8000 8200 8400 2006 2007 2008

Biểu 2.1. Tổng vốn huy động giai đoạn 2006- 2008

Tỷ đồng

tăng 29,5% so với năm trước. Còn nếu xét theo thời gian thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 tăng 4,1% (hay tăng 36 tỷ đồng) so với năm 2006, không chỉ dừng lại ở đó sang năm 2008 tăng lên 26,29% tương đương với 240 tỷ đồng so với năm 2007. Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng cũng tăng lên nhưng với tốc độ không cao năm 2007 tăng 6,83% (hay tăng 75 tỷ đồng) so với năm 2006, đến 2008 cũng chỉ tăng 6,91% (hay tăng 81 tỷ) so với năm 2007. Nhưng tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng lại giảm trầm trọng trong năm 2008 tới mức 41,21% (hay giảm 1668 tỷ đồng) so với năm 2007. Đó là do trong năm này tỷ giá VND/USD biến động liên tục, người gửi tiền chưa tin tưởng vào sự ổn định của đồng nội tệ do đó mà họ chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn.

2.1.3.2. Tình hình tín dụng

Có thể nói nghiệp vụ tạo vốn là bàn đạp còn sử dụng vốn là lực quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sự ổn định trong công tác huy động vốn đã phần nào tạo ra nền tảng vững chắc đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh Nam Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2. Tổng dư nợ của chi nhánh giai đoạn 2006 - 2008

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 So sánh 20007/2006 Tuyệt đối % 2008 So sánh 2008/2007 Tuyệt đối % Tổng dư nợ 1601 1945 344 21,49 1840 -105 -5,4

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng qua các năm 2006, 2007, 2008

Tổng dư nợ năm 2007 là 1945 tỷ đồng tăng 344 tỷ tức tăng 21,49% so với năm 2006, sang năm 2008 tổng dư nợ là 1840 tỷ giảm so với năm 2007 là 105 tỷ tương đương với mức giảm 5,4%. So với kế hoạch đề ra năm 2008 tổng dư nợ chưa dạt kế hoạch, giảm 29 tỷ so với kế hoạch và bằng 98% kế hoạch giao. Nguyên nhân ra sao, tình hình cụ thể thế nào sẽ được đề cập phân tích kỹ hơn ở phần tổng dư nợ trong thực trạng CLTD tại chi nhánh.

2.1.3.3. Các hoạt động khác

a) Hoạt động thanh toán quốc tế.

Bảng 2.3. Tình hình kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế tại chi nhánh 2006 - 2008

Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 07/06 Tuyệt đối % Năm 2008 So sánh2008/2007 Tuyệt đối % Thanh toán hàng nhập 103447 147997 44550 43,07 73750 -74247 -50,17 Thanh toán hàng xuất 59099 92967 33868 57,31 112322 19355 20,82 Mua ngoại tệ 107263 154273 47010 43,83 162758 8485 5,5 Bán ngoại tệ 109404 154287 44883 41,03 159687 5400 3,5

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008

Doanh số thanh toán quốc tế (thanh toán hàng nhập, thanh toán hàng xuất), doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 đều tăng so với năm 2006 thể hiện sự nỗ lực của ngân hàng trong hoạt động ngoại hối. Cụ thể năm 2007 thanh toán hàng nhập cho khách hàng là 147997 ngàn USD tăng 44550 ngàn USD hay tăng 43,07%, thanh toán hàng xuất tăng 57,31% (hay tăng 33868 ngàn USD), ngoại tệ mua vào của ngân hàng tăng 43,83% (hay tăng 47010 ngàn USD), ngoại tệ ngân hàng bán ra tăng 41,03% (hay tăng 44883 ngàn USD). Nhưng sang năm 2008 thì những doanh số trên nhìn chung có tăng nhưng lượng tăng không đáng kể chỉ có thanh toán hàng xuất mức tăng cũng tương đối cao nhưng thanh toán hàng nhập lại giảm mạnh giảm 74247 ngàn USD hay giảm 50,17% so với năm 2007, trong khi đó so với năm 2007 thì kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tăng 29,5%, kim ngạch nhập khẩu tăng 28,3%. Điều đó cho thấy chất lượng thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng còn hạn chế bởi xuất nhập khẩu tăng trong khi đó thì thanh toán qua ngân hàng lại giảm.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2006 2007 2008

Biểu 2.2. Thanh toán ngoại hối và mua bán ngoại tệ tại chi nhánh 2006 - 2008

Thanh toán hàng nhập Thanh toán hàng xuất Mua ngoại tệ

Bán ngoại tệ

b)Công tác phát triển dịch vụ mới

Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ như: bảo lãnh, thanh toán quốc tế, thanh toán điện tử, thẻ ATM, ngân hàng phục vụ dự án. Tổng số thẻ chi nhánh phát hành trong năm 2008 là 8076 thẻ. Trong đó có 7930 thẻ ATM, 136 thẻ visa và 10 thẻ tín dụng quốc tế.

2.1.3.4. Đánh giá kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội

Bảng 2.4. Tình hình thu nhập tại chi nhánh giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So 2007/2006 Tuyệt đối % Năm 2008 So 2008/2007 Tuyệt đối % Tổng thu 556,189 738,093 181,904 32,71 592,083 -146,01 -19,78 Tổng chi 461,63 646,409 184,779 40,03 464,823 -181,586 -28,09 Lợi nhuận 94,559 91,684 -2,875 -3,04 127,260 35,576 38,8

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 25)