Thân pháp (phương pháp luyện tập thân)

Một phần của tài liệu Thái cực quyền (Trang 36 - 38)

IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT

1. Thân pháp (phương pháp luyện tập thân)

Thân pháp trong Thái cực quyền chủ yếu là “lập thân cần phải thẳng, thoải

mái, chống đỡ được hai mặt”; không được làm cho các bộ phận bị tản mạn,

phải thể hiện được sự ngay ngắn, tự nhiên, thoải mái, nghiêm túc, hòa thuận.

Khi tiến lên , lùi lại, quay phải, quay trái, động tác của tứ chi d ù thay đổithế

nào thì từ đỉnh đầu xuống phần thân tới tận hậu môn cũng phải luôn luôn

thẳng đứng “thượng hạ nhất điều tuyến”. Lý luận về quyền thuật có nói : “Bách hội (đỉnh đầu), trung cực (bụng d ưới), nhất trí quân thông”. Những t ư

thế thân phục về trước, ngửa về sau, nghiêng phải, ngả trái đều không đúng

yêu cầu, đều là những khuyết điểm về thân pháp, sự cân bằng tr ên dưới giữa

hai vai với hai hông, giữa hai vú với hai góc bụng, cùng tiến cùng lùi, không

cái trước cái nào sau là điều then chốt giúp ta thực hiện “t hượng hạ tương tùy”, “thượng hạ nhất điều tuyến” (tr ên dưới theo nhau, trên dưới nằm trên một đường thẳng) trong thân pháp.

“Trung chính” trong thân pháp c ủa Thái cực quyền giống h ư thẳng thân

khi tĩnh tọa. Giữ cho thân thẳng l à điều đặc biệt quan trọng đối với người có

tuổi, thân trên phục về phía tước, đầu ngả về trước, còng lưng, làm hỏng tư thế “Hư lĩnh đỉnh kình” là đặc trưng của người già.

Thế nhưng trong khi tập Thái cực quyền cũng có lúc duỗi lúc co, thân

cũng có lúc nghiêng ngả, có lúc độ cong của eo khá lớn, có điều những lúc đó

ta vẫn phải bảo đảm được nguyên tắc “Bách hội – Trung cực, Nhất khí quân thông” , đó gọi là “Trung chính chi thiên” (nghiêng l ệch trong ngay thẳng).

Các động tác của thân muốn thực hiện đ ược nhẹ nhàng linh hoạt phải nhờ

vào sự vận động của phần eo, hông và ngực, khiến ta luôn luôn giữ đsc thăng

bằng toàn thân ở mọi góc độ. Điều kị nhất l à để đầu và thân đổ về phía trước, lưng gù, eo cong. Xương cùng chính gi ữa có tác dụng then chốt trong việc bảo đảm sự “Trung chính” (ngay thẳng) của phần trên. Phải coi trọng việc giữ cho

thân thẳng, song nếu không kết hợp với việc th ực hiện “Hàm hung bạt bối” thì phần ngực của thân trên sẽ cứng nhắc không vận động đ ược, khi luyện tập nếu luôn luôn lưu tâm tới việc đưa ý thức xuống bụng dưới , phần eo thả lỏng,

chìm thẳng xuống, xương chậu có lực, mạch máu quanh eo no đủ, thì phần dưới tự nhiên sẽ có cảm giác vững chắc, dùng ý thức để điều khiển thả lỏng các đốt xương và các cơ ở phần lưng và phần ngực thì tự nhiên hình thành

được tư thế “Hàm hung bạt bối”, “Lỏng vai chìm chẩu” cũng có thể hỗ trợ cho

việc hình thành tư thế “Hàm hung bạt bối”. “Hàm hung bạt bối” khác với

bệnh trạng “Lưng gù ngực lép”. Khi “Hàm hung bạt bối”, cơ hoành nở rãn

xương phía dưới, tự nhiên hình thành sự hít thở sâu, có thể hỗ trợ cho việc dồn

khí xuống bụng, khiến thân trên nhẹ nhàng linh hoạt, thân dưới vững chắc, nó

khác với trạng thái trên nặng dưới nhẹ khi ưỡn ngực. Sự nở ra – co lại, nâng

lên hạ xuống của vách ngăn. Khiến c ơ hoành có lực, khoang bụng và gan cũng

vận theo quy luật lúc xiết chặt lúc thả lỏng nhờ áp lực của bụng, điều này có lợi cho việc dẫn máu và thúc đẩy hoạt động của gan. Ngược lại, khoang ngực

và phổi cũng được rèn luyện , tăng cường khả năng hoạt động của phổi. Nh ư

vậy đã làm cho cơ, xương, gân ở vùng lưng – ngực được rèn luyện. “Lực dồn

vào cột sống”, “Lực phát ra từ cột sống”, đó tức là cách nói về “Hàm hung bạt

bối” .

Ngoài ra, ta không được lý giải “Hàm hung bạt bối” theo hình thức, nếu

thẳng. Cùng với sự thay đổi khai, hợp, h ư, thực của động tác, cột sống cũng hơi vận động co duổi trong trạng thái thân thẳng.

Sự kếp hợp giữa ba yêu cầu : thân thẳng thoải mái, nhẹ nhàng linh hoạt và vững chắc trong thân pháp l à đặc điểm của thân pháp trong Thái cực quyền.

