0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 68 -69 )

3.2.10.1. Chứng khoán hóa tài sản thế chấp:

Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao.

Có 4 loại chủ thể kinh tế chủ yếu liên quan đến quá trình chứng khoán hóa, đó là: người thế chấp và đi vay; tổ chức tập hợp và đóng gói tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán; nhà đầu tư mua bán chứng khoán và ngân hàng cho vay. Với 4 chủ thể kinh tế thay vì 2 là người thế chấp - đi vay và ngân hàng cho vay, rủi ro được chuyển từ tổ chức tài chính sang nhà đầu tư trái phiếu đảm bảo bằng tài sản. Việc gộp nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau vào một tập hợp cũng là một hình thức phân tán rủi ro. Vì thế, đã có cách gọi các trung gian tài chính tham gia vào chứng khoán hóa là những người tạo ra và phân tán rủi ro. Chính vì thế, chứng khoán hóa tạo thuận lợi cho việc vay và cho vay có thế chấp. Do đó trong tương lai, ngân hàng nên tính toán để có thể áp dụng phương

pháp này tuy nó chưa được sử dụng tại Việt Nam nhưng nếu chi nhánh vận dụng được thì sẽ cho kết quả rất tốt.

3.2.10.2. Thực hiện liên kết với công ty bảo hiểm

Việc liên kết với các công ty bảo hiểm đem lại cho ngân hàng rất nhiều lợi ích:

 Thứ nhất, việc chuyển một phần rủi ro mà nhà bảo hiểm đảm bảo, độ tin cậy của người vay cao hơn, tạo tiền đề giảm thiểu RRTD và nâng cao CLTD cho ngân hàng. Ngân hàng có thể tập trung thời gian, nguồn lực vào việc trực tiếp cung cấp dịch vụ ngân hàng, tạo khả năng hoạt động theo một cơ chế linh hoạt hơn trong việc xác định cân đối lợi ích giữa rủi ro và thu nhập.

 Thứ hai, các chyên gia của công ty bảo hiểm có nhiều điều kiện hơn trong việc chuyên môn hóa đánh giá khách quan rủi ro và xây dựng chiến lược quản trị rủi ro. Nhờ vậy tính bền vững, độ tin cậy của ngân hàng được tăng cường và có tác động tích cực đến việc nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng.

3.2.10.3. Cần tiến hành liên doanh, liên kết với các ngân hàng hay các TCTD khác đối với các món vay có giá trị lớn thông qua hình thức cho vay hợp vốn.

Hình thức này vẫn chưa được áp dụng phổ biến tại chi nhánh. Cho vay hợp vốn là quá trình cho vay, bảo lãnh của một nhóm ngân hàng cho một dự án, do một ngân hàng làm đầu mối phối hợp với bên tài trợ để thực hiện, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp và của ngân hàng. Việc ngân hàng cho vay hợp vốn là để cung cấp các khoản tín dụng lớn mà một ngân hàng khó có đủ khả năng cho vay, khó xác định mức độ rủi ro, mạo hiểm hoặc có mức độ rủi ro cao nhằm san sẻ rủi ro giữa các ngân hàng cùng tham gia tài trợ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 68 -69 )

×