IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT
1) Sự kết hợp tự nhiên giữa khai – hợp, hư – thực và hô hấp
Hợp và hư nghĩa là tích, khai và thực nghĩa là phát. Động tác khai – hợp, hư – thực cần được kết hợp tự nhiên với hô hấp. Một khai một hợp, chính là một thở một hít. Một thở một hít đ ược gọi là một hơi hoặc một khí.
Về sự hư thực, không nên hiểu đơn giản là sự phân biệt hư thực của chân
tay. Thực tế, các cơ ngực, bụng, lưng, các khớp, cơ quan và cơ năng trong cơ
thể đều phải được phân biệt rõ ràng hư thực, hơn nữa, đây chính là một phần
chủ yếu của động tác, nếu chỉ có h ư thực của chân tay, không có h ư thực của
ngực, bụng, lưng thì sẽ không có nội động để chi phối ngoại động. Nếu cho
rằng chỉ cần nội động một thở một hít chi phối vận động của tứ chi thì chưa
phải là nội công quyền hoàn toàn, bởi vì sự vận động hít thở chỉ lợi dụng sự
vận động một lên một xuống của cơ hoành để kéo theo sự vận động xoa bóp
nhẹ nhàng bên trong cơ thể, do đó thiếu sự chỉ đạo của c ơ ngực, bụng, lưng,
khớp, cơ quan và cơ năng nội tạng vận động một cách có ý thức. Chỉ khi nào
có phương pháp luyện tập vận động tròn xoáy ốc “vận động như xoáy ốc, hành khí như giọt nước rỏ, không bỏ sót bất cứ gì nhỏ nhất”, thì mới có thể
khiến nội tạng, cơ bắp, máu, gân và cột sống lưng cùng vận động.
“Hợp” và “hư” là lấy hơi vào, nghĩa là làm động tác “hợp”, ví dụ, khi làm
động tác như “quỳ, lùi, vươn, ngẩng cao” thì cần lấy hơi vào. Nói về chữ “hư”
(nghĩa là “giả”), tức là khi “thực” dần dần chuyển thành “hư”, cũng cần lấy hơi vào. “Khai” và “thực” là thở ra, nghĩa là khi làm động tác “khai”, ví dụ như các động tác “vươn tay, tiến lên, cúi, chạm đất” , đều cần phải thở ra. Còn
như động tấcnhnh biến đổi đột ngột khai hợp nh ư thực, vẫn là sự chuyển đổi
tự do sau khi luyện tập công quy ền đã thành thục, hơn nữa nói chung là vì mục đích tiến công mới chủ tr ương có kiểu động tác nhanh như chớp đó. Ở đây có nghĩa là : “vận động càng nhanh thì phản ứng nhanh, vận động chậm
thì phản ứng chậm”.
Về sự kết hợp mật thiết giữa động tác thống nhất nội ngoại “khai hợp”, “hư thực” và sự hô hấp, có thể lấy một ví dụ chứng minh : trong động tác “co kín người lại”, phía sau một tay đấm, một tay chặn” thì cử động thứ nhất cần đấm phía bên phải, sau đó thu về và bán tay mở ra, thân người dần dần ngả ra
phía sau, hai tay mở ra (lòng bàn tay dần hướng vào trong) khi hai tay trái và phải giơ lên cách nhau, xét về hình thái mà nói thì động tác này thường được
gọi là “hợp” hay “quỳ, lùi”, còn xét về nghĩa “hư thực” thìđó vẫn là động tác
chuyển dần từ “thực” sang “hư”, lúc này cần lấy hơi vào; cùng với sự lấy hơi vào, cơ ngăn ở bụng nâng lên, phần bụng dưới thót lại, nhưng cơ ngực lại dịch
chuyển lên trên, ngực nở ra, ngược lại lực giữ hai vế đùi cần giảm, đây gọi là
“thế tích”. Cử động thứ hai, khi hai b àn tay đã yên vị ở phía trước (lòng bàn tay dần dần hướng ra ngoài), thì thường được gọi là “khai” hoặc “vươn”, “tiến”, xét về nghĩa “hư thực” thì đây là động tác chuyển từ dần từ “h ưu” thành “thực”, nghĩa là cần thở ra; cùng với sự thở ra cơ ngăn ở bụng hạ xuống, bụng đột ngột hướng ra (phần dưới rốn), cơ ngực bên trong chùng xuống theo
