IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT
6. Năm quy luật đối xứng hài hòa
Sự vận động tròn liên hoàn liên tục trong Thái cực quyền là sự vận động
có tính thống nhất, có quy luật, có tổ chức và chính xác của toàn thân dưới sự
chỉ đạo của ý thức và được tiến hành trong trạng thái cơ bắp được thả lỏng .
Phải tránh sự phân lực làm hỏng thế thăng bằng do hiện t ượng các bộ phận
vận động trái ngược gây ra. Cần phải tạo đ ược các điểm hợp lực trong từng động tác. Thái cực quyền gọi đó là “ Đối xứng hài hòa”, hoặc “ Khí lực đoàn tụ” . Lý thuyết lực học có nói “ Một khi đạt được sự hợp lực thì nó có thể thay
thế được vô số phân lực”. Chỗ nào cũng đạt được sự hợp lực thì vừa tránh được tình trạng “Khí lựctản mạn” lại vừa đạt được yêu cầu đối xứng hài hòa. Sự vận động tròn trong Thái cực quyềncần phải đạt được yêu cầu đối xúng hài hòa. Qui luật nội tại của đối xứng hài hòa trong Thái cực quyềncó thể quy kết thành 5 phương diện:
Muốn lên trên , trước tiên phải ở dưới Muốn sang trái , trước tiên cần qua phải Trong khi đẩy lên là có kéo lại
Trên - dưới , phải- trái cuốn hút lẫn nhau và liên hệ với nhau Giằng kéo trái ngược, “Khúc trung cầu trực” ( trong cái cong tìm
cái thẳng)
Vì phương pháp luyện tập này rất tỉ mỉ , phức tạp, những ng ười học nếu
không qua phân tích và làm mẫu thì khó có thể nắm bắt được. Dưới đây xin
nêu cụ thể về phương pháp thao tác cụ thể của 5 quy luật này để tham khảo
Muốn lên trên , trước tiên phải ở dưới
Ví dụ : Khi hai tay thu về sau, trọng tâm chuyển dịch về sau, h ơi thở ra
gần hết đó là “Hợp” ,“Hư”, “Tích thế”. Khi chuyển sang động tác đẩy tay về phía trước , cơ ngực bên phải và trái làm cho xương sư ờn được thả lỏng theo
hình cung,đồng thời hít vào, xương hông hơi thu vào và thả lỏng chìm xuống,
vai khuỷu cũng thả chìm theo, cùng với sự tiến lên của đùi và eo , nội lực ở
hai bên bụng cũng lập tức được khúc xạ về phía trước theo đường hình cung, thống nhất với hướng vận động về phía tr ước cảu hai tay , điểm lực giao thoa
tập trung vào một điểm, lực háng đè xuống. Thân vẫn phải giữ đ ược thẳng
không tụt xuống không vươn lên , không nghiêng lệch, động tác mềm mại lượn theo đường tròn không cứng nhắc đứt đoạn. Đó là “khai “, “thực”, phát
Muốn sang trái , trước tiên cần qua phải
Ví dụ : Muốn bước sang trái , thân bên phải , trước tiên phải xoay xuống , đáy hông bên phải xoay sang phải , thu vào, trọng tâm chuyển sang chân phải , sau đó chân bên trái kéo đ ầu gối lên mở hông ra, từ từ bước chân trái ra , gót
chân chạm nhẹ đất, đồng thời từ từ thở ra. Ng ược lại cũng như vậy, khi
chuyển động sang trái hoặc sang phải, thân phải ngay th ẳng, động tác phải
mềm mại hài hòa nhịp nhàng, hai vai cân đối, không bên cao bên thấp.
Trong khi đẩy lên là có kéo lại
Ví dụ : Khi thân, tay chân đ ưa về phía trước, thì lực háng chìm xuống, bàn chân có lực , nội lực từ háng đưa lên , qua sống lưng tớingón tay mà thoát ra trực tiếp (trực xạ). Huyệt mệnh môn ở cốt sống phần eo đ ược đẩy ra sau , nắm
tay ấn về phía trước với ý chí vươn xa, lực dài, vơ nắm tay cố ý hút hậu chưởng vào phía trong. Đây là phương pháp luy ện tập đối xứng hài hòa có
trước tất phải có sau, nhằm quy trạng thái thăng bằng to àn thân, tăng cường
sức phản xạ.
Trên - dưới, phải- trái cuốn hút lẫn nhau và liên hệ với nhau
Ví dụ : Khi chân trái nhẹ nhàng bước chếch sang trái thì tay phải mềm mại
dang chếch về phía sau, đầu tay phải v à đầu chân phảitạo thành đường thẳng
nghiêng, cánh tay trái cũng đánh sang phải và dừng ở đuôi vai phải, giữa hai đầu bàn chân cần có sự tương hỗ bên dưới, trái phải, có ý thu hút và liên hệ
với nhau, khiến động tác khoáng đạt mà không tản mát, tinh thần vẫn tập trung, như vậy còn gọi là “Khai trung hữu hợp”. Lúc này chân trái là chân hư,
cần phải dựa vào lực đỡ của chân phải (chân thực) thì mới có thể bước ra linh
hoạt, song cũng cần có thể thu hútvà liên hệ với nhau của bên cạnh ngực phải
lảm cho chân giả không đến nỗi hẫng hụt. Đó là thượng, hạ, trái, phải có thu
hút và liên hệ với nhau đem đến hiệp điều đối xứng.
Giằng kéo trái ngược, “Khúc trung cầu trực” (trong cái cong tìm cái thẳng)
Ví dụ : cột sống thẳng, thả lỏng, x ương chậu có lực, khí dồn xuống bụng dưới, lực háng đè xuống, lực dưới chân như cắm chặt xuống đất còn huỵệt
Bách Hội trên đỉnh đầu luôn luôn hướng lên, đây là phương pháp luy ện tập “Hư lĩnh đỉnh kình”, "Khí trầm đan điền" , “nâng đỉnh, treo háng”, có tác
dụng trên kéo lên, dưới kéo xuống. Lúc này, thân trên thì “Hàm hung b ạt bối”
, còn thân dưới thì bụng dưới nhô về trước, huyệt Mệnh môn đẩy về sau, các đốt xương sống thả lỏng, khớp nhau, khiến các đột linh hoạt mà lại tăng cường khả năng chịu lực. Đây là trạng thái tự nhiên bảo đảm cột sống có 3
đoạn cong trong trạng thái thân thẳng đứng, đây cũng chính l à “Khúc trung
cầu trực” (trong cái cong tìm cái thẳng). Khớp gối không thẳng, bàn chân áp phẳng xuống đất, mà lại như muốn đẩy lên, tăng cường lực phản tác dụng của
mặt đất. Bàn tay vươn về phía trước, mà lại yêu cầu vai, khuỷu thả lỏng
xuống, khớp khuỷu khuỳnh không thẳng, để tăng c ường lực cánh tay. Lực
chân nén xuống, lực tay phát về phía tr ước. Đây là sự kéo ngược chiều nhau, “Khúc trung cầu trực” của hai tay và hai chân. Hai tay tách rời phải trái, trên
dưới, phương hướng của chúng tuy trái ng ược nhau, song lại phải có mối quan
hệ “hô ứng” với nhau; hai khớp chậu – đùi mở, khớp gối nhô về hai ph ương trái ngược nhau, đó cũng là “Khúc trung cầu trực” trong sự vận động tròn. Có thể nói quy luật trên xuyên suốt Thái cực quyền.