Các nhà quyển thuật theo kiểu Trần và Vũ khi luyện thân pháp chủ tr ương

việc thay đổi tích, phát tổng lực to àn thân đòi hỏi phải “Nhất thân bị ngũ

cung” (một thân phải có năm cung). Xin giới thiệu ph ương pháp thao tác cụ

thể để những ai thích Thái cực quyền tham khảo, lựa chọn.

“Nhất thân bị ngũ cung” nghĩa là phần thân giống như một cánh cung, hai

tay là hai cánh cung, hai chân là hai cánh cung. Ngũ cung hợp nhất, tức lực

tổng thể toàn thân, động vào là lập tực vận động linh hoạt , có thể tích lũy

cũng có thể phát lực, liên tục không ngừng.

Trong thân cung lấy phần eo làm tay cung, luôn tập trung ý thức vào huyệt

mệnh môn (trên sống lưng đoạn đối diện rốn), khi hoạt động lấy huyệt mệnh môn làm động lực ban đầu, hai thân, hai phía thắt l ưng luôn phiên quay…

khiến cơ lưng được thả lỏng theo hình cung – thay đổi lúc hư lúc thực. Khi

mở, hít vào phát lực, lực dồn về trước, còn huyệt mệnh môn trụ ở phía sau.

Khi khép lạithở ra, huyệt mệnh môn trước tiên được kéo về phía sau. Á môn (đốt đầu tiên của xương cổ) và xường cung là hai đầu cung, đốt đối xương

trên - dưới, điều tiết mực độ vận động, tăng c ường thể tích phát của thân cung.

Trong thủ cung lấy khuỷu tay làm cung, tập trung ý thức vào đốt chẩu, khiến nó được thả lỏng, chìm xuống mà có định hướng. Cổ tay và xương quai sanh là hai đầu cung, đầu cung cần phải cố định đối xứng trước sau; trong trạng

thái mềm mại linh hoạt, ta d ùng phương thức “Tọa uyển” để cố định tay lại

(khớp bàn tay chìm xuống mà có lực, đốt cổ tay mềm mại mà không yếu ớt

gọi là Tọa uyển); dùng ý thức để cố định xương quai sanh, khiến nó không lắc lư, xương quai sanh điều khiển động hướng của hai tay, cố định x ương quai

sanh là tiền đề cố định hai tay.

Trong túc cung, lấy đầu gối làm tay cung, khớp xương chậu – đùi và gót chân là hai đầu cung. Khớp gối có lực v à hơi nhô về trước (không nhô quá

mũi chân), khớp chậu – đùi được thả lỏng chìm xuống, mông và gót chân thẳng nhau, lực của mông ph ải được đưa xuống gót chân, ngón chân, bàn

chân, gót chân đè xuống mà lại như lật lên, lực chân và eo sẽ tự nhiên theo

nhau. “Có trên tất phải có dưới, có tước tất phải có sau, có trái tất phải có

phải”, tương phản tương thành. Như vậy khiến ta có thể thực hiện quy trình : lực bắt đầu khởi phát từ gót chân, đ ược điều khiển ở phần eo, đ ược thông qua

sống lưng và thể hiện ra ở ngón tay.

Năm cung hợp lại thành một cung, lấy thân cung làm chính, thủ cung, túc

cung là phụ, lấy eo làm trục, trên nối với hai tay, dưới nối với hai chân, trên

dưới theo nhau thì giữa cũng tự nhiên theo nhau.

Khi đứng ở mỗi thế, cần phải kiểm tra xem đã có đủ năm cung chưa, đã hình thành thế tích phát vừa có thể trụ đ ược 8 mặt, lại vừa có thể biến hóa ở 8

mặt hay chưa? Trụ 8 mặt có nghĩa là nói tới sự ổn định vững chắc, biến hóa 8 mặt là nói về sự sự vận động linh hoạt.

Việc hư thực toàn thân trong Thái cực quyền được thực hiện nhờ sự thay đổi của thân, cái quyết định sự thay đổi của thân là huyệt Mệnh môn. Khi cột

sống phần eo vận động thì toàn thân vận động theo. Nội ngoại hợp nhất mà chủ, thứ vận rõ ràng, nhờ vậy mà các bộ phận đều có sự thông liền và phối

hợp nhịp nhàng. Huyệt Mệnh môn là then chốt của then chốt trong “thân cung”. Khi đánh tay, “Ng ũ cung hợp nhất” được biểu hiện như sau : tay vừa ra, 5 cung đã xuất hiện đủ, động lực nguồn do cột sống phần eo cung cấp, toàn thân có lực; khi tay vận động theo hình cung thì lực phát theo đường thẳng,

thể tích phát thay đổi theo nhau liên hòan liên tục. Như vậy gọi là “toàn thân đều là quyền”, “toàn thân chỗ nào cũng là thái cực”.

“Ngũ cung hợp nhất” là một quy định cụ thể trong ph ương pháp rèn luyện

tổng lực nội ngoại toàn thân. Khi dừng thế gọi là tĩnh, “Tĩnh trung hữu động”; khi đổi thế gọi là động, động mà như tĩnh.

Một phần của tài liệu Thái cực quyền (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)