hình cong, bên ngoài khép vào theo hướng phía trước (đường đi của nó qua hai đường ở bụng dưới, hướng về trước bụng giữa hợp thành một điểm, ý tức là “bên ngoài hợp lại theo hướng trước”, là động tác có tác dụng hợp lực, hình
thành “khí đọng dưới rốn”, mf “lực lại phát ra”, đây gọi là thế phát. Có nghĩa là phương pháp rèn luyện một khai một hợp, một h ư một thực, một tích một
phát, một hít một thở. Cử động thứ nhất là hợp, hư, tích, hít vào, cử động thứ
trong” này cũng chính là “sự lựa chọn” của các cơ lớn nhỏ ở bộ phận ngực. (Động tác phối hợp với các bộ phận b ên ngoài, cơ ngực làm động tác lên, xuống, sang phải sang trái, co lại nở ra, gọi l à “sự lựa chọn”, được dùng để lựa
chọn hoặc thay đổi trọng tâm của đối ph ương, hoặc để triệt tiêu thế tiến công
của đối phương khi đưa tay ra). Sự “xoay chuyển” của c ơ lưng (tùy theo sự
biến hóa hư thực của chi dưới) phía bên lườn của chân thực là thực, hầu như kéo theo lườn của chân hư, dó chính là sự “xoay chuyển” của phần l ưng, và
cũng có nghĩa là “nguồn mệnh ý bắt đầu từ thắt l ưng”, “lúc nào cũng giữ lại
giữa lưng”, “tiến lui đều phải có chuyển đổi”, nh ư phần lý luận về Thái cực
quyền đã nói. Sự “lựa chọn” bằng tay và sự “chuyển đổi bằng bước chân, về
hình thái mà nói thì đó là sự thống nhất, cái nọ biểu hiện cái kia. Vì vậy, nếu
chỉ lấy ngoại hình tay chânđể lý giải sự “lựa chọn” và “chuyển đổi”, thì cũng
là thiếu toàn diện, không phải là nội động chi phối ngoại động, không có tính
thống nhất nội và ngoại.
Cứ nói đến động tác quì lùi, xoay chuyển sang đi, thì không thể mất đi lực
vung ra, nếu không sẽ hình thành sự mềm yếu hư không lực, chỉ biết “hư” mà
không biết “trong hư có thực”. Nội lực có vẻ như trùng mà không trùng, đó
chính là mẹo thuật trong hư có thực. Khi đưa tay vận động, lực phản ứng sẽ
khiến cho đối phương khi tiến công cảm thấy “có m à như không, thực mà như hư”, “bước tiến dài mà vẫn không kịp, mất trọng lượng, còn không có tí chút sức lực”. Còn cứ nói đến động tác vươn tiến,, mặc dầu trông có vẻ nh ư tiến
thẳng tới, nhưng kỳ thực nội lực tiến theo kiểu xoáy ốc, luôn luôn gấp khúc,
không mềm cũng không cứng., “Sắp tung ra mà vẫn chưa tung ra”, tư thế
thoải mái theo ý mình, không phạm khuyết tật, thẳng đ ơ, cứng nhắc, tức là
“trong hư có thực”. Cứ tiếp tục luyện tập lâu nh ư vậy, tự nhiên sẽ có thể làm cho tâm linh cảm thấy nhẹ nhõm, lúc nào cũng vậy, biến hóa rất linh hoạt, khi tay làm động tác vung ra, lực phán ứng có tâm linh nhẹ nhàng sẽ vượt qua được điểm phòng thủ ở tay đối phương mà tiếptục tóm dính đối phương, làm cho đối phương có cảm giác “nếu lùi sẽ bị bức thúc, muốn ngã khuỵu xuống”
Sự biến hóa hơi khí nội ngoại hợp nhất khi vận động thái cực quyền phù hợp với phép biện chứng duy vật. Trong ch ương “Biện chứng. Lượng và chất”
của cuốn “Chổng Duyring”, Anghen đã viết “Bản thân sự vận động là một
mâu thuẫn, ngay cả sự di chuyển một cách máy móc và đơn giản cũng chỉ có
thể thực hiện được là vì một vật thể trong cùng một lúc vừa ở một nơi này lại
vừa ở một nơi khác, vừa ở cùng một chỗ lại vừa không ở chỗ đó. Và sự thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và đồng thời giải quyết mâu thuẫn ấy chính
là vận động”