Tăng cường công tác thu hồi nợ và chủ động giải quyết nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 63 - 65)

Vấn đề này sẽ không phải đặt ra nếu khoản tín dụng được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn. Không thu được vốn đúng hạn hoặc đầy đủ như cam kết ban đầu là điều không ai mong muốn. Tại chi nhánh thì tổng nợ xấu năm sau luôn giảm so với năm trước, nhưng đến năm 2008 thì lại tăng lên đôi chút từ 1,3% lên 1,38% nhưng năm nào cũng thấp hơn mức kế hoạch đặt ra. Sở dĩ chi nhánh đạt được kết quả đó là vì tại ngân hàng đã có 1 bộ phận chuyên phụ trách mảng xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề, và điều quan trọng hơn cả là chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý RRTD theo đúng quy định. Trong

thời gian tới ngân hàng nên tiếp tục phát huy khả năng này và cần tiếp tục tăng cường hơn nữa tính chủ động giải quyết nợ có vấn đề.

Trước hết phải có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn như chấn chỉnh lại các thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý, hạn chế đến mức tối đa những kẽ hở trong từng khâu nghiệp vụ để đề phòng ngừa lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

Trong trường hợp phát hiện một khoản vay có vấn đề, việc làm đầu tiên mà CBTD phải thực hiện đó là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề thông qua việc kiểm tra, phân tích từ các nguồn thông tin khác nhau. Ngân hàng có thể dựa vào kết quả phân tích để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Đối với những khoản vay có vấn đề được xác định là có mức nghiêm trọng tương đối thấp, ngân hàng có thể sử dụng nhóm biện pháp khai thác như:

 Tư vấn cho khách hàng nhằm khôi phục tình hình tài chính: Thông qua hoạt động này ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm khôi phục tình hình tài chính của khách hàng. Cụ thể là: CBTD có thể trực tiếp tư vấn hoặc mời chuyên gia tư vấn cho khách hàng về một số chính sách kinh doanh như: chính sách bán hàng, cách thức tổ chức hoạt động… Đối với các doanh nghiệp gặp căng thẳng về mặt tài chính do theo đuổi chính sách mở rộng hoạt động kinh doanh quá mức, ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng nên tạm dừng kế hoạch này cho đến khi tình hình tài chính được cải thiện. Khuyến khích các doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ chậm trả tức là làm giảm bớt lượng vốn đang bị chiếm dụng.

 Gia hạn nợ cho khách hàng: biện pháp này sẽ giúp khách hàng duy trì được hoạt động đồng thời giúp ngân hàng thu hồi đầy đủ khoản tín dụng sau này.

 Cho vay thêm: Trong trường hợp phương án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn và ngân hàng xét thấy khả năng phương án đó có thể phát triển tốt nếu được đầu tư thêm vốn. Trường hợp này CBTD phải tiến hành giám sát chặt chẽ phương án sản xuất kinh doanh, từng khoản thu chi, CBTD phải trực tiếp

cùng doanh nghiệp điều hành phương án cho có hiệu quả và qua đó thu hồi nợ dần.

Trong trường hợp các biện pháp khai thác không mang lại hiệu quả, khách hàng cố ý dây dưa, để nợ quá hạn kéo dài ngân hàng cần sử dụng những biện pháp cứng rắn, kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để phát mại tài sản thế chấp, khởi kiện, cưỡng chế thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w